Archive

Posts Tagged ‘phong trào Đông Du’

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (29)

July 13, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Huế, ngày 20 tháng 4 năm 1906.

Kính gửi bác Phan Bội Châu

Cháu là một trong số hàng trăm thanh niên đương thời mà khi biết về phong trào Đông Du của bác đã nhiệt liệt hưởng ứng . Cháu hoàn toàn đồng ý với bác về việc “không có kế gì hay bằng xuất dương du học”. Không xuất dương mà cứ ở rịt tại cái đất đã mất này thì sớm muộn gì cũng bị Pháp bắt làm nô lệ hoặc có khá hơn cũng chỉ thành một tên trọc phú. Cháu nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đều rất sợ những thứ ấy. Với sức khỏe tươi trẻ và trí não đang phát triển, chúng cháu thiết tha muốn trau dồi những kiến thức mới chứ không chịu ngày ngày lội xuống ruộng cấy cày. Dù gia đình cháu củng chỉ vào hạng nhà nông dân lao động nghèo nhưng cháu cũng đã giải thích cho phụ thân và mẫu thân của cháu rằng: “nếu con cứ hoài phí tuổi trẻ lặn lội ruộng đồng thì làm sao mà khá hơn được? Chi bằng con tham gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu àm đi được một chuyến qua nước ngoài, gần thôi nhưng con nghe nói phát triển ghê lắm! Đi được rồi về giúp dân giúp nước mà đánh Tây, xứng đáng lưu công trạng vào sử sách thì chẳng phải cả dòng họ được nhờ sao?”. Do vậy mà bậc phụ mẫu của cháu cũng nguôi ngoai mà đồng ý. Cháu bảo vậy để bác biết bụng cháu. Lý do cháu hưởng ứng chính là để thoát cái kiếp làm thằng nông dân mù chữ mà trở thành kẻ có trí khôn rồi sau này giúp dân giúp nước đuổi Tây. Nêu bác đồng ý cho cháu qua bên đó thì cháu sẽ kết giao với thật nhiều bạn bè bên ấy. Cháu nghe nói bác cũng làm vậy. Tạo được mối quan hệ với những con người tân tiến bên ấy thực rất quan trọng vì họ sẽ giúp cháu những lúc khó khăn, bày cho cháu những cái gì cần học, cần làm để cứu nước nhanh nhất mà không lãng phí tiền quyên góp của đồng bào. Thứ hai là cháu sẽ học tiếng, học ngoại ngữ, cứ rảnh cháu sẽ học. Học nhiều thì cháu có cơ hội kết giao và tìm hiểu nhiều đât nước văn minh hơn. Cuối cùng là cháu đi xem nước họ, cố tìm hiểu xem họ có những thành tựu gì, họ làm thế nào mà có được nhưu thế. Đó là những dự định của cháu khi học tập bên đó. Còn khi về nước, cháu sẽ dốc hết vốn liếng tri thức mà giúp người dân. Không chỉ giúp họ hiểu những văn minh bên ấy về giáo dục, kinh tế, quốc phòng mà cháu sẽ còn truyền bá cho họ những tư tưởng tân tiến  của thời đại. Cháu đã hiểu lý do nước ta bị đô hộ, không phải chỉ vì ta không biết đánh mà ta thua họ ở cả mặt trận tư tưởng. Người trong nước từ vua quan đến dân đều bị tư tưởng Nho giáo cổ hủ của Khổng Tử đè nặng, do vậy nên ta thua Pháp. Cháu tin nếu làm mới được đầu óc dân chúng thì có thể thắng được Pháp và xây dựng nước ta tốt hơn hiện giờ.

Cháu tin nếu cháu nói riêng và bao thanh niên Việt Nam nói chung hết lòng nhiệt thành mà đi học rồi về sử dụng tri thức hợp lý thì nước ta không những giành lại tự do mà còn giàu mạnh hơn nhiều những nước lân cận.

Cháu kính mong bác xem xét điều ấy.

 

Một thanh niên yêu nước

(ĐHQ, nam, học sinh lớp 8)

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (26)

July 8, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Kính gửi chú Phan Bội Châu! Cháu là Linh. Cháu rất vui vì được hưởng ứng phong trào Đông Du của chú. Thật đáng căm phẫn khi triều đình Huế lại bỏ qua cơ hội đuổi Pháp ra khỏi đất Việt, tự làm khổ nhân dân mình khi kí hiệp ước Pa-tơ-nốt với bọn thực dân. Không những thế, triều đình lại không thực hiện những cải cách mà lại tự khép kín mình. Điều này chỉ có lợi cho Pháp. Vậy nên dân chúng lầm than, bị bóc lột kinh khủng. Ở nơi cháu ở, mọi người thiếu ăn thiếu mặc đôi khi còn bị đánh đập đến thừa sống thiếu chết vì không có tiền nộp sưu. Mặc dù rất cố gắng nhưng mọi người vẫn không thể làm gì ngoài việc nhìn bọn họ bị quân Pháp hành hạ, đau đớn biết bao.

Khi nghe thấy phong trào của chú, lòng cháu cảm thấy bồn chồn, rạo rực. Đây là một cơ hội lớn để mọi người có thể thể hiện lòng yêu nước, đưa dân tộc này đi lên, thoát khỏi sự đen tối. Là một thanh niên trẻ, cháu cũng muốn được góp sức, bởi cháu biết, nếu cố gắng học tập, cháu và những thành viên khác nữa có thể cứu đất nước này, thoát khỏi sự áp bức của Pháp. Sẽ không còn cảnh nhân dân khổ đau bị hành hạ mà là một đất nước bình đẳng, vững mạnh. Vậy nên cháu muốn theo chú, theo phong trào Đông Du. Nếu được sang Nhật, cháu sẽ cố gắng học tập và tìm tòi. Nhật là một đất nước hùng mạnh, phát triển, có nền văn minh hiện đại. Cháu sẽ học tất cả những gì họ dạy, tìm hiểu về văn hóa, công nghệ của họ. Những gì Nhật làm trước nguy cơ bị xâm lược khác hoàn toàn so với những gì nhà Nguyễn đã làm. Năm 1868 khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu còn triều đình nhà Nguyễn thì lại bác bỏ những cải cách đó. Nếu ta biết học theo Nhật sớm hơn thì đã không có ngày này. Nhưng không có gì là quá muộn. Cháu tin, nếu cố gắng, ta vẫn có thể dựng đất nước này lên. Cháu sẽ cố gắng tìm hiểu về lịch sử của nước Nhật, xem lại những gì họ đã làm để học theo. Sau khi về nước, cháu sẽ truyền đạt điều này đến toàn thể nhân dân. Cháu sẽ dạy cho tất cả mọi người những gì mà cháu học được, khai sáng đầu óc cho họ. Rồi từ đó, cháu với họ sẽ cùng nhau nghiên cứu tìm giải pháp cho đất nước. Một người không thể nhưng với hàng trăm người được đi du học thì việc cách tân sẽ rộng rãi hơn.

Nếu được đi du học, cháu sẽ cố gắng học tập để không phụ công chú, đồng thời sẽ chăm chỉ, nghiên cứu để đạt được mục đích của phong trào Đông Du là chuẩn bị lực lượng hùng mạnh cho nước nhà.

 

(NHL, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (25)

July 7, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Tàu TL-0409, ngày 22 tháng 9 năm 1906

 

Gửi ông Phan Bội Châu

Tôi là Tạ Dương, một học sinh Việt Nam đang lên đường sang Nhật du học. Giờ đây, tôi đang ở trên tàu TL-0409 khởi hành từ Việt Nam sang Nhật Bản, tôi đã phải trải qua một quãng thời gian dài trên tàu và chính trong khoảng thời gian đó là lúc lúc tôi suy nghĩ về dự định của bản thân khi đi du học và sau khi tốt nghiệp về nước. Còn hai ngày nữa là tàu cập bến, nhân lúc tàu nghỉ ở cảng, tôi xin viết thư gửi ông nói đôi lời về đất nước và vận mệnh dân tộc.

 

Ông Phan à, tôi và ông sinh ra đều trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, quân xâm lược ngang tàng cướp nước, dĩ nhiên ông là tiền bối thì có hiểu biết hơn tôi, có trải nghiệm hơn tôi, nên ông biết đây là con đường cứu nước đúng đắn. Tôi thực sự ngưỡng mộ ông rất nhiều, vì ý chí quyết tâm đánh giặc và lòng can đảm của ông. Tôi đã xem những gì ông làm cho đất nước, quả là một con người tuyệt vời. Từ đây, tôi nhận ra rằng Nhật Bản cũng là nước có khởi đầu như Việt Nam, cũng chế độ phong kiến, giáo dục Nho giáo… Thế mà nhìn xem, giờ đây, họ là một đế quốc hùng mạnh ở châu Á, còn nước ta thì hết xiềng xích của triều đình rồi lại gông cùm của bọn thực dân, nghĩ mà đau lòng. Vậy tôi thấy học theo con đường của Nhật thật là một ý tưởng sáng suốt và hiệu quả, nên lên đường sang Nhật du học.

 

Du học ở Nhật chỉ là bước đầu trong các kế hoạch hoạt động cứu nước của tôi trong suốt cuộc đời mình. Tôi sẽ sang bên đó để học xem người Nhật đã nghĩ gì và đã làm gì để đất nước họ giàu mạnh đến thế. Tôi đoán rằng họ là những con người có kiến thức cao rộng và lòng yêu nước nhiệt thành. Tôi sẽ học chuyên tâm vào ngành chế tạo vũ khí để nước ta thay vì chiến đấu với giặc bằng gươm giáo, mà bằng đại bác, súng trường và bom. Du học xong tôi sẽ trở về đất nước mình, và đi theo con đường kháng chiến chống thực dân suốt quãng đời còn lại.

 

Trên đây là những gì tôi cần nói với ông. Xin cảm ơn!

Chúc ông mạnh khỏe!

(BTL, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (23)

July 2, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Thân gửi chú Phan Bội Châu!

Cháu nghe nói chú cùng với một số nhà yêu nước khác đang lập ra Hội Duy tân và khởi xướng phong trào Đông Du trong nước. Cháu rất hưởng ứng việc này và viết thư cho chú nghe về những dự định của cháu khi tham gia phong trào này.

Đầu tiên khi nghe đến những hội và phong trào mà chú lập ra, cháu rất có ấn tượng. Đất nước của chúng ta đã hoàn toàn nằm trong tay Pháp qua Hiệp ước Pa-tơ-nốt vừa rồi. Bọn đế quốc Pháp đang được thời cơ chèn ép, bóc lột công sức của nhân dân ta. Nhìn ra bên ngoài, đâu đâu cũng thấy bóng dáng bọn Pháp đi lại nghênh ngang vơ vét của cải. Thấy cảnh này cháu rất căm tức cho số phận nước nhà. Mặc dù muốn làm gì đó, nhưng sức cháu không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào. Vì thế nên nghe tên phong trào cháu đã hưởng ứng ngay. Cháu nghĩ việc đi du học Nhật Bản là việc vô cùng tốt và quan trọng. Trong lúc chúng ta đang rơi vào cảnh khổ sai thế này, thì nước Nhật Bản lại đang phát triển mạnh mẽ và vững mạnh. Đi du học Nhật chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm của họ trong lúc gặp khó khăn rồi mang những điều đã học được ấy về quê nhà để bảo vệ đất nước. Cháu cũng muốn tha gia Duy Tân hội để có thể góp phần chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đây đúng là một thời cơ tốt để tham gia phong trào này.

Cháu đang suy nghĩ xem nên làm gì khi  học tập ở Nhật. Ở đó, cháu sẽ học thật tốt tiếng nước ngoài, có thể là tiếng Pháp để có thể hiểu biết ngôn ngữ của kẻ thù. Cháu sẽ học cách dạy cho học trò vì nếu sau khi đánh Pháp cháu còn sống, cháu sẽ làm giáo viên để dạy cho học sinh của mình. Ngoài ra, cháu sẽ đi tìm hiểu về lịch sử đất nước Nhật Bản, cùng với cách mà họ gây dựng lại đất nước, giành lại độc lập. Sau khi tốt nghiệp, cháu ẽ quay trở về nước ta lấy những kiến thức đó bàn bạc với các bạn du học sinh khác, rồi bắt đầu thực hành công cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời xây dựng đất nước mình vững mạnh hơn. Mặc dù ước muốn đó không phải dễ thực hiện thế nhưng khi nghĩ lại bộ mặt trơ tráo của lũ đế quốc thực dân Pháp cháu sẽ quyết tâm đến cùng.

Những suy nghĩ trên của cháu chỉ mong chú hiểu được và giúp đỡ cháu. Cháu rất hâm mộ chú vì biết từ sớm chú đã có những hành động yêu nước, kháng chiến chống giặc.

Người gửi
(GLKH)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (22)

June 30, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Thân gửi chú Phan Bội Châu

Cháu là MN, năm nay cháu 17 tuổi. Cháu viết thư này với mục đích bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Cháu thực sự cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ những con người yêu nước như chú. Đất nước ta đang ngày một suy yếu, bọn thực dân Pháp càng ngày càng lấn tới, cháu đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu là cảnh chúng đánh đập, hành hạ, bóc lột dân ta và cháu cũng đã từng là một trong số những nạn nhân của chúng. Dường như, bọn chúng không coi mạng sống của dân ta ra cái gì cả, chúng ta chỉ là những con rối, những dụng cụ để chúng có thể thoải mái sử dụng, tùy tiện đập phá. Bọn vô nhân tính, độc ác, tàn nhẫn. Vậy mà triều đình Huế lại có thể dễ dàng đầu hàng trước chúng, kí hiệp ước “bán dân, bán nước” cho dù có thể đứng lên kháng chiến, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta. Nghĩ đi nghĩ lại thì suy cho cùng, dân tộc ta phải gánh chịu những điều đó cũng chỉ vì một lý do to lớn nhất đó là đất nước còn quá lạc hậu và bảo thủ. Chúng ta chưa nhìn xa trông rộng, vẫn không chịu mở cửa, học tập, cùng phát triển với các nước phương Tây. Vậy nên,  nhân cơ hội này cháu rất muốn được tình nguyện sang Nhật học tập thật tốt để có thể tìm hiểu thêm về đất nước họ, thấy được nền văn minh là sự phát triển của họ và mang về đất nước ta.

Ở Nhật, cháu sẽ kết giao nhiều bạn bè và đồng thời kêu gọi họ cùng góp sức giúp đỡ ta. Học tập thật chăm chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp của họ để sau khi về nước có thể phát triển đất nước ta đi lên về mọi mặt như khoa học, công nghệ, kĩ thuật…. Chúng ta sẽ đổi mới hoàn toàn đất nước, vẽ lên một bức tranh mới về một đất nước giàu mạnh và phát triển hơn. Có lẽ cháu sẽ là một nhà giáo để có thể cải cách tư tưởng của nhân dân ta, dạy cho những người không may mắn được sang Nhật như cháu những điều mà cháu đã học được ở Nhật.

Thư cũng đã dài. Cháu không biết nói gì hơn là thay mặt mọi người, vô cùng cảm ơn vì những gì chú đã làm, dành cho dân tộc ta.

 

(MN, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (21)

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Kính gửi chú Phan Bội Châu!

Cháu là một nam sinh đến từ Hà Nội-tên Phan Văn Cường, cháu xin viết bức thư này với ý nguyện được cùng chú trên con đường sang Nhật du học.

Đầu tiên, cháu xin nói về lý do hưởng ứng phong trào này. Từ khi nước Việt ta rơi vào vòng xiềng xích của Pháp, nhân dân cũng như học sinh đều mất quyền được học và thi cử. Chính vì vậy, lý do đầu tiên là cháu muốn được học tập và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tuy không phải tại quê nhà, cháu cũng sẵn sàng lên đường học ở Nhật để khẳng định giá trị của bản thân cũng như đất nước Việt Nam.

Nhờ vậy, nước ta sẽ sớm được nhiều người tài giỏi từ châu Á biết đến, sẽ tìm cho đất nước một con đường cứu nước. Đó là lý do thứ hai của cháu-gặp những người đồng chí hướng tại Nhật để trao đổi về một con đường giải thoát của nước Việt.

Sau chuyến du học tại Nhật, cháu sẽ mau chóng trở về nước nhà. Tuy cháu khâm phục lòng yêu nước cũng như đường lối cách mạng của chú, nhưng nếu chỉ dựa vào thế lực phía ngoài thì thật bất khả thi để nước Việt vươn lên. Bởi bấy giờ nước Nhật dần dần đang chuyển sang chủ nghĩa đế quốc-phát xít. Dẫu chúng giải thoát cho nước ta khỏi Pháp, e rằng người Việt phải tự đối phó với phát xít Nhật. Vì vậy, sau khi học được đường lối độc lập từ đất nước bước trước như Nhật, cháu sẽ về nước để dạy cho nhân dân Việt, bấy giờ ngu muội và nghèo nàn. Nhưng với sự hiểu biết, ý chí đấu tranh, đồng bào ta từ Bắc xuống Nam sẽ đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù để có được sự độc lập, tự do.

Cháu tin tưởng vào một chiến thắng sắp đến với quê hương. Khi chúng ta hoàn thành sứ mệnh du học tại Nhật. Xin hãy cho cháu cùng chú và các sinh viên khác được một cơ hội cứu nước, giải phóng dân tộc và quê hương.

Hà Nội

20/2/1904

 

PVC (Nam, học sinh lớp 8)

 

 

Ngô Bảo Châu viết thư cho Phan Bội Châu xin được Đông Du

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Nghệ An, ngày 30/6/1904

Thân kính gửi Phan Bội Châu tiên sinh. Tại hạ là Ngô Bảo Châu, hiện đang sống ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Như tiên sinh đã biết, từ sau khi quân thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có biết bao cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược thực dân. Nhưng tất cả đều đã bị chúng dập tắt. Từ việc đốt tàu giặc của Nguyễn Trung Trực hay tấm gương chống Pháp kiên cường của Trương Định đều bị súng ống, đạn dược của giặc quét sạch. Nhưng những cuộc kháng chiến vẫn liên tiếp xảy ra và sẽ mãi nổi lên cho đến khi nước nhà độc lập. Điều ấy đã được khẳng định rõ ràng trước khi chết của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Việc thua Pháp có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần lớn là do triều đình. Trong khi nhân dân gồng mình chống giặc và kiên quyết bảo vệ nền độc lập nước nhà thì triều đình bán đất và trở thành tay sai cho giặc. Nhưng không phải người nào trong triều cũng vậy. Chúng ta vẫn thấy cuộc bảo vệ thành Huế và Hà Nội của Hoàng Diệu hay Tôn Thất Thuyết hay là lòng yêu nước của vua Hàm Nghi. Nhưng tất cả đều hầu như không làm cho Pháp tổn thất là mấy.

Quân Pháp có những khẩu pháo bắn xa, những khẩu súng trường phát nổ từ xa. Chúng có những vũ khí tối tân mà quân ta không có. Ngược lại chúng ta  có những vũ khí thô sơ như xẻng, cuốc, đao, kiếm thì hỏi sao có thể chống giặc. Nhưng đó mới chỉ là một phần, phần khác là chúng ta còn kém hiểu biết, sống và phong tục, nói năng lạc hậu. Đầu óc còn kém thông minh. Vậy nên muốn chiến thắng cốt phải nâng cao dân trí. Tại hạ có đọc sách vở và nghe qua một vài huynh đệ cùng trang lứa thì được biết Phan Bội Châu tiên sinh đang phát động phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật để đào tạo, nâng dân trí. Tại hạ rất muốn theo học.

Tại hạ cũng dự định khi sang đó sẽ học hỏi, tiếp thu thêm kinh nghiệm, hiểu biết. Tại hạ có xem qua sách vở và tiếp thu kinh nghiệm thực tế thì biết Nhật Bản đã từng chịu hoàn cảnh tương tự như Việt Nam bây giờ. Họ đã quyết định mở cửa và thực hiện giao lưu, phát triển Tây học như bây giờ. Và hiện nay, nước Nhật đang là một nước phát triển cao nhất. Tại hạ dự định sẽ học hỏi điều đó và góp phần giúp dân ta độc lập. Tại hạ sẽ cố gắng vượt qua các phong ba bão tố để mong một ngày được về lại nước và cùng nhân dân bảo vệ tự do dân tộc .

Qua đây, tại hạ mong tiên sinh xem xét ý kiến của tại hạ và cho tại hạ một cơ hội.

Thân kính
Châu

Ngô Bảo Châu

(NML, nam, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du (13)

June 23, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Nghệ An, ngày 2 tháng 2 năm 1905

Kính gửi thầy Phan Bội Châu

Con tên là Diệu Linh. Con thấy rằng nước ta đang trong bốn bề khổ cực. Đất nước đang bị giặc xâm lăng càn quét, nhân dân lầm than, các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp đẫm máu. Máu nhân dân đổ xuống có thể nhuộm đỏ cả sông Hồng. Con thực sự mong nước mình sớm đánh đuổi được giặc lấy lại bình yên cho đất nước. Nhưng sức con hèn mọn, một mình không thể làm nên được kì tích.

Con nghe danh thầy đã lâu, sinh ra trong thời kì nước nhà khó khăn chắc rằng thầy hiểu được tâm trạng của con lúc này. Con cũng thực sự ngưỡng mộ thầy khi 6 tuổi thầy học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi đọc hiểu sách Luận ngữ, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện và 17 tuổi đã viết bài hịch “Bình Tây thu bắc” để hưởng ứng Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp.

Còn thì nhà nghèo ít học, không có tốt chất được như thầy nên con nghĩ rằng sức mình chỉ có thể cầm súng lên để tỏ lòng tôn kính với quê hương. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ của con, trước khi nghe đến phong trào Đông Du.

Con được biết rằng năm 1904 thầy lập hội Duy tân cùng với những người đồng chí hướng và năm 1905 thầy phát động phong trào Đông Du đưa thanh niên sang Nhật để học tập sau này về giúp nước.

Thầy đã cho mọi người thấy được rằng sự khác biệt của nước ta và Nhật Bản-thứ làm cho Nhật Bản giàu mạnh còn nước ta suy sụp. So với Nhật Bản nước ta cũng đâu thua kém gì, diện tích nước ta rộng 263.000 dặm vuông, Nhật Bản trước Duy tân thì đất đai cũng không rộng được như vậy. Nhật Bản trước Duy tân dân số cũng đâu được bằng nước ta. Tai mắt của người nước ta và tai mắt người Nhật Bản cũng vậy, gan ruột ta so với gan ruột người Nhật Bản cũng có khác gì nhau đâu, cũng đạp đất đội trời, cùng là con của thượng đế.

Và thầy cũng đã chỉ ra 2 điểm cốt yếu:

Một là không có đường lối để mở mang trí thức cho nhân dân.

Hai là không có quyền để phấn khởi chí khí cho nhân dân.

Chính hai lẽ đó đã khiến con suy nghĩ rất nhiều. Con đã hiểu ra một điều rằng: “chiến đấu cho dân tộc không nhất thiết là phải đổ máu. Cách chiến đấu khôn ngoan nhất là cách mà máu phải đổ ra ít nhất”. Và để làm được điều đó thì chắc chắn cần phải học, phải hiểu biết. Thầy đã cho con thấy được muốn đất nước phát triển thì cần phải có tầng lớp nhân dân thật hiểu biết, nhân dân ngu muội thì đất nước sẽ không tài nào đi lên được.

Do vậy con đã tham gia vào lực lượng thanh niên hưởng ứng phong trào Đông Du. Một vì để thực hiện ước mơ được học tập, hai để giúp nước. Con mong rằng sau này sau khi tốt nghiệp thì những kiến thức con học được sẽ cùng con, cùng mọi người đưa đất nước phát triển.

Con cũng muốn gửi một lời cảm ơn tới thầy, những gì thầy làm cho dân tộc, cho thanh niên chúng con. Xin cảm ơn thầy

 

Người gửi

 

(BTDL, nữ, học sinh lớp 8)

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du(10)

June 20, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Hà Nội, ngày 1-6-1906

Kính gửi thầy Phan Bội Châu kính mến!

Theo lời kêu gọi toàn dân hưởng ứng phong trào Đông Du của thầy, con đã suy nghĩ rất nhiều và phải đấu tranh tư tưởng không ít lần nhưng cuối cùng, con đã quyết định đi theo con đường đúng đắn mà thầy đã vạch ra cho chúng con. Tuy rằng, ra nước ngoài lắm gian nan, nguy hiểm cũng như việc khó khăn về nhiều mặt, tiền bạc, phương tiện di chuyển và có nhữn việc còn phải mạo hiểm cả tính mạng; ấy là mới chỉ nói tới việc đi sang nước ngoài mà đã không thấy được một chút an nhàn, thoải mái, vậy mà còn phải đến Nhật học tập cho tới lúc tốt nghiệp để về cứu nước, giúp đất nước phát triển và trở thành một đất nước giàu mạnh, văn minh, tiến bộ; còn chưa kể tới sự khác nhau về văn hóa, ngôn ngữ mà có lẽ phải mất không ít thời gian để ta có thể thích nghi được.

Nhưng, nhờ vào những lời lẽ thiết tha, sắc sảo, mang đậm chất yêu nước, thương người cùng những bằng chứng xác thực, thuyết phục về cuộc cải cách trước đây của Nhật Bản đã thành công rực rỡ, những cái nhìn thực tế về hiện tại của nước Nhật cho con một tia hy vọng tuy mỏng manh nhưng lại phát sáng mạnh mẽ; đồng thời chỉ ra cho mọi người thấy hiện thực nước ta thật đáng buồn, đáng lo biết mấy mà qua đó chỉ ra đường lối để nước ta thoát khỏi cảnh tượng như hiện nay. Vì vậy, con đã bị thầy thuyết phục hoàn toàn và quyết định đi trên con đường mà thầy đã chọn, con quyết không hối hận về quyết định này vì đây không phải quyết định bồng bột nhất thời con nổi máu anh hùng mà để có được lời khẳng định như vậy, bao đêm con đã trằn trọc không sao ngủ nổi để suy nghĩ và đưa ra quyết định này.

Con cũng đã suy nghĩ về những dự định khi đến Nhật, đầu tiên con sẽ kiếm một việc làm ổn định ở đó và tận dụng thời gian rảnh không phải làm việc để học tiếng Nhật và văn hóa Nhật rồi tiếp theo con để dành tiền rồi đi học, con sẽ cố gắng học hành thật tốt, thật nhanh chóng tốt nghiệp để hoàn thành trách nhiệm của một đứa con của Tổ quốc Việt Nam kính yêu. Sau đó con sẽ về nước, sẽ truyền đạt những gì con đã học được cho mọi người để họ phát huy cho phù hợp với nước ta. Con sẽ giúp họ đạt được những tiến bộ của nước Nhật. Con sẽ giúp cho nước ta thoát khỏi tình trạng như hiện nay và phát triển rực rỡ nhiều hơn. Con sẽ bước đi trên con đường thầy đi và cố gắng không ngừng để đạt được mục đích thầy đã chọn và còn nhiều hơn thế nữa.

 

Học trò của thầy

 

(TTTT, nữ, học sinh lớp 8)

 

 

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (9)

June 20, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Tiên sinh Phan Bội Châu kính mến!

Tôi là một trong 200 thanh niên được tiên sinh gửi sang Nhật để du học. Đó quả là một đặc ân lớn giành cho gia đình tôi. Tôi rất biết ơn tiên sinh vì đã chọn tôi để đi học tại Nhật. Nhật Bản tuy cũng là người châu Á như chúng ta, cũng là da vàng, dòng máu đỏ chạy trong cơ thể nhưng họ nằm ở một tầm cao khác, khác hẳn với chúng ta. Do họ mở cửa cải cách từ sớm, giao du với các nước phương Tây nên trình độ dân trí của họ theo kịp với thế giới. Mặc dù vậy, họ vẫn theo cùng văn hóa Hán học cộng với việc đều là người da vàng, họ chắc chắn sẽ là một nước đồng minh quan trọng của ta. Hãy nhìn vào Nhật Bản xem, mới hai năm trước thôi, họ đã đánh thắng đế quốc Nga hùng mạnh. Thật đáng ngưỡng mộ biết bao! Vũ khí của họ đều là những loại mới nhất, lợi hại nhất. Nếu gửi học sinh ta sang bên đó, hẳn sẽ phải học tập được nhiều và về giúp đỡ cho đất nước.

Họ thắng Nga không chỉ vì những loại vũ khí tân tiến của họ, mà còn vì biết yêu thương lẫn nhau, sống chết có nhau. Họ cùng vào sinh ra tử, luôn bảo vệ lẫn nhau trên chiến trường. Vậy tại sao ta không thể?

Sang bên đó, mặc dù phải xa gia đình nhưng quá nhiều lợi ích như vậy, hà cớ gì không đi. Đi để học tập, để tiếp thu những tri thức mới. Để làm được điều đó, tôi sẽ cố gắng không ngừng học tập, tiếp thu những tri thức mới. Tôi sẽ học kĩ thuật để biết được cách chế tạo ra những vũ khí tối tân nhất. Và tất cả chúng tôi sẽ học cách làm thế nào để yêu thương lẫn nhau, vào sinh ra tử cùng nhau như dân tộc Nhật Bản hiếu khách, thân thiện. Và những du học sinh chúng tôi sẽ về nước với tấm bằng trên tay và chế tao ra các loại vũ khí mới, lợi hại và tuyên truyền mọi người phải biết yêu thương, đùm bọc nhau để đất nước thoát khỏi cảnh tù túng.

Một lần nữa, tôi cảm ơn tiên sinh đã cho tôi cơ hội ngàn vàng này, mở cho tôi một con đường để hòa nhập với thời đại.

Du học sinh

Lương Ngọc Hải

(LDL, nữ, học sinh lớp 8)