Archive

Posts Tagged ‘nghiên cứu bài học trong môn lịch sử’

NHỮNG BƯỚC ĐI CỦA SÁCH GIÁO KHOA NHẬT BẢN HIỆN ĐẠI – Từ thời Minh Trị đến Hiện đại- (12)

December 21, 2013 Leave a comment

Tác giả: Kimata Kiyohiro

Đại học Shiga, 10/2006

Người dịch: Nguyễn Quốc Vương

(Bản tóm tắt)

 

“QUAN SÁT QUÊ HƯƠNG” THỜI KÌ TRƯỜNG QUỐC DÂN

1. Phân tích “quan sát quê hương”

(1) “quan sát quê hương trong “môn quốc dân” .

Tháng 4 năm 1941 (năm Showa thứ 16) trường Quốc dân được thành lập, sự hợp nhất các môn học theo chiều rộng được tiến hành và sách “Quan sát quê hương-sách dùng cho giáo viên” đã được xuất bản với tư cách là sách dùng cho lớp 4 ở trường Quốc dân (30/4/1942).

“Quan sát quê hươ

ng” là môn học được thiết lập với thời lượng 1 giờ/tuần dành  cho học sinh lớp 4 thuộc môn (khoa) Quốc dân của trường Quốc dân. “Môn Quốc dân” là môn giáo khoa thống hợp 4 môn tồn tại từ trước đến nay là Tu thân, Quốc ngữ, Địa lý, Quốc sử và đảm nhận nhiệm vụ: “giáo dục tinh thần quốc dân, làm cho người học giác ngộ sứ mệnh của hoàng quốc”.

Sự phân bố giáo tài của trường Quốc dân  phải đảm bảo quy tắc: “tương ứng với sự phát  triển của tinh thần, thể chất học sinh, vừa tham chiếu với cuộc sống và môi trường vừa tiến theo các giai đoạn”. Văn bản hướng dẫn cũng giải thích như sau:

Thời kì thứ 1: Năm thứ 1, 2 sơ đẳng

Chủ yếu là  giáo dục trong đời sống học sinh và luyện tập  sơ bộ quốc ngữ. Sách giáo khoa Tu thân, Quốc ngữ được trình bày với các giáo tài tương ứng với tinh thần và sự hiểu biết của học sinh, lấy giáo tài là cuộc sống của trẻ em.

Thời kì thứ 2: Năm thứ 3

Mở rộng năng lực lý giải và biểu hiện đúng đắn đối với trải nghiệm cuộc sống, tiếp theo hướng tới hình thành lý tưởng đạo đức. Do sách giáo khoa được biên soạn có chú ý đến thời kì quá độ của học sinh và cần phải sử dụng theo hướng đó.

Thời kì thứ 3: năm thứ 4, 5, 6

Làm cho học sinh tự giác. Vừa trợ giúp mở rộng năng  lực thực tiễn vừa trang bị năng lực phê phán mang tính đạo đức. Cùng với việc cho học sinh học Tu thân, Quốc ngữ thì cho học sinh tiến hành quan sát quê hương (nhằm giáo dục lòng yêu quê hương) và cung cấp sách giáo khoa hai môn phân hóa là Quốc sử và Địa lý.

Thời kì thứ 4: năm thứ 1, 2 bậc cao

Làm cho học sinh thấy được tình hình của Đông Á và xu hướng của thế giới, làm rõ tinh hoa của quốc thể.

(còn tiếp)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (29)

July 13, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Huế, ngày 20 tháng 4 năm 1906.

Kính gửi bác Phan Bội Châu

Cháu là một trong số hàng trăm thanh niên đương thời mà khi biết về phong trào Đông Du của bác đã nhiệt liệt hưởng ứng . Cháu hoàn toàn đồng ý với bác về việc “không có kế gì hay bằng xuất dương du học”. Không xuất dương mà cứ ở rịt tại cái đất đã mất này thì sớm muộn gì cũng bị Pháp bắt làm nô lệ hoặc có khá hơn cũng chỉ thành một tên trọc phú. Cháu nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đều rất sợ những thứ ấy. Với sức khỏe tươi trẻ và trí não đang phát triển, chúng cháu thiết tha muốn trau dồi những kiến thức mới chứ không chịu ngày ngày lội xuống ruộng cấy cày. Dù gia đình cháu củng chỉ vào hạng nhà nông dân lao động nghèo nhưng cháu cũng đã giải thích cho phụ thân và mẫu thân của cháu rằng: “nếu con cứ hoài phí tuổi trẻ lặn lội ruộng đồng thì làm sao mà khá hơn được? Chi bằng con tham gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu àm đi được một chuyến qua nước ngoài, gần thôi nhưng con nghe nói phát triển ghê lắm! Đi được rồi về giúp dân giúp nước mà đánh Tây, xứng đáng lưu công trạng vào sử sách thì chẳng phải cả dòng họ được nhờ sao?”. Do vậy mà bậc phụ mẫu của cháu cũng nguôi ngoai mà đồng ý. Cháu bảo vậy để bác biết bụng cháu. Lý do cháu hưởng ứng chính là để thoát cái kiếp làm thằng nông dân mù chữ mà trở thành kẻ có trí khôn rồi sau này giúp dân giúp nước đuổi Tây. Nêu bác đồng ý cho cháu qua bên đó thì cháu sẽ kết giao với thật nhiều bạn bè bên ấy. Cháu nghe nói bác cũng làm vậy. Tạo được mối quan hệ với những con người tân tiến bên ấy thực rất quan trọng vì họ sẽ giúp cháu những lúc khó khăn, bày cho cháu những cái gì cần học, cần làm để cứu nước nhanh nhất mà không lãng phí tiền quyên góp của đồng bào. Thứ hai là cháu sẽ học tiếng, học ngoại ngữ, cứ rảnh cháu sẽ học. Học nhiều thì cháu có cơ hội kết giao và tìm hiểu nhiều đât nước văn minh hơn. Cuối cùng là cháu đi xem nước họ, cố tìm hiểu xem họ có những thành tựu gì, họ làm thế nào mà có được nhưu thế. Đó là những dự định của cháu khi học tập bên đó. Còn khi về nước, cháu sẽ dốc hết vốn liếng tri thức mà giúp người dân. Không chỉ giúp họ hiểu những văn minh bên ấy về giáo dục, kinh tế, quốc phòng mà cháu sẽ còn truyền bá cho họ những tư tưởng tân tiến  của thời đại. Cháu đã hiểu lý do nước ta bị đô hộ, không phải chỉ vì ta không biết đánh mà ta thua họ ở cả mặt trận tư tưởng. Người trong nước từ vua quan đến dân đều bị tư tưởng Nho giáo cổ hủ của Khổng Tử đè nặng, do vậy nên ta thua Pháp. Cháu tin nếu làm mới được đầu óc dân chúng thì có thể thắng được Pháp và xây dựng nước ta tốt hơn hiện giờ.

Cháu tin nếu cháu nói riêng và bao thanh niên Việt Nam nói chung hết lòng nhiệt thành mà đi học rồi về sử dụng tri thức hợp lý thì nước ta không những giành lại tự do mà còn giàu mạnh hơn nhiều những nước lân cận.

Cháu kính mong bác xem xét điều ấy.

 

Một thanh niên yêu nước

(ĐHQ, nam, học sinh lớp 8)