Archive

Posts Tagged ‘chuyển hóa sư phạm’

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (30)

July 14, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Hưng Yên, ngày 19 tháng 6 năm 1906

Gửi bác Phan Bội Châu!

Cháu là một người rất muốn đất nước ta giành lại độc lập. Mới đây, cháu đã được đọc lời kêu gọi thanh niên đi du học của bác. Với tư cách là một người con yêu nước và ham học hỏi, cháu cũng muốn tham gia vào phong trào Đông Du này.

Cháu được biết, người Nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ để thực hiện cuộc bạo động vũ trang sau này. Vì vậy, chỉ có cách đi học thì người Nhật mới giúp ta. Đồng thời, đi học bên Nhật cháu cũng được học hỏi và tìm hiểu nhiều hơn về nền văn hóa cũng như sự phát triển của nước bạn. Hơn thế, Nhật lại là đất nước có cùng màu da, cùng văn hóa Hán học với nước ta nên cháu cũng dễ dàng thích nghi với cuộc sống của nước ấy hơn. Không chỉ thế, Nhật còn là một nước đi theo con đường tư bản ở châu Âu nên cháu nghĩ có thể học tập nước ấy được ít nhiều. Cháu nghĩ Pháp cũng là một nước châu Âu nên nếu ta hiểu được một chút văn hóa của châu Âu thì có lẽ sẽ có cách giúp đất nước thoát khỏi ách đô hộ này. Đây cũng là cách dễ dàng, thông minh và ít đổ máu nhất. Cháu vừa được học tập, lại vừa có thể góp phần nhỏ giải phóng dân tộc. Cháu không biết liệu mình có thể học tập được theo văn hóa và cách học của người Nhật không nhưng cháu tin rằng mình có thể làm được. Cháu cùng những người bạn nơi đây cũng có thể cùng nhau ngồi thảo luận cách để cứu nước bởi ở nơi đây, chúng cháu không lo đến sự xuất hiện của người Pháp. Cháu biết bác đã ở bên Nhật nhiều lần nên cháu tin tưởng Nhật là một môi trường tốt để học tập. Sau khi học tập xong, cháu nghĩ mình sẽ trở lại nước và tham gia vào Hội Duy tân. Cháu nghĩ thời gian ở bên Nhật học tập sẽ giúp cháu và Hội Duy tân được ít nhiều.

Đó là những suy nghĩ và mong muốn đi du học-tham gia vào phong trào Đông Du của cháu. Cháu nghĩ đó cũng là mục đích và suy nghĩ của bác khi lập ra phong trào Đông Du. Cháu cảm ơn bác vì bác đã đọc thư cháu

 

(NMT, học sinh lớp 8)

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (29)

July 13, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Huế, ngày 20 tháng 4 năm 1906.

Kính gửi bác Phan Bội Châu

Cháu là một trong số hàng trăm thanh niên đương thời mà khi biết về phong trào Đông Du của bác đã nhiệt liệt hưởng ứng . Cháu hoàn toàn đồng ý với bác về việc “không có kế gì hay bằng xuất dương du học”. Không xuất dương mà cứ ở rịt tại cái đất đã mất này thì sớm muộn gì cũng bị Pháp bắt làm nô lệ hoặc có khá hơn cũng chỉ thành một tên trọc phú. Cháu nói riêng và thanh niên cả nước nói chung đều rất sợ những thứ ấy. Với sức khỏe tươi trẻ và trí não đang phát triển, chúng cháu thiết tha muốn trau dồi những kiến thức mới chứ không chịu ngày ngày lội xuống ruộng cấy cày. Dù gia đình cháu củng chỉ vào hạng nhà nông dân lao động nghèo nhưng cháu cũng đã giải thích cho phụ thân và mẫu thân của cháu rằng: “nếu con cứ hoài phí tuổi trẻ lặn lội ruộng đồng thì làm sao mà khá hơn được? Chi bằng con tham gia phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu àm đi được một chuyến qua nước ngoài, gần thôi nhưng con nghe nói phát triển ghê lắm! Đi được rồi về giúp dân giúp nước mà đánh Tây, xứng đáng lưu công trạng vào sử sách thì chẳng phải cả dòng họ được nhờ sao?”. Do vậy mà bậc phụ mẫu của cháu cũng nguôi ngoai mà đồng ý. Cháu bảo vậy để bác biết bụng cháu. Lý do cháu hưởng ứng chính là để thoát cái kiếp làm thằng nông dân mù chữ mà trở thành kẻ có trí khôn rồi sau này giúp dân giúp nước đuổi Tây. Nêu bác đồng ý cho cháu qua bên đó thì cháu sẽ kết giao với thật nhiều bạn bè bên ấy. Cháu nghe nói bác cũng làm vậy. Tạo được mối quan hệ với những con người tân tiến bên ấy thực rất quan trọng vì họ sẽ giúp cháu những lúc khó khăn, bày cho cháu những cái gì cần học, cần làm để cứu nước nhanh nhất mà không lãng phí tiền quyên góp của đồng bào. Thứ hai là cháu sẽ học tiếng, học ngoại ngữ, cứ rảnh cháu sẽ học. Học nhiều thì cháu có cơ hội kết giao và tìm hiểu nhiều đât nước văn minh hơn. Cuối cùng là cháu đi xem nước họ, cố tìm hiểu xem họ có những thành tựu gì, họ làm thế nào mà có được nhưu thế. Đó là những dự định của cháu khi học tập bên đó. Còn khi về nước, cháu sẽ dốc hết vốn liếng tri thức mà giúp người dân. Không chỉ giúp họ hiểu những văn minh bên ấy về giáo dục, kinh tế, quốc phòng mà cháu sẽ còn truyền bá cho họ những tư tưởng tân tiến  của thời đại. Cháu đã hiểu lý do nước ta bị đô hộ, không phải chỉ vì ta không biết đánh mà ta thua họ ở cả mặt trận tư tưởng. Người trong nước từ vua quan đến dân đều bị tư tưởng Nho giáo cổ hủ của Khổng Tử đè nặng, do vậy nên ta thua Pháp. Cháu tin nếu làm mới được đầu óc dân chúng thì có thể thắng được Pháp và xây dựng nước ta tốt hơn hiện giờ.

Cháu tin nếu cháu nói riêng và bao thanh niên Việt Nam nói chung hết lòng nhiệt thành mà đi học rồi về sử dụng tri thức hợp lý thì nước ta không những giành lại tự do mà còn giàu mạnh hơn nhiều những nước lân cận.

Cháu kính mong bác xem xét điều ấy.

 

Một thanh niên yêu nước

(ĐHQ, nam, học sinh lớp 8)

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (26)

July 8, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Kính gửi chú Phan Bội Châu! Cháu là Linh. Cháu rất vui vì được hưởng ứng phong trào Đông Du của chú. Thật đáng căm phẫn khi triều đình Huế lại bỏ qua cơ hội đuổi Pháp ra khỏi đất Việt, tự làm khổ nhân dân mình khi kí hiệp ước Pa-tơ-nốt với bọn thực dân. Không những thế, triều đình lại không thực hiện những cải cách mà lại tự khép kín mình. Điều này chỉ có lợi cho Pháp. Vậy nên dân chúng lầm than, bị bóc lột kinh khủng. Ở nơi cháu ở, mọi người thiếu ăn thiếu mặc đôi khi còn bị đánh đập đến thừa sống thiếu chết vì không có tiền nộp sưu. Mặc dù rất cố gắng nhưng mọi người vẫn không thể làm gì ngoài việc nhìn bọn họ bị quân Pháp hành hạ, đau đớn biết bao.

Khi nghe thấy phong trào của chú, lòng cháu cảm thấy bồn chồn, rạo rực. Đây là một cơ hội lớn để mọi người có thể thể hiện lòng yêu nước, đưa dân tộc này đi lên, thoát khỏi sự đen tối. Là một thanh niên trẻ, cháu cũng muốn được góp sức, bởi cháu biết, nếu cố gắng học tập, cháu và những thành viên khác nữa có thể cứu đất nước này, thoát khỏi sự áp bức của Pháp. Sẽ không còn cảnh nhân dân khổ đau bị hành hạ mà là một đất nước bình đẳng, vững mạnh. Vậy nên cháu muốn theo chú, theo phong trào Đông Du. Nếu được sang Nhật, cháu sẽ cố gắng học tập và tìm tòi. Nhật là một đất nước hùng mạnh, phát triển, có nền văn minh hiện đại. Cháu sẽ học tất cả những gì họ dạy, tìm hiểu về văn hóa, công nghệ của họ. Những gì Nhật làm trước nguy cơ bị xâm lược khác hoàn toàn so với những gì nhà Nguyễn đã làm. Năm 1868 khi lên ngôi, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt các cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu còn triều đình nhà Nguyễn thì lại bác bỏ những cải cách đó. Nếu ta biết học theo Nhật sớm hơn thì đã không có ngày này. Nhưng không có gì là quá muộn. Cháu tin, nếu cố gắng, ta vẫn có thể dựng đất nước này lên. Cháu sẽ cố gắng tìm hiểu về lịch sử của nước Nhật, xem lại những gì họ đã làm để học theo. Sau khi về nước, cháu sẽ truyền đạt điều này đến toàn thể nhân dân. Cháu sẽ dạy cho tất cả mọi người những gì mà cháu học được, khai sáng đầu óc cho họ. Rồi từ đó, cháu với họ sẽ cùng nhau nghiên cứu tìm giải pháp cho đất nước. Một người không thể nhưng với hàng trăm người được đi du học thì việc cách tân sẽ rộng rãi hơn.

Nếu được đi du học, cháu sẽ cố gắng học tập để không phụ công chú, đồng thời sẽ chăm chỉ, nghiên cứu để đạt được mục đích của phong trào Đông Du là chuẩn bị lực lượng hùng mạnh cho nước nhà.

 

(NHL, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (25)

July 7, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Tàu TL-0409, ngày 22 tháng 9 năm 1906

 

Gửi ông Phan Bội Châu

Tôi là Tạ Dương, một học sinh Việt Nam đang lên đường sang Nhật du học. Giờ đây, tôi đang ở trên tàu TL-0409 khởi hành từ Việt Nam sang Nhật Bản, tôi đã phải trải qua một quãng thời gian dài trên tàu và chính trong khoảng thời gian đó là lúc lúc tôi suy nghĩ về dự định của bản thân khi đi du học và sau khi tốt nghiệp về nước. Còn hai ngày nữa là tàu cập bến, nhân lúc tàu nghỉ ở cảng, tôi xin viết thư gửi ông nói đôi lời về đất nước và vận mệnh dân tộc.

 

Ông Phan à, tôi và ông sinh ra đều trong hoàn cảnh đất nước loạn lạc, quân xâm lược ngang tàng cướp nước, dĩ nhiên ông là tiền bối thì có hiểu biết hơn tôi, có trải nghiệm hơn tôi, nên ông biết đây là con đường cứu nước đúng đắn. Tôi thực sự ngưỡng mộ ông rất nhiều, vì ý chí quyết tâm đánh giặc và lòng can đảm của ông. Tôi đã xem những gì ông làm cho đất nước, quả là một con người tuyệt vời. Từ đây, tôi nhận ra rằng Nhật Bản cũng là nước có khởi đầu như Việt Nam, cũng chế độ phong kiến, giáo dục Nho giáo… Thế mà nhìn xem, giờ đây, họ là một đế quốc hùng mạnh ở châu Á, còn nước ta thì hết xiềng xích của triều đình rồi lại gông cùm của bọn thực dân, nghĩ mà đau lòng. Vậy tôi thấy học theo con đường của Nhật thật là một ý tưởng sáng suốt và hiệu quả, nên lên đường sang Nhật du học.

 

Du học ở Nhật chỉ là bước đầu trong các kế hoạch hoạt động cứu nước của tôi trong suốt cuộc đời mình. Tôi sẽ sang bên đó để học xem người Nhật đã nghĩ gì và đã làm gì để đất nước họ giàu mạnh đến thế. Tôi đoán rằng họ là những con người có kiến thức cao rộng và lòng yêu nước nhiệt thành. Tôi sẽ học chuyên tâm vào ngành chế tạo vũ khí để nước ta thay vì chiến đấu với giặc bằng gươm giáo, mà bằng đại bác, súng trường và bom. Du học xong tôi sẽ trở về đất nước mình, và đi theo con đường kháng chiến chống thực dân suốt quãng đời còn lại.

 

Trên đây là những gì tôi cần nói với ông. Xin cảm ơn!

Chúc ông mạnh khỏe!

(BTL, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (24)

July 6, 2013 Leave a comment

 

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Hải Dương, ngày 15 tháng 8 năm 1906

Gửi nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.

Tôi là một kẻ thư sinh hèn mọn, suốt ngày chỉ biết cắm mặt vào sách, cha mẹ muốn tôi học hành, đỗ đạt để làm quan, rạng danh dòng họ và cũng là để có cuộc sống sung sướng. Nhưng hỡi ôi, thật sự, tôi không muốn làm quan triều nhà Nguyễn mục nát này, vì cái triều đình này đâu có lo cho dân, nó quá hèn hạ và ngu dốt, tôi càng không muốn phải làm tay sai cho Pháp-những kẻ ngạo mạn đã đến chiếm nước ta và đã biến nước ta thành thuộc địa với đủ các thủ đoạn. Hơn nữa, anh trai tôi vì thay tôi đầu quân đi lính khi bị Pháp triệu tập đàn áp các cuộc khởi nghĩa, đã bị chính người dân An Nam giết chết chỉ vì anh mặc quân phục Pháp, thật xót xa làm sao!

Tôi đã được nghe danh và khâm phục tiên sinh từ lâu. Được biết tiên sinh đang kêu gọi tình nguyện sang Nhật qua phong trào Đông Du, tôi nguyện theo con đường của tiên sinh và gắng sức học tập. Một phần là vì lá thư khuyên đồng bào trong nước góp tiền cho thanh niên đi du học được viết đầu năm nay của tiên sinh đã làm tôi cảm động, làm tôi ngộ ra được trách nhiệm của tôi đối với đất nước là phải vùng lên, không thể để quân Pháp đô hộ mãi được. Mặt khác, tôi nhận thấy quan điểm và tư tưởng của tiên sinh là hết sức đúng đắn và hết sức hiếm hoi vào lúc này! Tôi tự hỏi, tại sao những kẻ ngu dốt ham bổng ham lộc lại có thể làm vua, làm quan để đất nước phải chịu cảnh lầm than thế này!

Tôi hi vọng, sau khi sang đến Nhật Bản, tôi và những thanh niên khác có thể học được thật nhiều điều để mở rộng tầm mắt. Tôi và họ sẽ có thể học tập được những lối sống, cách hành xử và quan điểm chính trị cảu họ . Để khi quay trở lại An Nam, tôi-thành viên của phong trào Đông Du, cùng tiên sinh sẽ góp phần làm thay đổi vận mệnh của đất nước, chúng ta sẽ cùng truyền bá cho nhân dân tinh thần yêu nước, đánh đuổi quân Pháp, xây dựng lại đất nước vững mạnh! Cố lên, tôi tin chúng ta sẽ làm được. Tôi tin chúng ta sẽ thành công!

Một người thanh niên yêu nước

(LTTU, nữ, học sinh lớp 8)

 

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (23)

July 2, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Thân gửi chú Phan Bội Châu!

Cháu nghe nói chú cùng với một số nhà yêu nước khác đang lập ra Hội Duy tân và khởi xướng phong trào Đông Du trong nước. Cháu rất hưởng ứng việc này và viết thư cho chú nghe về những dự định của cháu khi tham gia phong trào này.

Đầu tiên khi nghe đến những hội và phong trào mà chú lập ra, cháu rất có ấn tượng. Đất nước của chúng ta đã hoàn toàn nằm trong tay Pháp qua Hiệp ước Pa-tơ-nốt vừa rồi. Bọn đế quốc Pháp đang được thời cơ chèn ép, bóc lột công sức của nhân dân ta. Nhìn ra bên ngoài, đâu đâu cũng thấy bóng dáng bọn Pháp đi lại nghênh ngang vơ vét của cải. Thấy cảnh này cháu rất căm tức cho số phận nước nhà. Mặc dù muốn làm gì đó, nhưng sức cháu không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào. Vì thế nên nghe tên phong trào cháu đã hưởng ứng ngay. Cháu nghĩ việc đi du học Nhật Bản là việc vô cùng tốt và quan trọng. Trong lúc chúng ta đang rơi vào cảnh khổ sai thế này, thì nước Nhật Bản lại đang phát triển mạnh mẽ và vững mạnh. Đi du học Nhật chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm của họ trong lúc gặp khó khăn rồi mang những điều đã học được ấy về quê nhà để bảo vệ đất nước. Cháu cũng muốn tha gia Duy Tân hội để có thể góp phần chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đây đúng là một thời cơ tốt để tham gia phong trào này.

Cháu đang suy nghĩ xem nên làm gì khi  học tập ở Nhật. Ở đó, cháu sẽ học thật tốt tiếng nước ngoài, có thể là tiếng Pháp để có thể hiểu biết ngôn ngữ của kẻ thù. Cháu sẽ học cách dạy cho học trò vì nếu sau khi đánh Pháp cháu còn sống, cháu sẽ làm giáo viên để dạy cho học sinh của mình. Ngoài ra, cháu sẽ đi tìm hiểu về lịch sử đất nước Nhật Bản, cùng với cách mà họ gây dựng lại đất nước, giành lại độc lập. Sau khi tốt nghiệp, cháu ẽ quay trở về nước ta lấy những kiến thức đó bàn bạc với các bạn du học sinh khác, rồi bắt đầu thực hành công cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời xây dựng đất nước mình vững mạnh hơn. Mặc dù ước muốn đó không phải dễ thực hiện thế nhưng khi nghĩ lại bộ mặt trơ tráo của lũ đế quốc thực dân Pháp cháu sẽ quyết tâm đến cùng.

Những suy nghĩ trên của cháu chỉ mong chú hiểu được và giúp đỡ cháu. Cháu rất hâm mộ chú vì biết từ sớm chú đã có những hành động yêu nước, kháng chiến chống giặc.

Người gửi
(GLKH)

Tại sao chúng ta mất nước (29)

April 11, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Việt Nam là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử nhưng vào cuối thế kỉ XIX, sau gần 30 năm kháng chiến (1858-1884), Việt Nam đã thất bại và trở thành thuộc địa của Pháp. Tại sao? Em hãy chỉ ra và phân tích rõ các nguyên nhân khiến Việt Nam thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)

Bài Làm

Việt Nam là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử. Nhưng vào cuối thế kỉ XIX sau gần 30 năm kháng chiến (1858-1884), Việt Nam đã thất bại và trở thành thuộc địa của Pháp. Có ai biết được những lý do khiến cho đất nước thành như như vậy không?

Thời ấy, chế độ phong kiến còn quá sơ sài và mục nát. Vua không màng đến việc nước, khiến dân bức xúc gây ra nhiều lục đục trong nội bộ. Rồi sau khi Pháp bắt đầu xâm lược đất nước thì nhà vua mới bắt đầu lo lắng, một người đứng đầu triều đình còn mang tâm lý lo sợ, hoảng loạn trước sự tấn công của giặc thì những người dưới quyền biết trông cậy vào ai. Chính sự hèn nhát của vua dẫn đến có những chính sách chiến thuật sai lầm mang lại bao nhiêu thất bại và nhiều người phải hi sinh. Và trong khi đất nước lâm vào tình trạng lục đục, Pháp nhân cơ hội có nội gián và bộ máy triều đình làm cho toàn bộ những kế hoạch hay những bí mật hoàn toàn bị công khai. Vì chán ghét triều đình nhu nhược nên rất nhiều người Việt đã quay lưng với triều đình. Mặc kệ cho dân cố gắng chống giặc bằng cả tính mạng, nhà vua chỉ biết sợ sệt kí những hiệp ước không hề có  một chút lợi ích nào cho đất nước như chia cắt đất nhường cho Pháp. Vua nhu nhược chỉ biết trốn trong vỏ ốc của mình tạo ra mà không chịu giao lưu với nước ngoài nên khi bị tấn công không ai giúp. Đất nước bị cô lập và vũ trang thì vô cùng thô sơ. Vậy đấy, với những thối nát của triều đình thì cho dù dân có cố mấy thì cũng là vô ích nên cho dù Việt Nam chiến thắng nhiều giặc ngoại xâm nhưng cuối cùng cũng phải gục ngã và trở thành thuộc địa của Pháp chỉ vì sự ngu dốt của triều đình phong kiến sau 30 năm hết mình kháng chiến chống giặc.

Cuối cùng, đất nước phải chịu một sự thất bại không đáng có, phải chịu một cuộc sống bị chèn ép và khổ sai.

(CNTL, nữ, học sinh lớp 8)

Tại sao chúng ta mất nước (18)

April 7, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Việt Nam là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử nhưng vào cuối thế kỉ XIX, sau gần 30 năm kháng chiến (1858-1884), Việt Nam đã thất bại và trở thành thuộc địa của Pháp. Tại sao? Em hãy chỉ ra và phân tích rõ các nguyên nhân khiến Việt Nam thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)

Bài Làm
Trải dài gần 4000 năm lịch sử, đất nước Việt Nam ta đã để lại biết bao trang sử hào hùng: 3 lần chiến thắng quân Mông-Nguyên, tự vùng lên sau hơn 1000 năm Bắc thuộc… Vậy mà, đau lòng thay! Lẽ ra thế kỉ XIX phải là thời điểm phát triển thịnh vượng nhất của nước ta để sánh vai cùng các nước năm châu khác. Thế mà, chúng ta bỗng trở nên nhỏ bé, hèn nhát, để bọn thực dân Pháp thoải mái “đè đầu, cưỡi cổ” là sao?

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước tư bản phương Tây đã đẩy mạnh việc xâm lược phương Đông; Việt Nam ta cũng là một trong số các mục tiêu ấy. Lúc này, Pháp đã chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, thèm khát thị trường nhiên liệu, nhân công và thuộc địa: và Việt Nam đáp ứng đủ nhu cầu của chúng.

Lúc bấy giờ, nhà Nguyễn còn đang cai trị, đóng đô ở Huế. Thiên hạ vẫn lắm người tài, buồn thay nhân tài lại không giữ được nhiều phần trong bộ máy nhà nước. Thời buổi phong kiến, suy nghĩ đâm ra lạc hậu. Triều đình nước ta lúc nào cũng mang cái thế thụ động, lại nhu nhược, chẳng có tinh thần chiến đấu. Bị bọn Pháp tham lam và tàn bạo quay như dế mà chẳng biết gì!

Như đã nói, nhân tài và người yêu nước vốn chẳng thiếu , thiếu ở chỗ điều kiện chiến đấu còn chưa đáp ứng đủ. Trong khi triều đình có hàng vạn quân lính mà còn quá hèn nhát, thì dân chúng với vũ khí thô sơ lại khí thế hừng hực. Tuy tình hình khó khăn, lương thực chẳng đủ, vũ khi đa phần là dụng cụ nhà nông, nhân dân ta vẫn không quản ngày đêm bàn mưu tính kế giết giặc. Song một bên súng máy, đại bác, một bên đao kiếm, gậy gộc, phe nào thắng không hỏi cũng biết.

Nhu nhược, yếu kém, thấp hèn, Pháp đưa ra hiệp ước nào cũng răm rắp kí bằng sạch, chẳng hề tính xem chúng sẽ thu lợi bao nhiều từ những bản “cam kết” ấy. Triều đình ta thật có tinh thần yêu nước quá đi! Giặc đến thì yếu ớt chống trả, chỉ mong sao chúng rút khỏi nước mình bất chấp điều kiện đưa ra.

Nhiều sĩ phu, văn thân yêu nước cũng đã đưa ra đề nghị cải cách với mong muốn nước nhà tốt đẹp hơn nhưng đều bị từ chối. Lý do thứ nhất, triều đình quá bảo thủ, cứ khư khư giữ cái chính sách cai trị cổ hủ, lỗi thời và lạc hậu. Lý do thứ hai, các đề nghị cải cách được đưa ra vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuát phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại: giải quyết hai mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với thực dân Pháp xâm lược và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

Triều đình phong kiến Nguyễn bảo thủ, bất lực, từ chối mọi cải cách. Điều này đã làm cản trở sự phát triển của tiền đề mới, khiến xã hội vẫn chỉ luẩn quẩn trong vòng bế tắc.

(NĐGP, nữ, học sinh lớp 8)

Tại sao chúng ta mất nước (13)

April 1, 2013 Leave a comment
Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Việt Nam là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử nhưng vào cuối thế kỉ XIX, sau gần 30 năm kháng chiến (1858-1884), Việt Nam đã thất bại và trở thành thuộc địa của Pháp. Tại sao? Em hãy chỉ ra và phân tích rõ các nguyên nhân khiến Việt Nam thất bại trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858-1884)

Bài Làm
Việt Nam là một đất nước anh hùng, là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử nhưng vào cuối thế kỉ XIX sau gần 30 năm kháng chiến cuối cùng phải trở thành thuộc địa của Pháp. Tại sao vậy? Đó là vì rất nhiều nguyên nhân do cả về chủ quan lẫn khách quan đáng buồn.

Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh việc xâm lược các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam. Khi ấy, triều đình nhà Nguyễn bắt đầu suy yếu, vua quan chỉ biết hưởng thụ, tiêu tốn xa hoa tiền tài để làm cung điện, lăng tẩm, công tư không phân minh khiến kinh tế đất nước đi xuống trầm trọng. Vậy nên, sau nhiều lần khiêu khích, chiều 31/8/1858, quân Pháp và Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng và hôm sau bắt đầu nổ súng xâm lược. Quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã chiến đấu rất quyết liệt nên quân Pháp bước đầu thất bại. Nhưng sau 5 tháng xâm lược, bán đảo Sơn Trà tuyệt đẹp, mang nhiều nguồn lợi đã rơi vào tay chúng. Tuy vậy, âm mưu ban đầu của quân giặc là chiếm Đà Nẵng rồi kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng cũng không dễ thực hiện chắc chắn đã làm Pháp thấy quân ta rất khó bị thuyết phục. Và là vì đất nước ta vũ khí còn thô sơ và lạc hậu là lí do lớn khiến chúng ta mất bán đảo Sơn Trà.

Thất bại trong chiến thuật đánh nhanh thắng nhanh, Pháp đã chuyển hướng đánh khiến Gia Định thất thủ bất ngờ. Do quân Pháp vô cùng hùng hậu với những vũ khí tối tân như hỏa lửa, Đại đồn Chí Hòa và các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long đã lần lượt rơi vào tay chúng. Thêm vào đó, ngày 5/6/1862, trình đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất nhượng cho chúng rất nhiều quyền lợi.

Việt Nam bất lợi nay càng khó khăn hơn. Chính vì vậy mà dân chúng rất căm tức đã mở ra rất nhiều nghĩa quân. Những nghĩa quân phối với triều đình cũng đã làm giặc thất điên bát đảo. Nhưng dù cố gắng, quyết liệt đến đâu cũng không thể đối phó với sức công phá khủng khiếp của Pháp. Uất hận hơn, triều đình Huế sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất đã đàn áp các cuộc khởi nghĩa, để Pháp lộng quyền. Triều đình còn cử người thương lượng với chúng để lấy lại các tỉnh đã mất làm quân giặc lại kiếm cớ chiếm thêm nhiều nơi không tốn một viên đạn. Vậy mà triều đình vẫn thực hiện chính sách lỗi thời.
Sau khi mất 6 tỉnh Nam Kì, tình hình nước ta càng xấu đi khi mất vựa lúa chính của cả nước. Thật đau lòng làm sao! Triều đình lại không biết tận dụng cơ hội thắng Pháp tại Hà Nội để đuổi chúng đi. Sau cùng vẫn kí thêm hiệp ước làm chúng lợi càng thêm lợi.
Bao nhiêu nhân tài ra sức cải cách chính sách, đất nước nhưng đều thất bại như Nguyễn Trường Tộ cũng vậy. Vì ông quá kì vọng vào triều đình nên không được lòng dân. Họ có mục đích đánh đuổi giặc rất rõ ràng nhưng cuối cùng cách thực hiện còn sơ xuất vô cùng uổng phí.

Triều đình Huế này thật mục nát, lạc hậu. Cung điện rộng rãi, vững chắc, đẹp đẽ đến đâu có thể qua được súng giặc? Nếu để kinh tế đó cải thiện quân sự thì chưa chắc nước ta đã thất thủ.

Qua nhiều nguyên do như vậy đã chứng tỏ rõ ràng rằng lúc bấy giờ nước ta đã quá suy yếu. Không thể phủ sự yếu kém của dân tộc. Chắc chắn người dân mong rằng sẽ có người đứng ra kiến thiết đất nước.

(NTP, nữ, học sinh lớp 8)