Archive

Archive for June, 2013

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (22)

June 30, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Thân gửi chú Phan Bội Châu

Cháu là MN, năm nay cháu 17 tuổi. Cháu viết thư này với mục đích bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Cháu thực sự cảm thấy rất khâm phục và ngưỡng mộ những con người yêu nước như chú. Đất nước ta đang ngày một suy yếu, bọn thực dân Pháp càng ngày càng lấn tới, cháu đã phải chứng kiến không biết bao nhiêu là cảnh chúng đánh đập, hành hạ, bóc lột dân ta và cháu cũng đã từng là một trong số những nạn nhân của chúng. Dường như, bọn chúng không coi mạng sống của dân ta ra cái gì cả, chúng ta chỉ là những con rối, những dụng cụ để chúng có thể thoải mái sử dụng, tùy tiện đập phá. Bọn vô nhân tính, độc ác, tàn nhẫn. Vậy mà triều đình Huế lại có thể dễ dàng đầu hàng trước chúng, kí hiệp ước “bán dân, bán nước” cho dù có thể đứng lên kháng chiến, đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ nước ta. Nghĩ đi nghĩ lại thì suy cho cùng, dân tộc ta phải gánh chịu những điều đó cũng chỉ vì một lý do to lớn nhất đó là đất nước còn quá lạc hậu và bảo thủ. Chúng ta chưa nhìn xa trông rộng, vẫn không chịu mở cửa, học tập, cùng phát triển với các nước phương Tây. Vậy nên,  nhân cơ hội này cháu rất muốn được tình nguyện sang Nhật học tập thật tốt để có thể tìm hiểu thêm về đất nước họ, thấy được nền văn minh là sự phát triển của họ và mang về đất nước ta.

Ở Nhật, cháu sẽ kết giao nhiều bạn bè và đồng thời kêu gọi họ cùng góp sức giúp đỡ ta. Học tập thật chăm chỉ tiếp thu những cái hay, cái đẹp của họ để sau khi về nước có thể phát triển đất nước ta đi lên về mọi mặt như khoa học, công nghệ, kĩ thuật…. Chúng ta sẽ đổi mới hoàn toàn đất nước, vẽ lên một bức tranh mới về một đất nước giàu mạnh và phát triển hơn. Có lẽ cháu sẽ là một nhà giáo để có thể cải cách tư tưởng của nhân dân ta, dạy cho những người không may mắn được sang Nhật như cháu những điều mà cháu đã học được ở Nhật.

Thư cũng đã dài. Cháu không biết nói gì hơn là thay mặt mọi người, vô cùng cảm ơn vì những gì chú đã làm, dành cho dân tộc ta.

 

(MN, nữ, học sinh lớp 8)

Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo (IV)

June 30, 2013 Leave a comment

(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản 1996 23/3-4. )

Tác giả: Kuroda Toshio

Nguyễn Quốc Vương  dịch  từ bản tiếng Anh của Suzanne GAY

(Bài báo này được dịch từ bài báo “Shoensei shakai to Bukkyo” –Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo-, được in lại trong Kenmitsu taiseiron- Bàn về thể chế Hiển mật, Kuroda Toshio chosaku shu 2- Tuyển tập tác phẩm Kuroda Toshio  2, Kyoto: Hozokan, 1994, trang 3-44).

SỰ XÚI GIỤC CỦA CHÙA VÀ YUZU NENBUTSU.

Bản thân những người mộ đạo khổ hạnh  ẩn dật trong các tu viện và các thung lũng trong núi gần đỉnh Hiei, Koya hay các địa điểm linh thiêng khác  hoặc là họ lang thang khắp nơi. Ở một chừng mực nào đó các tu viện của họ và các điểm ẩn dật mà họ sống trở thành nơi tụ tập cho những cá nhân tương tự. Những người mộ đạo được biết đến với các tác phẩm văn chương miêu tả sinh động cuộc sống tinh thần cô đơn, đầy nội tâm và riêng tư nhưng trên thực tế các hijiri tham gia vào cuộc sống cộng đồng mặc dù chỉ có các nhà lãnh đạo và các cá nhân xuất sắc được lịch sử biết đến. Những cộng đồng như thế bao gồm không chỉ các nhà tu hành khổ hạnh có học mà còn có cả các cá nhân người đã đổi sang tôn giáo ở ngoài sự bất mãn với những điều thế tục, người đã từ bỏ thế giới do sự suy thoái chính trị hoặc những người đã gia nhập cộng đồng không năm ngoài lòng mộ đạo nhưng đơn giản như là công cụ của sinh kế. Cho dẫu thế đi nữa những cộng đồng này, bị tách biệt bởi thiên nhiên đã trở thành thánh thất tách rời khỏi các sự kiện thế tục.

Một đặc điểm chính của những người tu hành khổ hạnh và những người mộ đạo này là tận tâm cho việc niệm nenbutsu (niệm phật). Sự tu hành này rất phong phú bao gồm các trường phái của phật giáo Shingon và Tendai nhưng những kiểu chung nhất là sự tu hành ma thuật như yuzu nenbutsu (dung thông niệm phật (toàn tâm niệm phật). Thực vậy, trong trường hợp của các jijiri lang thang yuzu nenbutsu có thể được nhìn nhận như là sự tu hành tôn giáo tiêu biểu nhất. Triết học ẩn dưới hình thức nenbutsu cũng giống như triết học cho thứ khác, sự tu hành không có nenbutsu: tập quán của cá nhân đơn lẻ có kết quả trong lợi ích cho mọi người và tập quán của đám đông đưa ra sự cúng tặng làm tăng lợi ích cho tất cả và hơn thế. Những ý nghĩ ngoài cách này đã dẫn tới tập tục cúng tặng riêng rẽ, thứ luôn luôn đi cùng với sự thuyết giảng của các nhà sư lưu động. Sự khẩn khoản về ngân quỹ là cách hiệu quả nhất để ủng hộ xây dựng tượng phật và các ngôi chùa trong thời kỳ trung đại và do đó cần thiết đối với nền kinh tế chàu. Nó cũng là phương tiện sinh nhai của các bậc tu hành lang thang.

Các nhà tu hành khổ hạnh và những người mộ đạo do đó đã có ảnh hưởng nổi bật tới sự phát triển của đạo phật trung đại. Bản chất của sự tu hành của họ tương đối giống với sự tu hành của các tổ chức nenbutsu  và hội hữu ái ở làng và sự thuyết giảng và nài xin hướng đến những người bình thường, đã có nhiều điểm chung với các cộng đồng tôn giáo ở làng và đô thị với trung tâm là các tòa nhà thờ cúng địa phương. Mối quan hệ của hijiri với nenbutsu đã được đề cập ở trên không cần phải bàn luận thêm, sự nhấn mạnh của chúng vào sự lang thang, sự cầu xin ngân quỹ và  sự đọc thuộc lòng yuzu nenbutsu thấy rõ nhất trong phái Ji được lập ra bởi Ippen. Các trường phái cũ của Phật giáo nhanh chóng lựa chọn sự tu hành tương tự: Ví dụ như sự trùng tu Todai-ji phần lớn phụ thuộc vào các nhà sư đi quyên góp và những người được  gọi là koya hijiri, những người mộ đạo bề ngoài là từ các tự viện lớn của phái Shingon đã hoạt động tích cực. Sự phục hưng của Cựu phật giáo do vậy được xúc tiến bởi hoạt động của các hijiri, những người có thể tạo ra nền tảng kinh tế trung đại mới và sự thu hút của các yêu tố tôn giáo đại chúng. Đặc biệt cần chú ý là  thực tế rằng sự mộ đạo của các hijiri không quyền lực không tổ chức ở khu vực của những ngôi đền lớn của phật giáo kenmon đã giữ cho phật giáo sosongs trong suốt thời kỳ khi nó đã bị mất đi cơ sở kinh tế do sự suy sụp của trang viên, họ đã tự cải cách thành các cơ quan phật giáo trung đại.

NHỮNG NGƯỜI LÀM NGHỀ TIÊU KHIỂN  LANG THANG VÀ NHỮNG NGƯỜI BỊ XÃ HỘI RUỒNG BỎ

Bất cứ sự quan tâm nào tới những nhà tu hành khổ hạnh ẩn dật và những người hijiri lang thang như là các nhân vật không bằng lòng với tổ chức và không quyền lực cũng nên theo sau bởi sự xem xét đối với những người làm nghề tiêu khiển và những người bị xã hội ruồng bỏ bao gồm những người có địa vị thấp kém và những người luôn bị xua đuổi khỏi kenmon-dựa trên trật tự chính trị và xã hội.

Có rất nhiều kiểu người làm nghề tiêu khiển và những người bị xã hội ruồng bỏ trong thời trung đại. Những nhóm này không được xác định rõ ràng bằng địa vị và không cư trú cố định ở địa điểm cố định nào. Một vài được tổ chức trong các nhóm ở dưới đáy của trật tự xã hội và tồn tại trong mối quan hệ phụ thuộc mạnh mẽ vào nó. Do đó họ không thể được gọi là những người ngoài cuộc thực sự nhưng trong cảm quan rằng họ bị đặt bên dưới tất cả các nhóm khác và được duy trì trong cố gắng xua đuổi họ khỏi xã hội. Vẫn có những nhóm khác không có mối quan hệ với nhóm elite nhưng sống như người lang thang, diễn các trò tiêu khiển và các trò ma thuật ở những nơi họ có thể.

Tất cả những người này đền là những người hành nghề tiêu khiển bình dân nhưng đồng thời họ cũng là những nhân vật tôn giáo. Cũng không có nhiều trường hợp tiêu khiển và ma thuật không thể phân chia bởi vì rằng chúng vẫn còn được tách biệt như  trong trường hợp của các nhân vật tôn giáo nghiêm ngặt hơn như những người đọc kinh hoặc niệm phật (nenbutsu), những người đọc kinh đánh trống cúi đầu hoặc đánh chiêng, những người kể các câu chuyện tôn giáo, những cô gái nhảy múa và những thiếu nữ thần đạo lang thang. Thậm chí những người xuất hiện chủ yếu như là những người làm nghề tiêu khiển như những người hát rong và những người trình diễn con rối là đang thuyết pháp và niệm chú bằng con đường riêng của họ.

Trong số những người làm nghề tiêu khiển lang thang cũng thế, cầu xin đóng góp cho chùa, niệm chú và yuzu nenbutsu là những hành động thông thường. Sự “cầu xin đóng góp cho chùa” của họ thực tế thường là sự cầu xin cho nhu cầu cá nhân, sự trích dẫn kinh phật của họ không chính xác và bất cẩn và những huyền thoại engi về chùa và những vật thể linh thiêng của họ rất đáng ngờ. Mặc dù vậy, sự lang thang của những nhân vật này giống như yuzu nenbutsu được nhìn nhận như là sự mang đến lợi ích cho số đông mọi người. Và nữa, một vài người hành nghề tiêu khiển như những người rung chuông và bình đã sử dụng yuzu nenbutsu như là chủ đề cho những buổi diễn của họ. Quần áo và những thứ đồ họ mang giống như những người mộ đạo nenbutsu thấy trong ccs tấm chân dung và tranh cuộn về những nhân vật tôn giáo như Shinran và Ippen.

Do vậy, Có những người hành nghề tiêu khiển lang thang và những người bị xã hội ruồng bỏ-những người có mối liên quan rõ ràng với thế giới của những người tu hành khổ hạnh. Cũng không có gì ngạc nhiên rằng những người đã từ chối trật tự cai trị và những người bị từ bỏ bởi nó có rất nhiều điểm chung. Tất nhiên, người ta cũng gặp nhiều mức độ khác biệt về sự tinh vi mang tính học thuyết khi người ta chuyển từ những người hành nghề giải trí đơn giản, tầm thường sang các hijiri có kỷ luật tôn giáo, và từ đó tơ những người ẩn dật và các vị sư từ bỏ thế giới thế tục-những người dành trọn bản thân họ cho sự nghiên cứu và phản ánh cao thượng. Nhưng những nhân vật này tồn tại trong thể liên tục và trên thực tiễn rất gần gũi bằng nhiều cách khác nhau. Họ đã hoạt động trong thế giới chung có đặc điểm là tinh thần vô quyền lực và vô tổ chức.

CÁC KHU CHỢ VÀ VÙNG ĐẤT LINH THIÊNG

Những người mộ đạo lang thang và những người hành nghề giải trí đi khắp đất nước, qua các ngôi làng và dọc theo các con đường lớn của mọi tỉnh. Họ có xu hướng tập hợp tại các nơi linh thiêng-những ngôi chùa, đền thờ Thần đọa lớn như Kumano, đỉnh Koya, Zenko-ji, Shitenno-ji, Todai-ji, đền Ise và đền Iwashimizu- hoặc tại các khu chợ nổi lên ở các thành phố và các vùng đất khác.

Trước hết cho phép chúng tôi đề cập đến những nơi linh thiêng. Trong bối cảnh của thời đại, thật ấn tượng rằng những vùng được những người lang thang ưa thích không phải là những ngôi chùa, đền thờ Thần đạo lớn được thờ cúng bởi nhà nước và các dòng họ có quyền lực mà lác những nơi linh thiêng gắn với ccs vị phật, bồ tát như Amida, Kannon, Dainichi, với sự hiện hình các vị thần (thùy tích-suijaku) liên quan tới các vị thần và với các nhân vật tôn giáo vĩ đại Nhật Bản như hoàng tử Shotoku, En no Gyokja, Gyoki, Kukai và Saicho. Đối với những người lang thang này các ngôi chùa chính thống cổ kém linh thiêng hơn những hang động sâu trong núi dược thờ cúng theo tinh thần dân gian thư đã tồn tại từ rất xa xưa. Tất cả trong số đó đều được xem như là vùng thuộc về thế giới khác thích hợp với cuộc sống ẩn dật và tương xứng với sự sùng bái các hijiri.

Đối ngược với những vùng linh thiêng như thế, các khu chợ là nơi việc kinh doanh trần tục được tiến hành. Những người tu hành khổ hạnh lang thang bị lôi cuốn bởi những nơi này vì mục đích nài xin sự hiến tặng-với sự đông đúc của mọi người và sự bận rộn trao đổi gạo, tiền mặt, quần áo, chợ là nơi lý tưởng để nài xin và tìm kiếm của bố thí. Nhưng các khu chợ không chỉ là nơi đông đúc trao đổi. Các khu chợ dần dần dần đã phá vỡ nền kinh tế đóng kín tự cấp tự túc của các làng trang viên và cung cấp cái khung cho các hoạt động kinh tế không bị cấm đoán bởi hệ thống phân chia địa vị xã hội của trang viên. Bất chấp vai trò của chúng trong việc du nhập các yếu tố hỗn tạp vào xã hội trang viên, các khu chợ phồn thịnh như là kết quả của truyền thống vốn có trong hệ thống đã tạo ra những nhu cầu lớn đối với sự vận chuyển và phân phối bằng việc lấy trung tâm nền kinh tế của nó là các thành phố và phương tiện sản xuất của nó là đất đai.

Do vậy, các nhà tu hành khổ hạnh và những người hành nghề tiêu khiển lang thang hay lui tới các khu chợ với những lý do  đi xa hơn mối quan tâm tới sự nài xin và biểu diễn. Kiểu tự do đã được tìm thấy trong các cộng đồng đô thị vào thời gian sau đã không còn tồn tại nữa nhưng những khu chợ đã phá vỡ  sự tự do của các mối quan hệ địa vị ban đầu của xã hội phong kiến hay xã hội trang viên-cụ thể là phục vụ và thuế. Những người sùng đạo có cuộc sống lang thang, ẩn dật bị cuốn hút tới các khu chợ bởi đây là nơi tồn tại sự vô tổ chức, vô quyền lực và là nơi tự do tồn tại cho dù chỉ là âm ỉ.

Cuối cùng, những con đường từ những nơi linh thiêng tới chợ  mỉa mai thay lại được thiết lập như là đường huyết mạch gắn chặt với hệ thống trang viên. Chúng đã trở thành con đường đi lại dành cho những ai oán giận và lánh xa trật tự xã hội, từ những hiền nhân khổ hạnh cho tới những người hành nghề tiêu khiển lang thang.

SỰ CHỈ TRÍCH XÃ HỘI VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI TỰ NHIÊN

Nếu tình trạng ẩn dật về cơ bản là sự xa lánh khỏi hoặc là sự không bằng lòng với trật tự cai trị và nếu nó bao gồm các yếu tố nổi loạn thì sau đó sẽ rất tự nhiên khi phần lớn những người ẩn dật có quan tâm đến chỉ trích xã hội. Nhiều tác phẩm văn học và bài thuyết pháp trong thời kỳ trung đại đã phản ánh một cách rõ ràng thái độ chỉ trích của những người ẩn dật đối với sự thực xã hội thời họ sống. Những đoạn ngắn hỗn tạp và các bài thơ của Kamo no Chomei, Saigyo, Yoshida Kenko và những người khác cũng như những câu chuyện  có liên quan đến cuộc sống của những nhân vật đó là những ví dụ nổi bật về điều này. Trong số các nhà sư  lập ra các môn phái Tân phật giáo từ Honen trở đi có nhiều người có trải nghiệm như là các nhà tu hành khổ hạnh lang thang và với cái nhìn phê phán xã hội đi kèm. Sự bình phẩm xã hội không phải là mục đích chính của các nhà ẩn dật tôn giáo vì vậy sự chỉ trích công khai và  những điều sỉ nhục hầu như không tồn tại trong các tác phẩm viết của họ nhưng thái độ phê phán của họ cho phép họ tìm kiếm sụ thực của thế giới này với sự tỏa sáng mang tính triết học và mĩ học.

Những người ẩn dật từ bỏ thế giới đã tự đắm chìm vào thiên nhiên và hát lên lời ca ngợi nó. Trong văn học trung đại tư duy sâu lắng về thiên nhiên và cảm quan sâu sắc hướng về thế giới tự nhiên được coi như là cần thiết. Đây không phải là sản phẩm đơn giản của sự hấp dẫn từ thiên nhiên mà là trước hết là  sản phẩm của quyết định  từ bỏ thế giới trần tục. Trong sự trống rỗng của tự nhiên,  người ta nói rằng con người sẽ tìm kiếm sự thật và vẻ đẹp vĩnh hằng. Thông qua thái độ này các nhà tu hành khổ hạnh trung đại có khả năng xác định vị trí triết học phật giáo về sự luân hồi trong nhận thức khác biệt của người Nhật về sự ngắn ngủi thoáng qua của cuộc đời.

SỰ SUY TÀN CỦA TINH THẦN KHỔ HẠNH

Vào nửa sau thời kỳ trung đại một  sự thay đổi nổi bật đã diễn ra trong thế giới của những người ẩn dật. Nó được biểu hiện trong rất nhiều dạng thức, một trong những số đó là sự thuê mướn những người tu hành khổ hạnh. Một vài tín đồ của phái Ji, có lẽ những đại diện tiêu biểu nhất của phong trào ẩn dật, trở thành những nghệ sĩ-những người làm việc trong sự gần gũi với các quý tộc và lãnh chúa võ sĩ. Nhiều loại hình nghệ thuật bắt nguồi từ mĩ học của sự ẩn dật và trong truyền thống tiêu khiển lang thang mỉa mai thay đã trở thành một dạng phục vụ quyền lực. Do vậy tinh thần rất thanh cao đã trở thành một yếu tố trong việc tìm kiếm sự hài lòng của của những người có quyền lực. Trong số những người ẩn dật phục vụ những người có quyền lực như thế là các nhóm được biết đến như dobo (Đồng bằng) và goka (Ngự già).

Tương tự như thế, hiện tượng các những người ẩn dật thôi không còn là người ẩn dật thực sự là xu hướng có liên quan. Rất nhiều môn phái của Tân phật giáo ban đầu lan rộng bởi các hiền nhân lang thang trong tinh thần “không phải tăng lữ cũng không phải người thường” giờ đây trở nên thể chế hóa, tạo nên các giáo đoàn và môn phái thế tục. Đồng thời, những người hành nghề tiêu khiển bị từ bỏ-những người đã từng sống cuộc sống lang thang đã chỉ ra những dấu hiệu họ bắt đầu sống ổn định. Một vài trong số họ xây dựng nhà trên bờ sông hoặc chỗ đất thừa (kosho) trong các thành phố, tạo ra một tầng lớp trong cư dân thành phố, những người khác thì cư trú trong các làng, có được một chút ít đất đai và nơi ở và đảm đương một vài dạng nghệ thuật tôn giáo nào đó cùng kĩ nghệ thủ công cho tổ chức cộng đồng làng.

Sự phát tiết của các huyền thoại cũng  mờ dân trong các tiền đồn tôn giáo và những nơi ẩn dật nơi những người ẩn dất sống thành cộng đồng. Trong số những hiền nhân lang thang, những người giỏi việc nài xin đóng góp trở thành người thông thạo trong tài chính và cư trú trong các trang viên như là người quản lý. Những người có truyền thống nổi loạn trở thành các nhà sư võ sĩ hoặc lập ra các cộng đồng  du côn bất mãn. Các tư lệnh cố gắng thắt chặt sự cai trị phong kiến đối với lãnh địa của họ đã từ chối tôn vinh thậm chí kể cả là những nơi linh thiêng nhất.

Sự phát triển này là dòng chảy với những xu hướng trong lịch sử xã hội thứ dẫn tới quyền lực phong kiến mạnh. Do đó cuối cùng đã dẫn tới  trật tự xã hội trung đại bao gồm sự bất mãn xã hội và sự loại trừ thông qua cái van an toàn ẩn dật. Từ đó trở đi, phong trào tôn giáo chống đối đã có hình thức là các nhóm được tổ chức cao có tính tập thẻ như Ikko Ikki và liên minh Lotus.

Điều này không nói rằng sự ẩn dật hoàn toàn biến mất. Thậm chí vào thời đại khi mà quyền lực phong kiến cấm các phong trào tôn giáo tập thể trong mọi ngóc ngách của xã hội, ẩn dật và tinh thần lang thang vẫn duy trì trong sự khổ hạnh của Sen no Rikyu, trong sự tao nhã của Basho, trong cuộc sống giản dị của Ryokan hay Issa và trong nghệ thuật điêu khắc của Enku, tất cả chúng đã có sự hấp dẫn lớn thậm chí đến cả ngày nay. Tinh thần ẩn dật là không thể tách bạch khỏi phật giáo trung đại và có thể được tính nằm trong những nguồn chính của truyền thống trí tuệ Nhật Bản.

 Hết

Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo (III)

June 30, 2013 Leave a comment

(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản 1996 23/3-4. )

Tác giả: Kuroda Toshio

Nguyễn Quốc Vương  dịch  từ bản tiếng Anh của Suzanne GAY

(Bài báo này được dịch từ bài báo “Shoensei shakai to Bukkyo” –Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo-, được in lại trong Kenmitsu taiseiron- Bàn về thể chế Hiển mật, Kuroda Toshio chosaku shu 2- Tuyển tập tác phẩm Kuroda Toshio  2, Kyoto: Hozokan, 1994, trang 3-44).

Cơ sở tôn giáo đối với sự cai trị đất đai.

Được đặt trong môi trường như vậy, học thuyết Honji suijaku (Bản địa thùy tích) mà ở đó các vị phật đã hiện ra dưới dạng các vị thần  là có lợi nhất cho những người thống trị đất đai bởi vì nó đã kết nối niềm tin tự nhiên bản xứ với lời dạy của đạo Phật. Gạt sang một bên sự cân nhắc mang tính học thuyết chúng ta sẽ nhận thấy rằng nói một cách lịch sử sự phát triển của tư tưởng honji suijaku ở Nhật Bản trùng khớp với sự ra đời của hệ thống trang viên từ thế kỉ 10 tới thế kỷ 12. Điều này diễn tả rằng sự áp dụng thực tiễn của nó là sự ứng phó đối với sự cần thiết chính trị và xã hội đối với  việc hợp pháp hóa sự cai trị trang viên.

Trong ngữ cảnh của  tư tưởng honji suijaku nó là một bước dễ dàng từ niềm tin đơn giản của nông dân và võ sĩ và nỗi sợ hãi đối với các vị thần địa phương tới nỗi kính sợ và sự quy phục trước uy quyền của lãnh chúa trang viên. Các bậc tu hành các chùa chi nhánh trên vùng đất đó đã tạo ra các hồ sơ huyền thoại về các ngôi chùa và đền thờ thần đạo (duyên khởi) thứ bao gồm cả điều huyền bí của học thuyết của ngôi chùa chính với truyền thống lịch sử của các trang viên; các thông điệp được truyền lại rằng sự tiếp thu tôn giáo nguyên thủy, đơn giản của những người nông dân và lãnh chúa địa phương là tương tự về bản chất như là sùng kính đối với uy quyền lãnh chúa và rằng có một sự chứng minh mang tính lịch sử và học thuyết đối với việc phụng sự của người nông dân đối với lãnh chúa. Điều này nói một cách khách quan và lịch sử là  vai trò xã hội được cung cấp bởi những lời dạy như trên cho dù chúng đã được đề xuất trong tinh thần thiện chí, ngoan đạo bởi những bậc tu hành, nông dân và võ sĩ. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các võ sĩ nông thôn thèm khát quyền lực và nông dân không có khả năng chịu đựng thực tế khó khăn của cuộc sống của họ trong mọi trường hợp được duy trì trong các học thuyết đó.

Ở mức độ  tư tưởng honji suijaku  được gắn bó với sự cai trị trang viên, nó đóng chức năng như là một bùa mê cung cấp sự ủng hộ tôn giáo đối với trật tự cai trị. Những sự khó chịu đối với sự phân cách xã hội hoặc là sự đối lập đối với sự  ra đời của sự cai trị đã tìm kiếm một con đường tư duy thứ sẽ đem lại sự giải phóng từ bùa mê này. Từ bỏ các hoạt động ma thuật, học tập trung vào các tập tục tôn giáo đặc biệt và sự trung thành đối với một vị Phật; điều này cho phép họ vượt qua niềm tin đa thần đơn giản thứ gợi ra  nỗi kính sợ trong hệ thống trang viên và để thoát khỏi những nỗ lực của các môn phái lãnh chúa tăng cường thẩm quyền của họ thông qua việc thúc đẩy tư tưởng ma thuật và chủ nghĩa hình thức. Sự chuyên tâm niệm phật (nenbutsu) của Honen và sự “chỉ cần ngồi  thiền mà thôi” của Shinran, Dogen (shikantaza) và sự đọc thuộc lòng Lotus Sutra (kinh Pháp hoa) của Nichiren  là các biện pháp tu tập riêng biệt nhưng tất cả chúng đều chia sẻ đặc điểm độc nhất và chuyên tâm của Tân phật giáo Kamakura. Tất cả đem đến “một con đường riêng không trở ngại” (muge no ichido). Từ đầu thời kỳ trung đại Tân phật giáo đã được nắm lấy nhanh chóng bởi những người có địa vị thấp trong xã hội bao gồm các võ sĩ và các phong trào tôn giáo nổi lên đối lập với quyền uy truyền thống. Khi bối cảnh tôn giáo này qua đi, sự nổi lên của các phong trào tương tự trong xã hội ở quy mô lớn hơn trở nên quen thuộc.

Sự ứng phó mang tính học thuyết của các môn phái Cựu phật giáo đối với  sự bùng nổ của Tân phật giáo là để chỉ trích “cách tiếp cận chuyên tâm và riêng biệt” là sự thiển cận, hiếu chiến và có có tính loại trừ nhằm thúc đẩy tư tưởng honji suijaku. Các phong trào nenbutsu và Zen đặc biệt bị chỉ trích vì “không thờ cúng các vị thần” (jingi fuhai-thần kỳ bất bái). Xét ở bên trong, các môn phái Phật giáo cũ đã nhấn mạnh hài hòa đến tư tưởng Shinto và cũng du nhập rộng rãi nenbutsu như là sự tu hành ma thuật.

Tất cả điều này diễn ra chống lại bức màn truyền thống kéo dài ở Nhật Bản về những lời dạy đa thần trong hệ thống tôn giáo thờ thần và nghiên cứu điểm chung các môn phái trong Phật giáo. Sự bất đồng và sự khác biệt môn phái nói chung đã được khoan dung. Các học thuyết hổ lốn mới đã nổi lên với số lượng lớn và sự khác biệt giữa chính thống và phi chính thống đã trở nên không còn rõ rệt. Trong bầu không khí như thế sự chống lại cấu trúc xã hội của hệ thống trang viên có thể dễ dàng nảy sinh.

Các ngôi chùa chi nhánh và sự suy giảm của việc cai trị hệ thống đất đai.

Ảnh hưởng chính trị và xã hội của các lãnh chúa trang viên trở nên suy yếu vào cuối thời trung đại đã diễn tả lý do nổi bật nằm trong sự cai trị không hiệu quả. Tại các tu viện và các ngôi chùa chi nhánh trong trang viên, các hoạt động cộng đồng làng nở rộ. Bởi vì sự kiểm soát của các lãnh chúa địa phương đối với các ngôi làng được tăng cường, sự sở hữu niềm tin đa thần, ma thuật của các ngôi chùa trang viên làm cho chúng dễ dàng đóng vai trò như là phương tiện truyền bá cho những đòi hỏi đơn giản, trực tiếp đối với võ sĩ và nông dân. Thậm chí các ngôi chùa của cùng môn phái đôi khi có vai trò khác nhau, một vài phụng sự các dòng họ võ sĩ hoặc đóng chức năng như là ngôi chùa bảo vệ đối với sự thịnh vượng của võ sĩ, và những chùa khác phục vụ như là nơi thờ cúng các hoạt động kỷ niệm của làng được diễn ra. Bất chấp sự phân chia môn phái, địa vị là chùa chi nhánh,  chúng đã phụng sự việc ủng hộ thuyết đa thần và ma thuật thứ là nền tảng đối với tôn giáo trung đại. Do vậy nó là bước khó khăn đối với các võ sĩ, nông dân để thay đổi các môn phái khác ủng hộ những đòi hỏi của họ tích cực hơn. Do đó vũ đài được dành cho Ikko Ikki và phong trào Lotus.

CÁC THÀNH PHỐ VÀ CÁC NGÔI CHÙA

Các thành phố Kenmon

Thành phố Nhật Bản trung đại đã có một vị trí  đặc biệt trong xã hội trang viên. “Đặc biệt” trong trường hợp này không có nghĩa là các thành phố hỗn tạp và khác lạ vốn là những điểm mấu chốt của toàn bộ hệ thống xã hội trang viên. Mà chỉ là các thành phố đích thực của thời kỳ này như Kyoto, Nara và Kamakura với những đặc điểm của riêng mình. Chúng không thích hợp với bất cứ mô hình đô thị tiền cận đại nào: kinh đô của nhà nước chuyên chế cổ đại, thành phố lâu đài của lãnh chúa phong kiến, thành phố tự do của thương nhân, hay thành phố chùa tại các cổng của thể chế tôn giáo lớn. Mặc dù cả ba đều có những đặc điểm nhái theo nhưng không một cái nào có thể được định nghĩa hoàn toàn như thế. Tuy nhiên chúng đã chia sẻ đặc điểm nổi bật: chúng là nơi cư trú của rất nhiều các “elite” (Kemmon), những người có uy quyền và là kẻ cai trị đứng đầu trong hệ thống trang viên. Tất nhiên, Kyoto là ngôi nhà của giới thượng lưu quý tộc trong khi sự ra đời của một vài tôn giáo lớn lại là Nara. Kamakura là cứ điểm của giới võ sĩ thượng lưu trong nửa đầu thời trung đại. Trong hệ thống chính trị ngày đó không có ai cao hơn họ. Do đó các thành phố này-ngôi nhà của giới thượng lưu có thể được gọi là các thành phố Kenmon (quyền môn).

Nói rộng ra, những thành phố này cũng là trung tâm của chính phủ, là điểm tập trung của rất nhiều các dòng họ lớn và các dòng họ chi nhánh, những người tùy tùng, những người phục vụ, là điểm thu thập thuế trang viên, trung tâm phân phối, điểm tập trung của giao thông vận tải, và là trung tâm văn hóa đối với nhiều tầng lớp. Trong thời kỳ trung đại, những nơi cơ bản sản xuất văn hóa và kinh tế và sinh khí sáng tạo là các ngôi làng tuy nhiên các thành phố lại là nơi tập trung và trao đổi kinh tế, văn hóa. Do đó, mặc dù các thành phố ăn bám, chúng đã sử dụng quyền lực như là trung tâm của toàn bộ hệ thống.

Ảnh hưởng của các thành phố đối với sự phát triển của Phật giáo trung đại là đa dạng nhưng chúng ta nên nhận ra trước hết rằng trong bản thân các thành phố đó  đã có một ý nghĩa tôn giáo. Như những cụm từ dành cho kinh đô như “thành trì hoàng gia”, “kinh đô hoàng gia” và “nơi cư trú của hoàng gia” gợi ý, chúng được coi là nơi linh thiêng. Phần lớn các tự viện như Enryaku-ji và To-ji được chỉ định như là người bảo hộ của các kinh đô hoàng gia và  tạo ra các tư tưởng thuyết phục điều này thông qua uy quyền. Nara, ngôi nhà của hai ngôi chùa lớn nhất là Todai-ji và Kofuku-ji được gọi là “kinh đô phía nam” để đặt nó ngang tầm với Kyoto. Ở Kamakura, khi chế độ shogun được thiết lập chắc chắn và sau đó mở rộng quyền lực, các ngôi chùa lớn gắn bó với quyền lực shogun đã đặt được thẩm quyền lớn. Vì vậy, phần lớn các chùa phật giáo trong các thành phố có mối liên hệ với uy quyền. Thêm nữa, nhà chức trách thành phố cấm bỏ hoặc theo một tôn giáo nào đó theo nhóm như phong trào Nenbutsu lúc đầu hay Zen, thứ thiếu sự tôn trọng thẩm quyền chính trị đã được thiết lập. Các nhân vật phật giáo những người thực sự tìm kiếm những nhà chức trách thế tục tốt hơn đã né tránh các thành phố. Mặt khác, đúng là như thế bởi vì ý nghĩa tư tưởng lớn của các thành phố mà các nhà lãnh đạo phái Lotus như Nichiren và Nichizo  được tiến hành chủ yếu ở Kamakura và Kyoto trong những nỗ lực của họ để truyền pháp tới các nhà chức trách.

Những thị dân văn hóa và tăng lữ Phật giáo

Các thành phố trung đại, với tư cách là trung tâm chính trị và ngôi nhà của các elite, được cư trú bởi hai loại người chính: các nhóm dòng dõi bao gồm các elite và các nhóm được tổ chức với rất nhiều địa vị khác nhau-những người được phục vụ và những người phục vụ. Những người được phục vụ bao gồm các thành viên của gia đình hoàng gia, dòng họ quan nhiếp chính, các hoàng đế và quý tộc đã nghỉ hưu, nhà tướng quân và các quý tộc, quan chức từ hạng trung đến hạng thấp những người phục vụ giới elite như là người làm văn thư hay công chức. Những người phục vụ bao gồm các thương nhân, thợ thủ công ban đầu được phân chia bởi rất nhiều cơ quan chính phủ và sau đó được đặt dưới sự kiểm soát của các elite nhất định. Nó cũng bao gồm các võ sĩ ở bên ngoài nhà tướng quân, những người tùy tùng và đầy tớ của họ từ các tỉnh và những thuộc cấp hạng thấp nhất như những người có sức khỏe và những người bình thường, những người đầy tớ . Địa vị của những thuộc cấp này rất khác nhau nhưng tất cả gắn bó bằng cách này hay cách khác  đối với các tổ chức dòng dõi của thực thể elite, quý tộc, tôn giáo hoặc là quân sự nào đó.

Đặc trưng chủ yếu của những người ở thành phố là thực tế rằng họ thiếu sự gắn kết giai tầng hoặc mối liên hệ dựa trên địa lý hoặc mối quan hệ họ hàng và đơn giản sống như các cá nhân trong sự gần gũi cơ học. Các thành phố Kenmon thiếu các tổ chức cộng đồng-đặc trưng của các làng nông nghiệp và không sở hữu các đơn vị lân cận tự trị mạnh. Và tất nhiên chúng không phải là các nhà nước thành bang (city-states) như chúng ta thấy ở Hy Lạp và Roma. Các cá nhân ở trong mối quan hệ gia trưởng thuộc cấp bởi vì họ phục vụ các elite hơn nữa mối quan hệ này không phải là thứ ổn định đặc biệt là trong trường hợp của những người phục vụ các chùa và elite quý tộc. Các quý tộc, quan chức hạng trung và hạng dưới được hỗ trợ bằng thuế trang viên chao đảo giữa giàu có và nghèo túng và mặc dù tương đối tự do trong mối quan hệ xã hội họ vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi sự phân ly tương đối.

Một tỉ lệ đáng kể của các cư dân thành phố phục vụ trong các đền thần đạo và các ngôi chùa nhưng một số là bậc tu hành không có sự phân chia tổ chức đặc biệt. Sự hiện diện tăng lữ nổi bật này thấy rõ ở các thành phố như Nara bởi vì ở đó các các ngôi chùa lớn như Todai-ji, Kofuku-ji, cùng với các dòng họ được phân chia, các ngôi chùa và đền thờ thần đạo chi nhánh. Cũng có thể nói thế với Kyoto, nơi qua nhiều thế kỉ nhưng ngôi chùa lớn như To-ji đã hoàng gia chỉ định là người bảo hộ của quốc gia và là nơi các gia đình nhiếp chính và hoàng gia có các ngôi chùa dòng họ như sáu ngôi chùa Rikusho-ji. Cũng có các ngôi chùa mà đã phát triển vượt ra khỏi các tự viện kỉ niệm với một số lượng lớn các tu viện. Những ngôi chùa này có các văn phòng quản lý các sự kiện của tổ chức và có một số lượng lớn những người làm công có địa vị thấp và cao. Do đó họ không khác gì các elite thế tục trong sức mạnh tổ chức. Những ngôi chùa cách xa Kyoto như Enryaku-ji đã có các chi nhánh ở thành phố  hoặc ở xung quanh nơi các nhà sư quý tộc nghỉ hưu sinh sống, đã được phục vụ bởi những người làm công có địa vị thấp.

Ở Kamakura cũng vậy, các ngôi chùa của phái Hiển mật (Kenmitsu) được xây dựng với quyền lực tướng quân nhưng dưới sự che chở của các quan nhiếp chính Hojo cũng có sự xây dựng các ngôi chùa của phái Nenbutsu, Zen và Ritsu. Đặc biệt từ thời Hojo Tokiyori (1227-1263) chế độ tướng quân đã có những cố gắng lớn để mời các nhà sư phái thiền (zen) và kết quả là một loạt các ngôi chùa lớn phái Zen ra đời (Kamakura gozan-Ngũ sơn).

Các ngôi chùa cùng tăng lữ gắn với các dòng họ đầy quyền lực đã tạo nên một phần quan trọng trong sự ra đời  các tôn giáo của thành phố. Nhưng bên đó ở thành phố nhiều tăng lữ ẩn dật và những người mộ đạo đã  dẫn dắt cuộc sống thế tục nhiều hơn. Nhiều người thường dân có tuổi hoặc trung tuổi suy kiệt tài sản và đã tiếp nhận lời thề tu hành và dời bỏ một phần khỏi thế giới. Tón lại, có một số lượng đáng kể các cư dân thành phố khoác áo nhà sư.

Các quý tộc bậc trung và bậc thấp, các viên chức chính phủ và võ sĩ cùng với nhà sư và những người mộ đạo đã tạo ra tầng lớp văn hóa đô thị. Để phụng sự các elite chính trị, làm việc trong triều đình hoặc nghiên cứu Phật giáo, sự học hành ở mức độ nào đó là cần thiết. Những quý tộc ở thứ bậc cao ủng hộ các học giả, nghệ sĩ và những người biểu diễn không tính toán đến lợi ích cá nhân; tương tự như thế, triều đình, các lâu đài quý tộc và các ngôi chùa trở thành nơi giảng dạy học thuật và là nơi biểu diễn nghệ thuật, văn học. Do đó nó chính các quý tộc, tăng lữ  bậc trung và bậc thấp khác với những người bình dân khác-họ là những người được học hành, có văn hóa ở trong số những người ở thành phố. Họ đóng vai trò phức tạp trong sự thăng hoa của Phật giáo: Bởi vì phần đông họ chỉ nghiên cứu Phật giáo như là một chủ đề học thuật nhưng một vài trong số họ là các nhà sư-học giả và đã hoàn thành một cách khắc khổ việc học hành truyền thống và văn hóa quý tộc cổ điển. Họ đề cao học thuyết Phật giáo và coi trọng việc học hành bằng việc sáng tác thơ, các bài tiểu luận, các câu chuyện và tạo ra các huyền thoại của các ngôi chùa. Sự du học cùng nhau của họ với nền tảng xã hội và giai tầng đã đảm bảo sự tiếp tục của việc học tập các học thuyết khác nhau.

Nhóm này đã có xu hướng tự xem xét mình phân ly. Trái ngược với  sự  thẳng thắn, đặc trưng thái độ tôn giáo thực tế của những người nông dân quê mùa đơn giản, những người thành phố tinh tế có thể đi sâu vào bên trong nội tâm con người với sự nghiên cứu trí tuệ tinh vi. Một vài nỗ lực của họ không vượt qua giới hạn là sự tự xem xét nội tâm cá nhân nhưng trong những trường hợp khác họ đã cố gắng thấu hiểu sự trái ngược lịch sử và xã hội một cách khái quát và tính toán sự thật thích hợp với thời đại. Bởi vì những người thành phố sống ở trung tâm xã hội trung đại họ đặc biệt thích hợp với sự nghiên cứu này. Họ giúp vén bức màn khỏi sự xem xét nội tâm sâu sắc thứ là một phần của Phật giáo trung đại.

Những người bình dân thành phố và các ngôi chùa

Những người bình dân thành phố cũng có mối gắn bó gần gũi với các ngôi chùa Phật giáo. Các thành phố Kenmon, như được miêu tả dưới đây, là ngôi nhà đối với một số lượng lớn những người tùy tùng và các elite cũng như các thương nhân và thợ thủ công. Thêm nữa, có một dòng chảy liên tục của những người khách tới Kyoto từ trang viên các tỉnh vận chuyển thuế trang viên và cung cấp nguồn lao động, không kể tới những người tùy tùng và đầy tớ của các võ sĩ ở Kyoto. Những thương nhân di động, những người ăn xin, trộm cắp, những người làm nghề giải trí, những người bị xã hội ruồng bỏ cũng tụ tập ở các thành phố như Kyoto. Các ngôi chùa lớn tương đương với những ngôi nhà của quý tộc lớn cũng như những ngôi chùa có mối liên hệ với những nhà quý tộc đó đã đóng một vai trò quan trọng với tư cách là người bảo trợ trong sự thành lập của tầng lớp này của người bình dân.

Các thương nhân và thợ thủ công tạo thành một tỉ lệ đáng kể của tầng lớp bình dân thành phố và được tổ chức đặc biệt trong các phường hội. Những phường hội như thế thường đặt dưới sự bảo trợ của các nhà quý tộc lớn nhưng cũng có nhiều nhà bảo trợ tôn giáo. Đặc biệt,  những phường hội thợ mộc và những nghệ sĩ chuyên tâm về phật và những thợ vẽ-những người cần thiết cho công việc xây dựng và trang trí các ngôi chùa-được đặt dưới sự  kiểm soát của các  cơ quan phật giáo nhất định. Và trong vô số các phường hội những người biểu diễn đặt dưới sự bảo trợ của các đền thờ Thần đạo cũng có các phường hội có mối quan hệ gần gũi như là người tiến hành các nghi lễ cho các ngôi chùa phật giáo.

Tách rời khỏi mối quan hệ địa vị và các tổ chức xã hội như thế, các ngôi chùa cũng đóng vai trò chính trong đời sống kinh tế và văn hóa  của những người bình dân ở đô thị. Một số tụ tập ở các ngôi chùa để thờ cúng trong khi các thương nhân và những người hành nghề giải trí đủ loại tham dự hoạt động kinh doanh ở các cổng chùa và những người ăn xin, những người bị xã hội ruồng bỏ, những người khuyết tật cũng vậy.

Bởi vì hệ thống trang viên suy sụp vào cuối thời kỳ trung đại, các ngôi chùa không còn có ảnh hưởng đối với những người bình dân như các lãnh chúa trang viên. Tuy nhiên, với sự phổ biến rộng rãi của việc sử dụng tiền tệ, chúng đã quyết định đến sự thay đổi của nền kinh tế.

Các ngôi chùa thành phố cả lớn lẫn nhỏ tích lũy của cải bằng việc thu các loại thuế trang viên bằng tiền mặt, thu thuế quân nhu, và trong một vài trường hợp còn cho vay tiền hay phối hợp buôn bán với các con thuyền buôn bán với nhà Minh. Một vài tăng lữ nổi trội trong quản lý đã phục vụ như là các quan chức của trang viên. Nhiều ngôi chùa tiến hành cho vay nặng lãi, phần lớn giống như người nấu rượu và chứa hàng, và liên tục chống đỡ các cuộc tấn công của các liên minh  nông dân yêu cầu xóa nợ trong thế kỷ 15 và 16.

Các tòa nhà thờ cúng lân cận và các hệ thống thờ cúng tôn giáo

Đặc điểm phật giáo của các cư dân thành phố là gì? Ở Kyoto vào cuối thời kỳ Heian các cư dân bị lôi cuốn không chỉ vào hệ thống thờ cúng bí truyền thứ sử dụng ma thuật và các phép mầu mà còn bị lôi cuốn vào nenbutsu. Nói chung nenbutsu là sự tu hành ồn ào và mang tính thần chú. Thậm chí sau khi thời kỳ Kamakura bắt đầu tình hình không thay đổi lớn và mặc dù nenbutsu phổ biến rộng rãi, nhiều hệ thống thờ cúng tôn giáo hứa hẹn đem lại lợi ích ở thế giới trần tục thông qua các nghi lễ lặp đi lặp lại vẫn tiếp tục tồn tại. Và như trước đó các biện pháp tu hành như  biểu diễn dengaku (Điền lạc) và nhảy nenbutsu trên đường đôi khi leo thang thành bầu không khí điên cuồng tập thể.

Tuy nhiên giữa tất cả, mô hình cư trú mới đã được định hình ở thành phố. Từ machi (phố) được cho rằng có nguồn gốc từ tên của vùng lân cận Kuriyamachi, vùng ở Kyoto nơi các viên chức và quý tộc cư trú trong thời kỳ Heian. (vùng này cũng chứa các nhà bếp, quán trọ, nhà kho và của hàng phục vụ cung điện hoàng gia). Từ Machi dần dần tiến hóa khỏi nguồn gốc của nó có nghĩa chỉ những con đường bắc-nam lớn nào đó nhộn nhịp với các hoạt động thương mại. Sự phát triển này có liên quan gần gũi tới sự tiến hóa của các giai tầng phía dưới của dân cư thành phố vào các thương nhân, thợ thủ công độc lập mặc dù họ vẫn duy trì vị trí thuộc cấp trong địa vị xã hội. Đây đó dọc theo những con đường nhộn nhịp nhất là các tòa nhà thờ cúng lân cận dành cho niềm tin của những người bình dân. Những ngôi chùa với sự liên kết xa xưa như Kodo (Gyogan-ji), Rokkakudo (Choho-ji), Rokuharamitsu-ji,Senbonshakado(Daihoon-ji), và Inbabayakushido (Byodo-ji)  đảm nhận trong thời kỳ này đã có đặc điểm của những tòa nhà thờ cúng như thế. Kyomizu-dera ở phía đông Kyoto và Seiryo-ji ở phía Tây cùng với các đền thờ thần đạo Gion và Kitano đã phát huy rực rỡ trong vai trò này. Thậm chí bởi vì các ngôi chùa dòng họ như Hossho-ji, Hojo-ji và Rengeo-in hoàn toàn biến mất sau khi bị phá hủy bởi hỏa hoạn đã nhanh chóng được xây dựng lại bằng sự đóng góp từ các thương nhân giàu có, sự quyên góp bởi những người mộ đạo lang thang và sự đóng góp nhỏ từ số lượng người đông đảo.

Các ngôi chùa lân cận thường được mô tả  như là hệ thống thờ cúng các bồ tát như là Kannon, Jizo và Yakushi và có đặc điểm là tập trung vào lợi ích ở thế giới trần tục. Những hệ thống thờ cúng này là sự biểu thị tư tưởng ma thuật và học thuyết đa thần trung đại thứ bắt nguồn từ thời xa xưa và có xu hướng không phản ánh lời dạy của môn phái hay học thuyết nhất định. Đặt ở các thành phố, tại trung tâm của xã hội trang viên là đặc điểm chung của chúng và thực tế một sự sắp xếp pha tạp đặc biệt hệ thống thờ cúng tôn giáo đã tồn tại nhan nhản ở khu vực đô thị. Thêm nữa, các hệ thống thờ cúng cung cấp sự giàu có và thịnh vượng cho những người sống trong thành phố. Thiếu sự tiếp cận trực tiếp của người nông dân đối với nguồn thực phẩm, người thành phố tự mình vật lộn, lo ngại những điều tồi tệ nhất và cầu nguyện may mắn.

Các tòa nhà thờ cúng lân cận không chỉ nhộn nhịp với các hoạt động mộ đạo, thăm viếng mà còn là việc các thành viên của chúng lập nên các tổ chức tôn giáo, tổ chức các hoạt động kỉ niệm, và đóng góp đất đai, tiền mặt. Ngoài ra các tổ chức có các nghi lễ khác nhau, ca bài cầu nguyện, truyền thuyết về Kannon, jizo và các bồ tát được tạo ra bởi những người có học, các tăng lữ và những người mộ đạo. Các tổ chức tôn giáo cũng  tài trợ trình diễn nghệ thuật bao gồm nhảy nenbutsu, thơ ca, dengaku (Điền lạc) và sarugaku (viên lạc).

Từ cuối thời kỳ Kamakura tới thế kỷ 14, các tòa nhà hội họp của phái Ji, Ikko và các phái khác đã cung cấp dạng thức cố định nào đó cho những trải nghiệm tôn giáo của những người bình dân thành phố. Ở Kyoto chúng cũng bao gồm các tòa nhà hội họp ở Shijo (Konren-ji), Rokujo (Kangiko-ji), Ichiya (konko-ji), Shichijo (konko-ji) và Reizan (Shobo-ji). Tất cả chúng như Kodo và Rokkakudo đã đề cập trước đó, trong khi phản ánh đặc điểm của thành phố Kenmon đã được xác nhận (khằng định) dựa vào lòng mong muốn của các giai tầng phía dưới  của cư dân thành phố và do đó thể hiện một trật tự mới.

Tôn giáo của những người dân thành phố

Vào nửa sau thời kỳ trung đại những người thương nhân và thợ thủ công đã trở nên độc lập và quyết định cuộc sống của riêng họ và phần lớn trở thành người dân của vùng lân cận hơn là người thuộc cấp của elite. Trật tự cũ dựa trên luật lệ của các dòng họ quý tộc và viên chức chính phủ mờ dần. Điều này đặc biệt đúng sau chiến tranh Onin, khi các vùng lân cận trở nên tự trị phần lớn. Từ machishu (thị chúng) hoặc choshu chỉ các cư dân thành phố đặt dưới sự lãnh đạo của các thương nhân giàu có, những người cho vay tiền như người nấu rượu, chủ cửa hàng và bao hàm cả những người dân của vùng lân cận hơn là người thuộc cấp của các nhà quý tộc, chế độ tướng quân và các tổ chức tôn giáo.

Tuy nhiên đồng thời, các giai tầng phía trên của những người bình dân thành phố-những người nấu rượu, giữ kho-là trụ cột kinh tế chính của chế độ shogun Muromachi và hơn nữa ăn bám vào kinh tế trang viên trong thời ký nó suy sụp. Thêm nữa với sự suy sụp vào cuối thời kỳ trung đại của phái Ji vốn phát triển vào thế kỉ 13, 14, những người thành phố giàu có có xu hướng gắn kết hơn với phái Rinzai Zen, các ngôi chùa chính của nó được đặt dưới sự bảo hộ của chế độ tướng quân.

Nhưng trong số tất cả sự phân chia tôn giáo của người thành phố trong thời kỳ hậu Onin, chính phái Lotus xứng đáng nhận sự quan tâm của chúng ta. Từ cuối thời kỳ Kamakura, khi sự gia nhập Lotus bắt đầu ở Kyoto, sự gắn bó của nó với các tầng lớp thương nhân đã được ghi nhận và  nó dựa trên nền tảng là sự ủng hộ của những người thành phố ở vùng lân cận-thứ sau đó Hokke ikki (liên minh Lotus) đã phát triển. Mối quan hệ giữa cư dân vùng lân cận và phái Lotus đã biểu thị mối rạn nứt rõ ràng với phái Kenmitsu của các nhà quý tộc và các chùa lớn, và sự chuyển biến thứ hạng của các môn phái thực sự đối lập với cac dạng thức cũ của Phật giáo. Nó cũng chứng tỏ sự ủng hộ đối với tôn giáo của khối lân cận tự trị. Trong thành phố đó những người bình dân đóng chức năng không chỉ như là vật phụ thuộc của trật tự thành phố Kenmon mà chủ yếu như là thành viên cảu các tổ chức cộng đồng lân cận. Do vậy cuộc sông sđo thị và tôn giáo đã kết hợp trong một  dạng mới đáp ứng với liên minh Ikko đang lan rộng ở các ngôi làng khi hệ thống trang viên suy sụp.

CHỦ NGHĨA KHỔ HẠNH VÀ SỰ LANG THANG

Tăng lữ và những người ẩn dật

Các khía cạnh tôn giáo của làng và cuộc sống thành phố đã được đề cập ở trên. Nhưng điều này chỉ mới đề cập đến mối quan hệ chung chung giữa phật giáo và xã hội trang viên. Nhiều khía cạnh của Phật giáo được nhìn thấy trong thành phố và cho  bản thân nó rất quan trọng đã như là hiện tượng đặc biệt mang tính bộ phận, địa lý. Đối với quan điểm về hệ thống như là một chỉnh thể, chính những người xuất thế-những người ẩn dật-những người đã đã tạo nên những yếu tố ấn tượng nhất trong phật giáo trung đại. Những cá nhân như vậy có thể thấy khắp thế giới từ thời cổ đại cho tới thời hiện đại. Để hiểu đầy đủ đóng góp của họ đối với sự diễn thuyết trí tuệ Nhật Bản cần thiết phải xem xét họ từ các quan điểm khác nhau. Tuy nhiên ở đây, chúng tôi sẽ giới hạn sự bàn luận ở vai trò của họ trong xã hội trung đại.

Trong đạo phật, cụm từ chung nhất cho lễ thụ giới-shukke (xuất gia), chỉ sự từ bỏ của ai đó với tất cả mọi thứ thế tục, bao gồm quyền lực, địa vị, tài sản và cuộc sống gia đình và trở thành pháp thực sự. Tuy nhiên điều này không đúng với Phật giáo Nhật Bản trong đầu thời trung đại. Dưới chế độ Ritsuryo (chế độ Luật Lệnh-người dịch) của nhà nước hoàng gia cổ đại, các tăng lữ phật giáo sống trong các ngôi chùa, cơ quan được thành lập và quản lý bởi nhà nước. Trong bối cảnh như thế, bổn phận cao nhất của Phật giáo là bảo hộ về mặt tinh thần cho nhà nước (chingo kokka-trấn hộ quốc gia). Thậm chí sau khi nhà nước hoàng gia suy tàn vào cuối thời kỳ cổ đại các bậc tu hành trong các tự viện lớn tiếp tục đóng vai trò tương tự gắn bó chặt chẽ với các elite ở trung tâm quyền lực chính trị. Khác xa sự từ bỏ thế giới thế tục, họ đã tạo ra yếu tố quan trọng của cấu trúc quyền lực nhà nước. Sự cai trị elite đối với các ngôi chùa thành phố, được miêu tả ở phần trước, là tiêu biểu cho đặc điểm này.

Trong thời trung đại, sau đó nếu một người muốn từ bỏ thế giới và sống cuộc đời tôn giáo, người phải tìm kiếm con đường tách khỏi tăng lữ thiết lập ngôi chùa và ngôi chùa. Những người làm vậy bao gồm rất nhiều người-những người có thể là tăng lữ hoặc là những người thế tục: những người đã rớt khỏi hoặc chạy trốn khỏi giai tầng cai trị trong xã hội cuối thời kỳ cổ đại; những người bị đuổi khỏi trật tự được thiết lập; những người đã nổi loạn chống lại sự thiết lập hoặc ở mặt khác, những người thường đã đã bị cưỡng ép bởi số phận về địa vị thấp nhưng mong mỏi sự tồn tại ít bị gông cùm hơn. Một trật tự xã hội mới bắt đầu, được tạo ra bởi những người tìm kiếm sự trốn chạy thật sự khỏi thế giới

Những nhà sư lang thang

Có hai kiểu những người tôn giáo ẩn dật cơ bản trong thời kỳ trung đại. Một là những người dời bỏ ngôi làng quê hương, xây dựng một tu viện (bessho-biệt sở) ở nơi thiên nhiên ẩn dật, tiến hành tu tập nghiêm ngặt, đọc kinh và niệm tên Phật. Hai là những người không bao giờ ngừng lang thang. Cả hai có điểm chung nhất định đó là có tinh thần kiên định rời bỏ thế giới và trên thực tế phần lớn những người tu khổ hạnh đã sống lúc thì cách biệt tại chỗ và lúc lại lang thang.

Những người tu khổ hạnh-những người lang thang hoặc sống ẩn dật được biết đến như hijiri (thánh-hiền nhân). Từ nguyên của từ này không rõ ràng nhưng từ thời cổ đại nó được hiểu là chỉ những người làm những điều kì diệu mang tính tôn giáo có gốc gác bình dân. Mặc dù hijiri trung đại không thực sự thích hợp với định nghĩa này một cách chặt chẽ nhưng cũng đáng lưu ý để gọi họ bằng cụm từ tạm thời này.

Những khía cạnh nhất định của chủ nghĩa khổ hạnh thời trung đại là sự tiếp tục những mô hình cổ đại. Ẩn dật trong thiên nhiên và lang thang, những khía cạnh chính của tông giáo phổ biến từ thời cổ xưa nhất ở Nhật Bản, đã tiếp tục trong thời kỳ trung đại trong dạng thức của tu hành khổ hạnh ẩn dật và lang thang. Các nhà sư tự phong và không chính thức đã là trụ cột chính của tôn giáo phổ biến ở Nhật Bản cổ đại và đã sống một cuộc sống lang thang, sống dựa vào đúc chuông, biểu diễn những điều bí ẩn và các công việc xây dựng trực tiếp phục vụ tưới tiêu ruộng đồng, làm đường, cầu. Những người kế tục họ thời trung đại là các hijiri lang thang những người thu hút sự quyên góp cho các ngôi chùa và đền thờ thần đạo.

Các hijiri thời trung đại, những người tu hành khổ hạnh, và những người ẩn dật do đó thừa  kế tôn giáo của các tầng lớp dưới thời tiền cổ đại, một truyền thống vốn bị che khuất trong thời cổ đại bởi dạng chính thức của Phật giáo và chủ nghĩa hình thức chingo kokka (trấn hộ quốc gia) của nó. Nếu có  bất cứ thứ gì, chính những ngôi làng dựa trên lòng mộ đạo có tính địa phương và bình dân thứ tái nổi lên dựa trên sự ủng hộ tập thể trong thời trung đại đã kế tục văn hóa suy tàn của quý tộc và chuyến nó thành yếu tố tôn giáo chủ đạo của xã hội trung đại. Nói một cách khác, thế giới của những người ẩn dật và những người mộ đạo không chỉ gồm nghệ thuật bí ẩn, thiền, siêu việt mà còn gồm các cảm quan tôn giáo đại chúng thứ không thay đổi trong bản chất, tạo ra nền tảng của vô số tư tưởng ma thuật. Những người tu hành khổ hạnh thời trung đại do đó đã có sự gắn bó sâu và rộng đối với xã hội thế tục và sự nổi lên của họ biểu thị cơ hội lịch sử cho sự thiết lập của  luận thuyết vô chính phủ, vô tổ chức.

(còn nữa)

Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo (II)

June 29, 2013 Leave a comment

 

(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản 1996 23/3-4. )

Tác giả: Kuroda Toshio

Nguyễn Quốc Vương  dịch  từ bản tiếng Anh của Suzanne GAY

(Bài báo này được dịch từ bài báo “Shoensei shakai to Bukkyo” –Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo-, được in lại trong Kenmitsu taiseiron- Bàn về thể chế Hiển mật, Kuroda Toshio chosaku shu 2- Tuyển tập tác phẩm Kuroda Toshio  2, Kyoto: Hozokan, 1994, trang 3-44).

Các tổ chức cộng đồng làng và tôn giáo

Như đã đề cập trước đó, các ngôi chùa nông thôn trong thời kỳ trung đại không phải tất cả đều bắt đầu như là tòa nhà thờ cúng của làng hay các tu viện với mối quan hệ gắn bó với cộng đồng. Sự thành lập như thế chỉ xuất hiện sau sự nổi lên của các tổ chức cộng đồng làng. Thậm chí trong vào cuối thời kỳ trung đại có vô số các ngôi chùa – thứ như là sự thiết lập sở hữu ruộng đất ưu tú, đã không có quan hệ với những người nông dân. Một vài, mặc dù được ủng hộ bởi niềm tin tôn giáo của những người nông dân, nằm ngoài mối quan hệ gần gũi với cộng đồng làng (thậm chí bị tẩy chay khỏi cộng đồng làng) bởi vì chúng đã thất bại trong việc thích nghi với môi trường tinh thần trong vùng. Sự bành trướng học thuyết của các môn phái và sự tiếp tục của hệ thống tôn giáo nhóm hay đơn lẻ chắc hẳn đã phụ thuộc vào mối quan hệ của ngôi chùa đối với cộng đồng làng.

Môn phái gọi là Tân phật giáo Kamakura bắt rễ từ các ngôi làng trung đại thế kỉ 14, như là phong trào tự trị, đã trở nên tích cực ở đó. Các mối quan hệ giữa hai thứ trên bắt đầu trong một thứ bề ngoài hơi phức tạp, nhưng ở trong quá trình liên lạc niềm tin và cơ cấu của các môn phái ít bị định hình bởi lời dạy của người lập nên môn phái hơn là bởi thực tế của cộng đồng làng. Ví dụ như rất nhiều dạng thức của môn phái Jodo Shin của phật giáo, cách xa khỏi khái niệm chống đối hiện thế đương thời và nhấn mạnh sự cần thiết gắn bó với địa phương. Điều này về phần mình đã tạo ra sự trỗi dậy của tập tục được công nhận như là dị giáo như thiết lập hai thời điểm xuân phân như là thời gian dành cho sự ẩn dật niệm phật và biến lễ tang và sự sùng bái cái chết trở thành trung tâm của việc thực hành tôn giáo[1]. Cũng chính vào khoảng thời gian này vấn đề nổi lên về việc thờ hay không thờ các vị thần và các cẩm nang thuyết pháp được tạo ra để làm rõ vấn đề này.

Các tổ chức tôn giáo làng đứng sau sự phát triển nhanh chóng của phong trào Ikko ikki vào cuối thời trung đại. Rennyo coi  “bậc tu hành, người già và thủ lĩnh” của tổ chức làng như là những con người chủ chốt trong việc khiến người ta từ bỏ một tôn giáo để theo một tôn giáo khác trong làng. Trong sự mở rộng của phong trào Lotus (Nhật Liên-người dịch), một vài ngôi làng bắt đầu trở thành làng Nhật Liên hoàn toàn. Mặc dù chúng ta không nên đánh đồng các tổ chức giáo phái như thế với các tổ chức cộng đồng làng và mặc dù chúng ta phải đặt ra câu hỏi chính xác xem các lời chỉ dạy của các môn phái đó thích hợp với những người nông dân như thế nào nhưng cũng cần chú ý rằng các môn phái này biểu thị mối quan tâm lớn tới các tổ chức cộng đồng và trong quyền lực của nó để kiểm soát và điều chỉnh và thể hiện kĩ năng tuyệt vời trong việc sử dụng chúng cho mục đích làm người khác từ bỏ tôn giáo này theo tôn giáo khác.

Cấu trúc gia trưởng của cộng đồng làng trung đại rất quan trọng trong  việc quan tâm tới tôn giáo làng. Đối với việc việc kiểm soát tổ chức cộng đồng được nắm bởi các phú nông giàu có có đặc quyền, luôn luôn có mối nguy hiểm rằng tôn giáo sẽ bị cấm đoán bởi các quy tắc của tổ chức và sẽ bị khuất phục bởi sự đàn áp giai cấp trong cái tên của tổ chức. Do đó đặc điểm giai tầng của cộng đồng làng trung đại là nhân tố hạn chế lớn nhất đối với các tổ chức tôn giáo. Được lãnh đạo bởi những thành viên giàu có hơn trong cộng đồng, chúng không thuần túy là các tổ chức nông dân mặc dù chúng sở hữu những đặc điểm nông dân nhất định. Hơn nữa, chúng có thể bị tổn thương đối với mối quan tâm của các võ sĩ địa phương và các nhà lãnh đạo nông dân và đã bị lợi dụng trong các trận chiến cuối thế kỷ 16 giữa các lãnh chúa.

Mặc dù các ngôi chùa làng và các tu viện tương đối không giống các tòa nhà thờ cúng trong làng, vào cuối thời kỳ trung đại chúng cũng trở thành nơi liên hiệp tôn giáo (Shukyo Ikki) và thể hiện nhiều xu hướng tương tự. Đó là vì chúng không chỉ thực hiện nhiều chức năng cộng đồng tương tự như tòa nhà thờ cúng trong làng mà đồng thời chúng cũng giữ các bộ kinh phật chi tiết và ban lời cầu nguyện cho các lãnh chúa lớn và các võ sĩ đứng đầu khác. Bằng việc lựa chọn các thủ lĩnh võ sĩ, họ đã xác định số phận của cộng đồng làng trung đại trong nhiều trường hợp. Các tấm áp phích cấm đoán, thứ mà các lãnh chúa trong vùng ban cho các ngôi làng như là phần thưởng dành cho những lời cầu nguyện ủng hộ, có thể đã đảm bảo cho hòa bình của ngôi làng ở vài lĩnh vực, nhưng chúng đã cho phép các lãnh chúa có được sự kiểm soát đối với cộng đồng và những người lính nghĩa vụ cũng như những người lính bộ binh.

 CÁC LÃNH CHÚA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NGÔI CHÙA

 

Tôn giáo của những lãnh chúa địa phương

 

Các võ sĩ thời trung đại khác với các võ sĩ giai đoạn tiền cận đại cơ bản nhất ở điểm họ là các lãnh chúa địa phương sống trong các ngôi làng (Zaichi ryoshu). Cụm từ ryoshu (lãnh chúa) không chỉ đơn giản biểu thị sở hữu ruộng đất: bản thân từ đó ban đầu chỉ người kiếm soát những người nông dân và ruộng đất ở địa phương thông qua sử dụng sức mạnh vật chất. Có rất nhiều mức độ đối với những võ sĩ như thế, trải từ các gia đình lớn ở địa phương – những người nắm trong tay phạm vi lan rộng tới các tỉnh hoặc quận tới các võ sĩ nghèo người chỉ có một chút đất đai. Điển hình nhất là Jito (Địa đầu-người dịch) (quan hành chính địa phương), người trong thời kỳ đầu trung đại đã kiểm soát làng thông qua gia đình và tùy tùng của mình. Jito thường có nguồn gốc là những người lập làng  từ thế kỉ 11 hoặc 12 và đôi khi được gọi là “lãnh chúa cơ bản” (konpon ryoshu) hoặc “lãnh chúa phát triển” (kaihatsu ryoshu- khai phát lãnh chúa). Nói một cách khác, họ không chỉ đơn giản sống trong vùng mà đã gắn bó lâu dài với ngôi làng và gần như được định dạng bởi nguồn gốc của nó. Với sự thăng trầm của thời gian nhiều võ sĩ như thế giành được đất đai mới thông qua các nghĩa vụ và đôi khi họ chuyển tới vùng đất sở hữu mới do đó làm giảm bớt mối quan hệ của họ đối với ngôi làng. Tuy nhiên, “võ sĩ có đất” (kokujin-Quốc nhân và jizamurai- Địa thị)-các võ sĩ tiêu biểu nhất cuối thời kỳ trung đại tiếp tục sống trong các ngôi làng được hỗ trở bởi sự trồng trọt của chính họ. Do đó đặc điểm làng, địa phương của võ sĩ không hoàn toàn mất đi cho tới khi bắt đầu thời kỳ cận đại khi võ sĩ bị di chuyển ra khỏi vùng đất của họ và bị đặt vào các lâu đài lớn.

Như người ta có thể dễ dàng  suy luận từ điều này, các võ sĩ trung đại không khác biệt lớn lao so với những người nông dân  ở một mức độ nào đó bởi vì cảm quan tôn giáo của họ được định hình bởi tư tưởng ma thuật và đa thần. Họ cũng tin vào hiệu quả của các nghi lễ ma thuật để có được mùa màng bội thu, họ cũng thờ cúng và cũng tôn sùng thần và phật. Những sự khác biệt tồn tại trong nhu cầu tôn giáo của họ có liên quan tới mối quan tâm của họ như là thành viên của tầng lớp lãnh chúa địa phương, với bổn phận thu thuế những người nông dân và thu thuế, phí hàng năm và với tư cách là võ sĩ thể hiện bản thân trong sự hiểm nguy của các trận đánh và các cuộc đột kích.

 Các ngôi chùa dòng họ võ sĩ

Nhiều cộng đồng nông dân đặt các yêu cầu phong phú của mình vào các vị thần và tòa nhà thờ cúng của làng, các võ sĩ đặt niềm tin của mình vào các vị thần tổ tiên và các ngôi chùa của dòng họ (Ujidera-Thị tự). Như một nguyên tắc, các võ sĩ đầu thời kỳ trung đại đã tạo ra các nhóm ổn định được  cai trị bởi mối quan hệ gắn bó mang tính gia trưởng, dòng họ (được gọi là Soryo-tổng lãnh). Vào khoảng thế kỷ 14 những nhóm võ sĩ này bắt đầu tan rã và từ đó trở về sau sự cai trị rộng trên quy mô tỉnh bởi các lãnh chúa lớn và các dòng họ địa phương nổi trội dần trở thành quy phạm. Các võ sĩ bình thường đã lập ra liên minh lãnh thổ trong các nhóm và liên minh. Tuy nhiên cũng gần như là đồng thời, hệ thống Soryo được tái xây dựng rộng rãi trong thể thức tương đối thoải mái như là các liên minh có cùng dòng máu. Các võ sĩ cá nhân từ các lãnh chúa lớn cho tới những người cư trú trong làng đã lập ra sự liên kết của chính mình. Vì vậy các nhóm võ sĩ gia đình và các kiểu khác đã làm nên đặc điểm của toàn bộ thời trung đại khi coi  sự thờ cúng  các vị thần bảo hộ (Ujigami-thị thần) như là cột trụ tôn giáo của các nhóm gia đình hoặc dòng họ đó. Ujigami là vị thần tổ tiên của dòng họ và là vị thần bảo hộ vùng đất của họ đó theo đó thì đây cũng là vị thần đảm bảo sự tiếp tục tồn tại của dòng họ như là một thực thể thống nhất và có trong tay ruộng đất. Các ngôi chùa dòng họ đã có chức năng gần tương đương như các vị thần bảo hộ và đã được dựng rộng rãi khắp nơi.

Các quý tộc đã xây dựng các ujidera bắt đầu vào thời kỳ Heian; những ujidera này bao gồm Kokufu-ji của dòng họ Fujiwara, Jingo-ji của Wake, Hokkai-ji của Hino và Rokusho-ji (sáu ujidera của dòng họ thiên hoàng ở Kyoto). Tuy nhiên không phải đợi tới nửa sau của thời kỳ Kamakura, các võ sĩ ở các tỉnh bắt đầu xây dựng các ngôi chùa như vậy; trước khi có nó tất nhiên các võ sĩ đã theo Phật giáo nhưng biểu hiện niềm tin của họ không bao gồm việc dựng các Ujidera.

Các võ sĩ theo Phật giáo thường có từ cuộc chiến tranh giữa dòng họ Taira và Minamoto vào thế kỷ 12. Không phải là huyền thoại mà là sự thật rằng các trận chiến đã cung cấp cơ hội cho các võ sĩ nhận ra sự phù du của thế giới này và sự nghiêm trọng của những sai lầm mà họ đang làm. Nhưng cũng có những khía cạnh xã hội đối với sự giác ngộ này: một vài người  xuống tóc vì bị sốc mạnh giữa mơ ước của họ và sự khinh bỉ mà họ phải chịu đựng, bị coi như là viên chức nhỏ mọn từ phía nhà nước. Đối với họ cuộc sống của nhà sư có nghĩa là đặt sang một bên ước vọng nguy nga tráng lệ để trở thành thầy tu hành khất lang thang. Tách rời khỏi nhóm của họ, ẩn dật trong núi họ đã tạo ra cho họ sự tồn tại lưu động.

Nói đúng ra, việc có lời thề phật giáo có nghĩa là từ bỏ cương vị đứng đầu dòng họ và trở nên ẩn dật. Tuy nhiên, cũng có khi nó trở thành một dạng nghỉ hưu- các võ sĩ và các góa phụ của võ sĩ sau khi chuyển dinh cơ của dòng họ cho người thừa kế đã không đi khỏi nhà nhưng sống cuộc sống bán ẩn dật như là bậc tu hành dự bị. Bằng việc xây dựng các ngôi chùa nhỏ thờ Phật ở nơi cư trú của các dòng họ, họ đã sống bên lề cuộc sống chồng vợ và những lời an ủi tổ tiên.  Những ngôi chùa như thế là những nguyên mẫu đầu tiên của Ujidera.

Sự ra đời  của các ngôi chùa dòng họ võ sĩ do đó đã cung cấp các nhà sư võ sĩ nghỉ hưu với ý nghĩa duy trì tình trạng thế tục như là lãnh chúa địa phương mặc dù dưới dạng thức khác. Sự thiết lập của họ cũng là sự biểu thị của sự nổi lên vị trí văn hóa và xã hội của võ sĩ ở một chừng mực nhất định khi nó chỉ ra sự hiểu biết tiến bộ về học thuyết phật giáo dựa trên sự sùng bái đơn giản đối với các vị thần. Tuy nhiên thông thường các quy tắc, luật lệ của các ngôi chùa dòng họ nhấn mạnh sự nguyện cầu cho sự khai sáng của tổ tiên và cho sự giàu có, thành công của dòng họ và những người kế vị của nó. Trong cảm quan này, sự thờ cúng trong chùa không khác lắm sự thờ cúng các vị thần bảo hộ trước đó. Như ta có thể thấy từ thực tế rằng sự ra đời của các Ujidera gia tăng trong thế kỷ 14, thời kỳ mà hệ thống cai trị dòng họ (soryosei) chưa được ổn định, mục đích đầu tiên của chúng là tăng cường sự đoàn kết của dòng họ võ sĩ.

 Những người hảo tâm và sự ra đời của các môn phái

Khi các ngôi chùa dòng họ võ sĩ được xây dựng, một nhà sư địa phương sẽ được mời tới để trở thành thầy tế tại gia và đóng vai trò là người sáng lập ngôi chùa. Đôi khi một nhà sư là thầy dạy của các bậc tu hành địa phương sẽ được coi là người sáng lập trên danh nghĩa. Môn phái của hầu hết các ngôi chùa dòng họ có xu hướng là Tịnh thổ hoặc Thiền. Tùy theo thời kỳ và vùng, môn phái Liên (Lotus) và Ji cũng là tiêu biểu. Các ngôi chùa dòng họ không chỉ là những địa điểm quan trọng đối với sự phát triển của các môn phái Phật giáo mới trong vùng mà còn  định vị sự di chuyển của văn hóa từ kinh đô tới các tỉnh.

Tuy nhiên trong sự phân tích cuối cùng, các ngôi chùa dòng họ phụ thuộc vào ngôi nhà của võ sĩ người xây dựng nên ngôi chùa. Võ sĩ là nhà hảo tâm đứng đầu của nó và đôi khi thậm chí ông ta được coi là người sáng lập ngôi chùa. Trong phần lớn các trường hợp đất đai của chùa và các tòa nhà được xây dựng hoặc được bao cấp bởi nhà hảo tâm võ sĩ-người có quyền quản lý và sắp xếp tài sản của ngôi chùa. Bởi vì ujidera đóng vai trò chủ yếu như là ngôi chùa của dòng họ võ sĩ, vị sư chủ trì được nuôi dưỡng để cầu nguyện cho sự trường tồn và giàu có của dòng họ. Ông ta cũng có thể được theo bởi các người nông dân trong vùng nhưng xét về khía cạnh kinh tế và xã hội thì ông ta  nằm dưới sự bảo trợ của dòng họ võ sĩ. Trên thực tế sẽ là không bình thường đối với việc bản thân chủ trì ngôi chùa trở thành thành viên của dòng họ võ sĩ-người đóng vai trò là nhà hảo tâm.

 Vai trò của các ngôi chùa dòng họ

Bất chấp sự phân chia môn phái của chúng, các ngôi chùa dòng họ là các thực thể Phật giáo được gộp vào bên trong hệ thống Soryo hoặc hệ thống lãnh chúa địa phương. Chúng không chỉ tiến hành các nghi lễ phật giáo cho dòng họ võ sĩ mà còn quản lý các nông dân địa phương (mặc dù như là một phần của hệ thống trang viên, các ngôi chùa đồng thời sử dụng sự kiểm soát đối với nông dân dưới lốt hướng dẫn và bảo trợ về tinh thần). Bằng lý do này, kiểu các tòa nhà thờ cúng trong làng đã bàn đến ở phần trước ít phổ biến ở những nơi có Ujidera. Các ngôi đền dòng họ võ sĩ đã đóng chức năng của các tòa nhà thờ cúng và được hiểu như là tổ chức tôn giáo đồng thời là hiện thân quyền lực truyền thống của lãnh chúa địa phương.

Chức năng trung tâm của các ngôi chùa dòng họ là tiến hành kito với những lời cầu nguyện có được lợi ích ở thế giới trần tục. Điều này trở thành một nhân tố đóng góp quan trọng đối với việc nghi lễ hóa tăng lên của các môn phái Phật giáo Kamakura mà tầng lớp võ sĩ cải đạo theo. Tinh thần nguyên thủy của Tân Phật giáo, thứ nhấn mạnh sự từ bỏ thế giới và tìm kiếm sự thật trong sự khổ hạnh, đã bị thoái lui như là sự tin cậy của phong trào đối với sự gia tăng  uy quyền của các trang viên. Trong những cố gắng để đáp ứng nhu cầu ma thuật của các lãnh chúa thông qua việc tiến hành kito, các môn phái Tân Phật giáo nhất định đã hấp thụ các yếu tố sùng bái thần và diện mạo thần bí.

Các ngôi chùa dòng họ cũng dẫn tới sự tồn tại có chút gì đó không bền vững. Sự xác định môn phái của chúng có thể thay đổi dựa trên ý thích chợt nảy ra của nhà hảo tâm-võ sĩ. Nếu như nhà võ sĩ chịu đựng số phận suy sụp hoặc  tuyệt tự, ngôi chùa dòng họ đó có thể sẽ đóng cửa hoàn toàn hoặc bị chuyển thành ngôi chùa địa phương dưới sự kiểm soát của những người trong làng. Trong một vài trường hợp các ngôi chùa như vậy được kiểm soát bởi các võ sĩ khác với tư cách như là Ujidera. Tuy nhiên, chừng nào xã hội phong kiến còn tiếp tục, chùa dòng họ còn tồn tại và có thể được tìm thấy thậm chí ở đầu thời kỳ cận đại dưới dạng các ngôi chùa kỉ niệm (bodaiji-Bồ đề tự) và chùa cầu nguyện (kiganji-Kỳ nguyện tự).

Tôn giáo và quyền lực của các lãnh chúa trang viên

Lãnh chúa trang viên (shoen ryoshu-Trang viên lãnh chúa) có thể được phân biệt với các lãnh chúa địa phương (zaichi ryoshu) ở điểm rằng lãnh chúa trang viên có uy quyền và địa vị cực kỳ cao, là thành viên của một trong số các nhóm ưu tú hay các bè phái cùng cai trị Nhật Bản (Kenmon Seika-Quyền môn thế gia). Thông thường các lãnh chúa trang viên sống ở các thành phố (Kyoto hay Nara) và có ảnh hưởng chung trong các lĩnh vực truyền thống về quyền lực bao gồm quản trị, tôn giáo và văn hóa. Họ có đất đai ở khắp đất nước và được cung phụng bởi các cư dân trang viên. Các lãnh chúa Trang viên có thẩm quyền cao nhất đối với đất đai không phải bởi sự xuất sắc về kiểm soát khu vực một cách cá nhân và cai trị các cư dân của nó một cách trực tiếp thông qua lực lượng vũ trang (giống như trường hợp các lãnh chúa địa phương) mà bằng sự xuất sắc về vị trí chính trị cao và những ảnh hướng lớn. Do đó chính quyền lực  được thu nhận của họ là thứ đáng kể nhất. Tất nhiên kiểm soát đất đai không chỉ nằm hoàn toàn ở  quyền thu nhận được bởi vì  lực lượng vũ trang đôi khi là cần thiết để kiểm soát các cư dân nông dân và chính vì mục đích đó mà thành viên của tầng lớp Zaichi ryoshu (lãnh chúa sống ở địa phương-người dịch) được chỉ định là các quan chức trang viên. Kiểm soát cũng có thể được sử dụng bằng việc kêu gọi lực lượng của viên thống lĩnh  hoàng gia hoặc người đứng đầu võ sĩ ở trong tỉnh. Cuối cùng, các lãnh chúa trang viên cai trị các cư dân bao gồm võ sĩ, nông dân, thương nhân… trong vai trò của người có thẩm quyền cao hơn.

Trong thời kỳ trung đại, tất cả những người có quyền lực  đều tiêu biểu (là hiện thân) cho đặc trưng  tôn giáo ở mức nào đó. Quyền lực  của lãnh chúa trang viên cũng không là ngoại lệ. Uy quyền chính trị tập trung của giới quý tộc được chống lưng bởi đạo luật Phật giáo (buppo-Phật pháp), thứ bảo vệ về tinh thần đối với đạo luật của kẻ cai trị (obo-Vương pháp). Trong cung điện hoàng gia có các ngôi chùa cầu nguyện hoàng gia và các ngôi chùa, đền thờ thần đạo lớn là những người bảo vệ của nhà nước. Tương tự như thế trong các ngôi nhà quý tộc có các ngôi chùa dòng họ và các vị thần bảo hộ. Thêm nữa, bản thân các đền thờ Thần đạo và chùa lớn cũng đóng vai trò như là các lãnh chúa trang viên và trong những trường hợp như thế thật khó để tách bạch quyền lực  của lãnh chúa khỏi quyền uy tôn giáo. Những ngôi chùa lớn như vậy đều thuộc môn phái Hiển mật (kenmitsu) của Cựu Phật giáo. Do đó tất các trang viên đều có liên quan bằng một vài cách với môn phái Kenmitsu trực tiếp hoặc thông qua một lãnh chúa quý tộc. Những ngoại lệ đối với quy tắc này là các trang viên thuộc các chùa Rinzai Zen (đặc biệt là nhóm Gozan dưới sự bảo hộ của tướng quân), nơi mà vào nửa sau thời kỳ trung đại đã được thêm vào hàng ngũ của các lãnh chúa trang viên.

 Đất chùa

Nói chung thẩm quyền đối với Shoen được cơ cấu theo lối từng lớp, được chia ra giữa những người ưu tú nắm giữ độc quyền (honke-Bản gia) và quyền lãnh chúa (ryoke-Lãnh gia). Một cách rất thông thường, nếu gia đình hoàng gia nắm giữ độc quyền trung tâm thì sau đó quyền lãnh chúa được nắm giữa bởi các ngôi chùa lớn như Enrayku-ji trên đỉnh Hiei, To-ji ở Kyoto, Kongobu-ji trên đỉnh Koya hoặc những nơi kỷ niệm của hoàng gia hay các chùa cầu nguyện như sáu ngôi chùa Rikusho-ji ở Kyoto. Trong những trường hợp nơi các quan nhiếp chính Fujiwara nắm giữ độc quyền trung tâm, quyền lãnh chúa thông thường thuộc về các ngôi chùa dòng họ như Kofuku-ji ở Nara hoặc Hojo-ji ở Kyoto. Những quyền sau chót đối với việc kiểm soát và quản trị một vùng đất được biết đến như là Shomuken (Trang vụ quyền), có thể được đặt vào người chủ trung ương hoặc là lãnh chúa. Khi các ngôi chùa nắm các quyền này, sự kiểm soát của họ đối với trang viên nghiêm ngặt hơn các quý tộc. Khái niệm “trang viên chùa” chỉ bất cứ trang viên nào ở đó thẩm quyền được sử dụng trong dạng thức này khác bởi ngôi chùa điển hình nhất là trang viên nơi ngôi chùa nắm các quyền quản lý, quản trị.

Trong trường hợp các trang viên chùa, các quan chức cư trú nhưng người tực tiếp quản lý các sự kiện của trang viên được chỉ định bởi những người chủ trì ngôi chùa. Đất trồng trang viên được định rõ để đảm đương được chi phí của nó hoặc các lễ nghi Phật giáo. Quyền chủ nhà đối với nó được chia ra và được chỉ định dành cho thu nhập của các vị chủ trì. Các nguyên liệu đặc biệt cần thiết cho các lễ kỷ niệm của ngôi chùa được lấy từ những người nông dân như là thuế; và các mảnh đất dành cho mục đích đó cũng được chuẩn hóa và tổ chức. Do đó toàn bộ trang viên được dành cho công việc kinh doanh của Phật giáo, những người nông dân phụ thuộc vào chùa và lao động của người nông dân được coi như là phục vụ Phật giáo. Bằng biểu hiện tương tự, bất cứ sự đối lập nào đối với lãnh chúa cũng được nhìn nhận là sự mời gọi sự báo thù của Phật giáo. Thêm nữa, tầng lớp đứng đầu của nông dân được ban địa vị đặc biệt và tước vị (Yorido-kì nhân, kugonin-cung ngự nhân, jinin-tự nhân, jinnin-thần nhân) diễn tả sự phục vụ đối với thần và phật. Do vậy những người nông dân, trung tâm của cộng đồng làng, được kết hợp vào cấu trúc kiểm soát của lãnh chúa địa phương thông qua sự trung gian của tôn giáo.

Trong khi thẩm quyền tôn giáo được  sử dụng một cách tôn giáo và dựa trên nền tảng hàng ngày, nó được viện dẫn trực tiếp hơn trong các tình huống khẩn cấp như khi những người nông dân nổi lên chống lại thẩm quyền của trang viên. Chủ trì của ngôi chùa hoặc những người phục vụ đền Thần đạo có thể xuất hiện trước những người nông dân cả tin đang chịu đựng những đặc trưng của quỷ, tràng hạt và sự nguyền rủa lầm bầm. Điều này có thể được theo sau bởi bạo lực, đe dọa ứng xử đối với phần việc của chủ trì trong ngôi chùa chính. Thậm chí đôi khi hình phạt tử hình được thực thi dưới danh nghĩa Phật.

Các ngôi chùa chi nhánh và đền thờ thần đạo

Niềm tin ma thuật và đa thần của người nông dân do đó tương đối thuận lợi cho những người cai trị trang viên; chúng cũng thuận tiện cho các lãnh chúa trang viên của các trường phái Cựu Phật giáo trong việc đưa ra các quy tắc về hệ thống tôn giáo và môn phái. Thậm chí trước khi đất đai tồn tại những người nông dân đã coi vô số các vị thần, phật  là thiêng liêng trong làng. Và cũng dưới sự cai trị của lãnh chúa địa phương họ sẽ xây dựng các nhà nguyện để thờ cúng hoặc là tổ chức nghi lễ khi có những điềm tốt đến đột ngột một cách tương đối độc lập với lãnh chúa. Được sùng bái đặc biệt là các vị thần, phật gắn với các huyền thoại và sấm truyền, ở đó thực thể siêu nhiên -những huyền thoại dường như hợp lý- trở thành sự hiện hình của phật hoặc bồ tát của ngôi chùa kiểm soát vùng đất đó. Đặc biệt được khẩn khoản là các vị phật hoặc thần bảo hộ của các ngôi chùa sở hữu trang viên và đền thờ thần đạo như Hachiman, Kasuga và Hie. Các bậc tu hành từ các ngôi chùa lãnh chúa có xu hướng được chuyển nhượng (chỉ định, phân công) tới các ngôi chùa khác nhỏ hơn nằm trong đất đai của chùa vì vậy mối liên hệ giữa chùa lớn và các chùa nhỏ được thiết lập ở cả phương diện tôn giáo và con người. Trong cách này các tu viện và các tòa nhà thờ cúng trong trang viên được sát nhập vào phạm vi ảnh hưởng của các ngôi chùa lãnh chúa và cuối cùng duy trì trạng thái như là các ngôi chùa chi nhánh. Tương tự như vậy, các ujidera đa cung cấp một công cụ để kiểm soát các lãnh chúa địa phương nổi loạn ở một mức độ nào đó thông qua ảnh hưởng của tôn giáo. Đối với lãnh chúa tôn giáo, các ngôi chùa và đền thờ thần đạo chi nhánh là công cụ cai trị cực kỳ quan trọng và được nhìn nhận,  cùng với  đất đai của họ đã được sát nhập, như là một dạng tài sản (và thậm chí còn được ghi chép như thế trong các bảng kê về trang viên trung đại).

Sự kiểm soát này-thứ mà các ngôi chùa lớn tiến hành thông qua các ngôi chùa chi nhánh đã được áp dụng cho không chỉ đất đai của chùa mà còn được áp dụng đối với đất đai của quý tộc ở một chừng mực nào đó. Các dòng họ quý tộc như đã bàn đến ở trên, đã có mối quan hệ gần gũi đối với các ngôi chùa lớn của phái Hiển mật (Kenmitsu) và thậm chí đã ban tặng quyền đối với một vài loại thuế nhất định cho các ngôi chùa trên đất của họ. Do đó các làng trang viên ở khắp quốc gia đã được đưa vào một mạng lưới phức tạp bao gồm các ngôi chùa, đền thờ thần đạo chính và chi nhánh. Sự tồn tại của mạng lưới này là một yếu tố trung tâm của việc thực thi thẩm quyền bởi các cơ sở tôn giáo lớn. Tuy nhiên, tách rời khỏi tất cả điều này là các ngôi chù và các tòa nhà tu tập của phái Tịnh thổ và Thiền và các môn phái khác của Phật giáo thứ, thật đáng ngạc nhiên, vẫn tiếp tục khăng khăng bị cấm đụng vào đất đai chùa.


[1] Vào thế kỷ 14, Kakunyo phê phán chúng như là các hành động dị giáo bởi vì chúng cố gắng  sinh ra công trạng  cho những  người thân thuộc đã chết, chệch khỏi tư tưởng Phật Amida là nguồn gốc của tất cả công trạng.

Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo (I)

June 29, 2013 Leave a comment

XÃ HỘI CHẾ ĐỘ TRANG VIÊN VÀ PHẬT GIÁO

(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản 1996 23/3-4. )

Tác giả: Kuroda Toshio

Nguyễn Quốc Vương  dịch  từ bản tiếng Anh của Suzanne GAY

(Bài báo này được dịch từ bài báo “Shoensei shakai to Bukkyo” –Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo-, được in lại trong Kenmitsu taiseiron- Bàn về thể chế Hiển mật, Kuroda Toshio chosaku shu 2- Tuyển tập tác phẩm Kuroda Toshio  2, Kyoto: Hozokan, 1994, trang 3-44).

Khởi đầu với những tín ngưỡng và tập tục gắn với vòng quay nông nghiệp, xã hội Nhật Bản trung đại đã bị thâm nhập bởi những ảnh hưởng của Phật giáo. Xuất phát từ giả định rằng  các phép  thuật và đa thần giáo đã tạo nên đặc trưng tôn giáo Nhật Bản thời trung đại, bài báo này phác họa vô số những điểm giao cắt giữa xã hội tôn giáo trong Nhật Bản thời trung đại bao gồm tôn giáo trong các ngôi làng, các ngôi chùa dòng họ của các ông chủ võ sĩ  và cuộc sống tôn giáo ở các đô thị. Ở phần kết luận, tác giả rút ra đặc điểm của những người tu hành khổ hạnh thời trung đại và thái độ độc lập đối với trật tự xã hội đã được thiết lập như là quy tắc cơ bản đối với tôn giáo Nhật Bản trung đại và đối với truyền thống trí thức Nhật Bản.

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÉP THUẬT

Xã hội dưới chế độ trang viên.

Mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội hiển hiện trong gần như tất cả các khía cạnh của đời sống trung đại. Xã hội trung đại rất phức tạp với nét đặc trưng là một loạt các cấu trúc xã hội với các mối quan hệ rối rắm về luật lệ, đi lại, và cộng đồng. Trong số các quan hệ đó có  luật lệ trang viên (Shoen) của quý tộc và lãnh chúa tôn giáo; có rất nhiều dạng kiểm soát của chính phủ hay tư nhân trên danh nghĩa đối vớI đất đai công cộng ở địa phương gọi là kokugaryo (Quốc nha lãnh); luật lệ đối với các ngôi làng và người nông dân đặt ra bởi các lãnh chúa địa phương (zaichi ryoshu-lãnh chúa địa phương); các hoạt động cộng động đặt ra bởi giai cấp nông dân trong các ngôi làng; mối quan hệ giữa các cư dân của Nara, Kyoto và các vùng đô thị khác; và mối quan hệ giữa các thương nhân và thợ thủ công đặc biệt là ở trong các thành phố.

Cấu trúc phức tạp, đa nguyên này-kết quả của gia tăng phong kiến hóa ở Nhật Bản- đã tạo ra một hệ thống xã hội có đặc điểm nổi bật là chế độ trang viên (Shoensei shakai-Xã hội chế độ trang viên). Tất nhiên, trải qua thời kỳ trung đại kéo dài, hệ thống trang viên (shoen) dần thay đổi và cuối cùng thì sụp đổ-xã hội trang viên đã không bao giờ được sửa chữa và cũng không phải là đá tảng. Thời kỳ này được tạo ra đặc trưng bởi hệ thống trang viên được phô bày qua các chặng đường phát triển và được đi cùng bởi những sự thay đổi vốn diễn ra tương đối dần dần nhưng đôi khi cũng diễn ra rất bất ngờ.

Phép thuật và thuyết đa thần giáo

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng là xã hội trang viên trung đại, mặc dù các hoạt động sản xuất giúp cho trang viên tiến triển tốt dựa trên nông nghiệp, nó vẫn bao gồm cả thủ công nghiệp đi kèm với đánh cá và lâm nghiệp. Và cũng có những dấu hiệu quan trọng để nói xã hội trang viên là hệ thống của thương mại, vận tải và phân phối. Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất là nông nghiệp. Đặc biệt sự trồng trọt trên cánh đồng lúa, không chỉ tận dụng sức lao động của người nông dân mà còn thúc đẩy cuộc sống của thương nhân, thợ thủ công và ngư dân. Thậm chí võ sĩ và các thầy tế  ở làng cũng tham gia vào nông nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy  để hiểu được nền móng của Phật giáo trung đại cần phải đi vào những tư liệu của các tập tục tôn giáo có liên quan đến nông nghiệp và các khái niệm tôn giáo được định vị bởi sản xuất nông nghiệp.

Tư duy phép thuật và quan điểm đa thần đã thâm nhập vào cuộc sống nông nghiệp tiền cận đại. Cũng giống như chúng ta trong xã hội hiện đại phụ thuộc vào khoa học công nghệ, con người trong xã hội tiền cận đại dựa vào các nghi lễ ma thuật để có được vụ mùa bội thu. Họ tìm kiếm các nhân vật thiêng liêng và thực hiện chức năng trong vô số các thực thể, hiện tượng  nhân tạo và tự nhiên-ví dụ như  trong mặt trời, mặt trăng, ngọn núi, dòng sông, cây cối, gió, sấm; trong vòng quay cuộc sống, trong sức mạnh và truyền thống của lãnh chúa, trong số phận và những thứ như thế. Thông thường đây được coi như là thuyết vạn vật có linh hồn, ở đó các vị thần được tin là trú ngụ trong các vật thể tự nhiên, hoặc thuyết đa thần ở đó có vô số các vị thần chi phối các không gian khác nhau. Mặc dù công nghệ là một yếu tố trong nông nghiệp tiền hiện đại (tất nhiên), nó hoàn toàn gắn chặt với  và bị lu mờ bởi phép thuật và thuyết đa thần. Xã hội trang viên Nhật Bản trung đại không phải là ngoại lệ trong mô hình này.

Mặc dù có sự khác biệt mang tính địa phương rất lớn và sự phức tạp trong sản xuất nông nghiệp trung đại và tình hình trong các ngôi làng, phát biểu nói trên vẫn đúng với mọi nơi. So sánh với những người nông dân cổ đại thì người nông dân trung đại đã hưởng thụ sự sản xuất tăng lên nhờ vào các tiến bộ kĩ thuật đạt được thông qua kinh nghiệm và sự khéo léo. Ở góc độ đó sự ngu dốt đã giảm đi trong thời trung đại. Tuy nhiên, kết cục người nông dân vẫn ở lại làm nô lệ của phép thuật và thuyết đa thần. Trong khi vào thời kỳ cổ đại người nông dân phải phụ thuộc vào các gia đình giàu có và do đó thiếu sự độc lập, trong thời trung đại phần lớn nông nghiệp được quản lý một cách độc lập và người nông dân tham gia tùy theo quyết định và nỗ lực của chính họ, dù chỉ là ở quy mô nhỏ. Nói một cách chính xác sự độc lập này và tính bấp bênh của nó đã thu hút những người nông dân trung bình vào phép thuật và thuyết đa thần. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các lãnh chúa trung đại và người nông dân mê muội một cách đơn giản vào thuyết đa thần nguyên thủy. Cuối cùng chúng vượt quá những giới hạn này và quyền lực của chúng đối với các yếu tố tinh thần đã trở nên phức tạp hơn nhiều.

Các vị thần nhân từ và độc ác

Nhiều nghi lễ tôn giáo hàng năm trong thời kỳ trung đại có liên quan đến chu kỳ nông nghiệp, bao gồm nghi lễ năm mới, điệu nhảy trồng lúa, cầu mưa, xua đuổi côn trùng và săn đuổi chim khỏi khu đất trồng lúa, lễ hội gió, lễ hội thu hoạch mùa thu…Các nhà nhân chủng học đã quan sát các dấu tích của những nghi thức này với số lượng lớn kể cả hiện nay; chúng xuất hiện liên tục trong các tư liệu và ghi chép thời trung đại, cả trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Hơn nữa các nghi lễ này không phải đơn giản chỉ là một dạng nghi thức phép thuật: người ta tin rằng một vị thần hoặc phật thực sự lắng nghe những lời cầu nguyện của những người khẩn cầu. Các vị phật và bồ tát bao gồm Yakushi, Dainichi, Amida, Jizo, Kannon (Quan Âm-người dịch) được cho là có mang trong mình linh hồn  của tổ tiên và là vị thần bảo hộ và do đó được thờ cúng như là thần bảo hộ.

Không phải tất cả các vị thần đều nhân từ. Một vài vị thần gây nên nỗi sợ hãi, đôi khi họ nổi giận và lên cơn thịnh nộ gieo rắc đau khổ cho mọi người. Cũng có những ma quỷ tạo ra tai ương và làm cho những người nông dân sống khốn khổ. Bên cạnh thần chó, thần rắn, cáo, quỷ, và các vị thần dân gian khác, cũng có sinh vật như Tengu (Thiên cẩu-người dịch) với chiếc mũi dài vốn rất phổ biến rộng rãi trong Phật giáo và trong văn học. Mục đích chủ yếu của các nghi lễ  tôn giáo và sự thỉnh cầu là để làm dịu cơn giận của thánh thần, để xua đuổi linh hồn ma  quỷ và cầu thần, phần phù hộ.

Bất chấp một số lượng lớn các giáo phái Phật giáo cũ và mới trong thời trung đại, tất cả niềm tin vào thần thánh này có nghĩa rằng sự thờ cúng linh hồn trước đó đã tiếp tục có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Nếu như cụm từ chung “các vị thánh thần của thiên đường và hạ giới” (jingi-Thần kì) bao gồm tất cả các vị thần-không chỉ có các vị thần như là linh hồn của tổ tiên mà là cả các hồn ma quỷ-sau đó tín ngưỡng ma thuật và thuyết đa thần đã làm cho sự sùng bái thánh thần trở nên có thể trong tất cà các khía cạnh của cuộc sống đặc biệt là nông nghiệp. Do đó, sẽ là không đúng khi hiểu sự sùng bái thánh thần (jingi suhai- Thần kì sùng bái) như Thần Đạo (ngoại trừ Thần Đạo nhà nước) trong một cảm quan chật hẹp rằng đó là một hệ thống niềm tin tôn giáo và chính trị hay là một sự tiếp tục của biểu hiện tôn giáo cổ xưa, nguyên thủy.

Thuyết đa thần trong Phật giáo cũ và mới

Thuyết đa thần được miêu tả bên trên được tìm thấy không chỉ trong nhận thức xúc cảm nguyên thủy của các lãnh chúa và nông dân sống ở địa phương mà trong rất nhiều dạng, trong tất cả các môn phái Phật giáo và các học thuyết thời trung đại. Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng trong các môn  phái của thứ được gọi là Cựu phật giáo tồn tại từ thời kỳ tiền Heian tới đầu thời Heian. Những môn phái này hình dung một thế giới chứa đựng không chỉ vô số các vị Phật và bồ tát mà có cả các linh hồn nhân từ, các vị thần trên thiên đường, các hồn ma quỷ. Đổi lại điều này đã làm tăng tính siêu hình của mỗi môn phái. Do đó, Mandala (hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ-người dịch), thứ ở trong dạng thức cũ của Phật giáo và là biểu tượng vật lý của triết học, đến thời trung đại đã được tái sinh rộng rãi như là vật thể thờ cúng. Thậm chí sự nhấn mạnh trong một vài môn phái trung thành với một số phật và bồ tát nhất định như Yakushi, Miroku, Monju và Jizo cũng được trình bày trong niềm tin đa thần. Đặc điểm đa thần này thậm chí trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta quan tâm tới sự sùng bái thần và vô số trường phái Thần đạo (Shinto Setsu-Thần đạo thuyết).

Những môn phái của Tân phật giáo Kamakura như Zen (Thiền-người dịch) và Lotus (Liên-Người dịch) mặc dù sở hữu các đặc điểm học thuyết đáng tôn trọng của chúng, đã chỉ ra đặc điểm đa thần tương tự. Trong đó mối quan tâm đặc biệt là  phong trào senju nenbutsu-chuyên tu niệm phật (chỉ niệm phật thôi) khởi xướng bởi Honen và Shinran. Những phong trào này đã đòi hỏi niềm tin vào hoặc là sự thừa nhận vị phật riêng lẻ Amida và do đó không phải là đa thần. Tuy nhiên họ không làm vậy mặc dù họ thực sự từ chối sự tồn tại của vô số các vị thần, phật khác; những thực thể này được thừa nhận nhưng bị từ chối trong sự quý mến Amida  trong sự quan tâm tới khả năng giới hạn của con người trong Thời kỳ cuối cùng của Dharma (mappo- Mạt pháp). Tư tưởng của Honen về sự lựa chọn và bao gồm do đó đã bao hàm quan điểm đa thần. Mặc dù ở thái cực của nó giáo lý senjubutsu giống như độc thần (ví dụ như sự thừa nhận của nó về một vị phật nhân từ và tuyệt đối và sự từ chối của nó đối với các thực thể siêu nhiên khác), nó không phải là thuyết độc thần, không kể thuyết hữu thần trong cảm quan hiện đại, bởi nó cho phép các vị thần khác tồn tại. Những người trung thành với senjubutsu thời trung đại gắn liền với các hành động quá độ như nói xấu các vị thần, bồ tát, phật (những vị ngoài Amida) bởi vì họ tin vào các vị này. Những hành động của họ vẫn là một phần của thế giới quan đa thần. Do đó mặc dù các khuynh hướng hướng tới độc thần có thể được phát hiện trong tất cả các trường phái Phật giáo trung đại ở đó chúng có xu hướng tập trung niềm tin vào một vị phật nhưng tất cả chúng đều có chung nền tảng đa thần.

Các học thuyết ma thuật đa thần

Đặc điểm đích thực của Phật giáo trung đại không chỉ giới hạn trong các khái niệm ma thuật và đa thần. Hơn thế, nó nằm trong tình trạng căng thẳng được gây ra bởi phản ứng chủ động và thụ động tới những tư tưởng mà các học thuyết và tín ngưỡng của vô số các môn phái tồn tại. Những phản ứng này, mặc dù rất phong phú, có thể được chia thành hai kiểu hoàn toàn đối lập. Thứ nhất  là thái độ hoàn toàn chấp nhận thể thức ma thuật, chấp nhận nhiều vị phật và các vị thần trên trời trong các kinh điển Phật giáo, và các ma thuật, các vị thần, phật phổ biến trong phong tục phổ biến. Thái độ này được kết hợp tích cực trong học thuyết, bên ngoài niềm tin vào sức mạnh nội tại của ma thuật. Các ví dụ bao gồm vô số các thể thức chữa trị bệnh, cầu mưa, xua đuổi quỷ, cầu nguyện đánh bại kẻ địch, cầu tha thứ cho lỗi lầm… Nó cũng có thể thấy trong sự nổi lên của Thần Đạo qua học thuyết của môn phái Tendai và Shingon và trong sự phục hưng giới luật trong các trường phái Nara. Bất chấp những gì nằm trong học thuyết, trong các thuận ngữ (thời kỳ, khóa học, term) thực hành các xu hướng này biểu đạt chính bản thân chúng trong niềm tin phổ biến rộng rãi vào hiệu quả trực tiếp, nội tại của ma thuật và vào khả năng ép buộc mọi người thông qua sức mạnh huyền bí của nó; để tăng cường những hiệu quả này tất cả  dáng vẻ của phật, thần, quỷ và các câu thần chú được tập trung trong kinh Phật và ở các nơi khác.

Thứ hai là xu hướng đối ngược từ chối bao gồm và tổ chức (sắp xếp) các vị phật, thần và các yếu tố ma thuật trong hệ thống niềm tin. Một ví dụ về cách tiếp cận này là việc chú tâm niệm phật nenbutsu đã nói tới ở trên. Trong sự khám phá của ông về Muge no ichido (con đường không có gì cản trở), Shiran nói “đối với những người trung thành, các vị thần của trời và thần linh của mặt đất cúi đầu trong sự tôn kính; ma quỷ và những kẻ dị giáo không thể cản đường của họ”. Mặc dù trưng ra quan điểm đa thần, cách tiếp cận như thế này từ chối xu xướng ma thuật. Tuy nhiên đồng thời, Shinran đưa ra sự nhượng bộ khi nói “người thực thi Nenbutsu ngang bằng với Miroku” do đó làm thỏa mãn mong ước về những lợi ích cụ thể của thế giới này. Thậm chí cũng có rất nhiều sự khác biệt giữa các môn phái Nenbutsu và sự khác biệt lớn hơn nữa khi so với phái Zen (thiền) và Nichiren (Nhật Liên), phái Nhật Liên tập trung chủ yếu vào bộ kinh Liên Hoa (Lotus Sutra). Tuy nhiên tất cả các dạng thức của Tân phật giáo Kamakura đều có xu hướng chung là kháng cự lại ma thuật.

Nền tảng cho sự trỗi dậy của dị giáo

Do đó, mặc dù ma thuật và thuyết đa thần không thù địch đối với quan điểm thời trung đại như đôi khi người ta nghĩ thế nhưng nó được bắt rễ từ rất sâu trong xã hội, Phật giáo trung đại rất phổ biến với sự căng thẳng và bất đồng ý kiến về ma thuật,  thuyết đa thần và những cố gắng để phủ nhận chúng. Và nó cũng là động cơ khiến cho phong trào dị giáo và không chính thống nổi lên. Những phong trào như thế có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng một cái chung là thừa nhận sức mạnh tức thì của ma thuật; các ví dụ bao gồm trường phái Tachikawa của Phật giáo Shingon và phong trào truyền giáo bí mật (hiji bomon- Mật sự pháp môn) trong Tân Phật giáo. Mặc dù nguồn gốc và dòng dõi của các học thuyết dị giáo này có thể tìm thấy dấu vết trong các trường phái, môn phái khác, nhưng chính sự chấp nhận cách thức và tư tưởng về ma thuật của xã hội trung đại đã cung cấp môi trường đẻ ra các học thuyết dị giáo đó. Tất nhiên điều này không hoàn toàn giải thích cho vấn đề phi chính thống; hoặc là có thể quy kết nó một cách đơn giản vào sự dung hợp bừa bãi của vô số các môn phái hoặc là giải thích sai. Trong chừng mực giống như tôn giáo phổ biến đòi hỏi ngay lập tức, các kết quả hiện thế, các học thuyết tôn giáo càng duy trì mức độ (trình độ) cao và trừu tượng thì dị giáo và tôn giáo không chính thống sẽ càng nổi lên để lấp vào chỗ trống đó.

CÁC NGÔI NHÀ THỜ CÚNG Ở LÀNG VÀ CÁC HỘI TÔN GIÁO

Sự tổ chức cộng đồng ngôi làng thời trung đại

Chúng ta vừa xem xét xem các nghi lễ ma thuật trong thời trung đại gắn bó với thuyết đa thần đã tạo ra yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất nông nghiệp như thế nào. Bởi vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc không chỉ vào những cố gắng của cá nhân mà còn vào toàn bộ cộng đồng làng, các nghi lễ nông nghiệp thông thường được biểu hiện như là các nghi lễ của làng. Do đó đời sống tôn giáo của những người nông dân được phác họa và kiểm soát bởi cộng đồng làng. Do lý do này hình thức tiêu biểu của làng Nhật Bản thời trung đại được phản ánh rõ trong các tổ chức tôn giáo của người nông dân.

Trước khi đưa ra một mô hình chung về ngôi làng trung đại, một ghi chép cảnh báo cần được đưa ra. Tùy thuộc vào địa điểm và thời gian, làng trung đại có nhiều hình thức; thêm nữa, trong tất cả các ngôi làng sự phân chia giai tầng và địa vị tương đối phức tạp. Trong thời kỳ đầu thời trung đại và ở trong những vùng kém phát triển của quốc gia, làng trung đại nói chung  được tạo ra đặc trưng bởi luật lệ  trực tiếp, toàn diện của lãnh chúa địa phương, đối với lãnh chúa, gia đình ông ta và người hầu cận của ông ta thống trị cả nông dân độc lập và nông dân phụ thuộc. Mô hình làng vượt trội trong những vùng như thế bao gồm các cộng đồng rải rác với một vài ngôi nhà, luật lệ gia trưởng rất mạnh. Sự ràng buộc cộng đồng giữa những người dân tồn tại trong bối cảnh luật lệ của các lãnh chúa địa phương và tổ chức cộng đồng làng tương đối yếu. Trải qua thời gian, đặc biệt ở những vùng phát triển hơn, các địa chủ giàu có đã thiết lập và sau đó kiểm soát các tổ chức làng mang tính cộng đồng thứ kết hợp chặt chẽ với các giai tầng nông dân độc lập khác.

Do cơ cấu của giai tầng và địa vị rất phức tạp giữa những người nông dân, cho nên các tổ chức làng tự trị So(Tổng) không phải là liên minh bình đẳng của tất cả người dân cư trú trong làng. Tuy nhiên, có một xu hướng chung rõ ràng đối với những người nông dân để tập hợp trong các tổ chức cộng đồng như thế cho nên mặc dù các lãnh chúa địa phương duy trì quyền lực nhưng sự kiểm soát trực tiếp và tập trung của họ bị suy yếu và luật lệ gia trưởng đối với những người nông dân độc lập trở nên được nới lỏng. Các cư dân có xu hướng sống trong các cộng đồng làng tập trung trong khi quyền sở hữu đối với các mảnh đất lại phân tán khắp các trang viên (shoen).

Làng trung đại có nhiều kiểu-hai kiểu đã đề cập bên trên (những ngôi làng bị kiểm soát bởi lãnh chúa địa phương và những ngôi làng được dẫn dắt bởi các tổ chức cộng đồng) và các dạng trung gian- nhưng khi nhóm lại cùng nhau chúng có thể được mô tả như dưới đây. Trong bất cứ ngôi làng nào cũng có một tổ chức cộng đồng được kiểm soát bởi gia đình lãnh chúa địa phương hoặc là bởi những người nông dân giàu có. Những người dân trong làng vì vậy được tổ chức trong cấu trúc giai tầng kiểu gia trưởng. Nói chung chính tầng lớp cư dân bên trên những người nắm quyền trồng cấy đối với đất đai và hưởng thụ các đặc quyền như thế như là tư cách hội viên của phường hội (za-Tọa). Ở phần sau tôi sẽ bàn về vai trò của lãnh chúa địa phương, ở đây trước tiên tôi muốn coi làng như là một thực thể cộng đồng.

Sự thành lập của ngôi nhà thờ cúng trong làng

Trong các ngôi làng trung đại Phật giáo được thiết lập trên nền tảng tồn tại trước đó của thuyết đa thần, được phản ánh trong niềm tin phổ biến vào những phép màu, ma quỷ và những thứ tương tự thế. Các đền thờ thần đạo nhỏ ở làng và Toiri được dựng ở sườn đồi, trong các thung lũng râm mát và dưới các gốc cây cổ thụ. Cùng chung với chúng, Phật giáo miêu tả những nét đặc trưng như các nhà nguyện bên đường, các vị phật bằng đá và các tu viện xuất hiện ở những nơi thắng cảnh của làng. Bởi vì các vị thần địa phương và các  ngôi đền trong làng tồn tại khi các nghi lễ sùng bái các vị thần được liên kết với cộng đồng làng vì thế có quá nhiều các ngôi chùa thờ phật và tu viện trở thành nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng của làng và mang chức năng của những gì có thể được gọi là nơi thờ cúng của làng (sondo-Thôn Đường).

Là trung tâm của các ngôi làng, tòa nhà thờ cúng của làng đóng vai trò chủ yếu như là nơi dân làng tụ họp hơn là ngôi chùa được điều hành bởi bậc tu hành. Nguồn gốc của chúng rất phong phú: một số ban đầu được xây dựng bởi lãnh chúa địa phương ở những vị trí được cho là linh thiêng; một số được xây dựng như là ngôi chùa gia đình của lãnh chúa; một số  được xây dựng bởi những người ẩn dật, lang thang hoặc thành viên của bằng hữu tôn giáo như là tu viện hay nơi tu tập (dojo-Đạo trường); và một vài được lập ra bởi các tổ chức cộng đồng làng như là tu viện cho những nhà sư du hành cần đến nơi cư trú. Bất chấp nguồn gốc của chúng, lý do chúng trở thành nơi thờ cúng của làng và đóng vai trò cộng đồng là vì cộng đồng phải định ra đặc trưng của ngôi làng. Và với tất cả các lý do trên những  nơi thờ cúng của các ngôi làng đã sinh sôi nảy nở vào cuối thời kỳ trung đại, đặc biệt là từ thế kỷ 14 và thế kỷ 15 (tuy nhiên có vài nơi trong vùng Kinai xung quanh Kyoto thậm chí đã nở rộ vào đầu thời trung đại). Mức độ mà các nơi thờ cúng này đóng chức năng trong đời sống của ngôi làng là sự phản ánh trực tiếp về phạm vi của sự phát triển cộng đồng trong ngôi làng đó.

Chức năng của nơi thờ cúng trong làng

Ở những nơi thờ cúng của làng này, những người nông dân tham dự tích cực vào các nghi lễ Phật giáo và cả tham gia vào việc quản lý tài sản của làng. Họ có quyền xác định rõ ràng như là các thành viên và thiết lập sự thỏa thuận liên quan đến họ. Thông thường tiền thu được từ đất rừng, đất ruộng được chỉ định đối với dân làng được dùng cho cho việc duy trì ngôi nhà mặc dù như là cảm giác cộng đồng về sự thống nhất  được cố định hóa có vài ví dụ về những người làng tranh đua hiến tặng đất trồng lúa dù nhỏ cho mục đích đó. Đặc biệt trong các tỉnh thuộc vùng Kinai xung quanh Kyoto sự hiến tặng đất này nổi lên vào thế kỉ 14 và 15. Sự đóng góp tiền bạc và lao động trong làng được đưa vào dành cho các nghi lễ phụ, dành cho duy trì và trùng tu tòa nhà thờ cúng, để đúc chuông…

Nghi lễ phật giáo thông thường được diễn ra tại tòa nhà thờ cúng với những người làng với tư cách là những người tham dự chính. Thông thường một hội tôn giáo hoặc phường hội được tổ chức cho mục đích này sẽ đảm nhận buổi lễ. Một vài phường hội  trở nên tương đối có quyền lực với quyền vĩnh viễn và những đặc quyền để quản lý tòa nhà thờ cúng. Trong một vài trường hợp các tổ chức phường hội lớn phát triển với các phường hội mới và phụ thuộc với phường hội ban đầu. Không giống như các ngôi đền ở làng, nơi có đặc trưng là không có tu sĩ vĩnh viễn tham dự, tòa nhà thờ cúng của làng và các tu viện thường được bố trí bởi một vị tu sĩ. Bởi vì trách nhiệm quản lý và bảo trì tòa nhà không hoàn toàn phó mặc vào những người trong làng giống như trường hợp của các ngôi đền, nơi có những phường hội (Miyaza-Cung tọa) làm các công việc đó. Dù sao, cũng khá là thích hợp để chỉ “phường hội tự viện” (jiza-tự tọa) trong cảm quan tương tự như phường hội đền (miyaza). Giống như phường hội đền thờ và tổ chức cộng đồng làng với tư cách thành viên mang tính gia trưởng của chúng, các phường hội chùa phản ánh đặc điểm đa cấp độ của cộng đồng làng và thường được thiết lập bởi những người nông dân giàu có nắm trong tay các đặc quyền. Những phường hội này trở thành hạt nhân của cộng đồng làng, những bộ phận quan trọng nhất của tự trị.

Tình hữu ái và các hội tôn giáo

Cũng có những nhóm đoàn được gọi là nhóm hữu ái tôn giáo (koshu-Cấu chúng) hay các tổ chức (kesshu-Kết tập), thứ được tổ chức xung quanh các hệ thống thờ cúng tôn giáo đặc biệt (bao gồm hệ thống về Kannon và Jizo), tập tục thiền, nenbutsu (niệm phật-người dịch)… Các nhóm này, trong khi không đảm nhận chức năng hạt nhân của cộng động làng như các phường hội đền và chùa nhưng đã đảm nhận chức năng cộng đồng nhất định. Chúng có vai trò trong  các nghi lễ hàng năm và trong các nghi lễ thi thoảng diễn ra như phục vụ đám tang hay lễ kỉ niệm. Các nhóm này, nói một cách nghiêm ngặt, là riêng rẽ với  các tài sản được giữ chung thứ được quản trị bên trong. Tuy nhiên chúng là một bộ phận đối với cộng đồng làng tới mức rằng chúng đóng vai trò đặc biệt trong những việc mà từng cá nhân người dân trong làng riêng rẽ không thể làm được.

Vai trò của tăng lữ Phật giáo trong các ngôi làng

Trong các ngôi làng trung đại, các bậc tu hành của chùa, cho dù là tăng lữ, hoàn toàn kết hợp chặt chẽ với đời sống trong làng. Các bậc tu hành trong những sơn thôn thường tự làm việc ở một vài mảnh đất nhỏ; các tăng lữ thường mua và bán tài sản. Tương tự như vậy, các câu chuyện trung đại nói về các bậc tu hành cùng gia đình của họ-những người có khác biệt chút ít đối với những người bình thường trong cuộc sống thế tục. Tương tự, mặc dù ngày nay không còn dấu vết vật chất nào về điều đó, có một số làng  trang viên (shoen) trung đại cới các ngôi chùa lấy làm kiêu hãnh với  vô số các ngôi chùa, các tòa nhà. Các tăng lữ gắn với ngôi chùa giàu có trung bình của kiểu này được ghi lại trong các tư liệu của trang viên như quyền sở hữu đối với ruộng đất ở mức độ của phú nông.

Trong các ngôi làng đầu thời trung đại vào thế kỉ 13, 14  sự tham gia của bậc tu hành vào các chức năng bình thường của đời sống trong làng rất khó xác định rõ ràng. Vào nửa sau của thời kỳ trung đại-từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 15, nhiều trường hợp có thể được viện dẫn về các bậc tu hành-những người  thậm chí đóng chức năng như là  thành viên thường xuyên của cộng đồng làng khi cung cấp các dịch vụ tôn giáo. Thêm nữa, các bậc tu hành biết đọc viết và có học thứ mà người trong làng thiếu cho nên vai trò của họ rất rõ ràng. Do đó có rất nhiều ví dụ về tên tuổi của các bậc tu hành xuất hiện như là người chép thuê các quy tắc của phường hội và hồ sơ của làng. Cuối cùng, bằng việc kể lại các câu chuyện(setsuwa-Thuyết thoại) về các tỉnh khác hoặc nước khác và bằng việc truyền đạt nghệ thuật mới lạ và các đồ vật tới người làng, các bậc tu hành đóng vai trò như là nhà cung cấp sống còn về văn hóa đối với các ngôi làng đóng kín.

(Còn tiếp)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (21)

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Kính gửi chú Phan Bội Châu!

Cháu là một nam sinh đến từ Hà Nội-tên Phan Văn Cường, cháu xin viết bức thư này với ý nguyện được cùng chú trên con đường sang Nhật du học.

Đầu tiên, cháu xin nói về lý do hưởng ứng phong trào này. Từ khi nước Việt ta rơi vào vòng xiềng xích của Pháp, nhân dân cũng như học sinh đều mất quyền được học và thi cử. Chính vì vậy, lý do đầu tiên là cháu muốn được học tập và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tuy không phải tại quê nhà, cháu cũng sẵn sàng lên đường học ở Nhật để khẳng định giá trị của bản thân cũng như đất nước Việt Nam.

Nhờ vậy, nước ta sẽ sớm được nhiều người tài giỏi từ châu Á biết đến, sẽ tìm cho đất nước một con đường cứu nước. Đó là lý do thứ hai của cháu-gặp những người đồng chí hướng tại Nhật để trao đổi về một con đường giải thoát của nước Việt.

Sau chuyến du học tại Nhật, cháu sẽ mau chóng trở về nước nhà. Tuy cháu khâm phục lòng yêu nước cũng như đường lối cách mạng của chú, nhưng nếu chỉ dựa vào thế lực phía ngoài thì thật bất khả thi để nước Việt vươn lên. Bởi bấy giờ nước Nhật dần dần đang chuyển sang chủ nghĩa đế quốc-phát xít. Dẫu chúng giải thoát cho nước ta khỏi Pháp, e rằng người Việt phải tự đối phó với phát xít Nhật. Vì vậy, sau khi học được đường lối độc lập từ đất nước bước trước như Nhật, cháu sẽ về nước để dạy cho nhân dân Việt, bấy giờ ngu muội và nghèo nàn. Nhưng với sự hiểu biết, ý chí đấu tranh, đồng bào ta từ Bắc xuống Nam sẽ đoàn kết một lòng chống lại kẻ thù để có được sự độc lập, tự do.

Cháu tin tưởng vào một chiến thắng sắp đến với quê hương. Khi chúng ta hoàn thành sứ mệnh du học tại Nhật. Xin hãy cho cháu cùng chú và các sinh viên khác được một cơ hội cứu nước, giải phóng dân tộc và quê hương.

Hà Nội

20/2/1904

 

PVC (Nam, học sinh lớp 8)

 

 

Phan Bội Châu và Đông Du (20)

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Kính gửi thầy Phan Bội Châu-người thủ lĩnh, người đứng đầu đáng kính trọng của Hội yêu nước Duy tân nói chung cũng như phong trào Đông Du nói riêng!

Tôi là một trong những thanh niên đã đồng tình và cùng đi theo bước đường của thầy. Được viết bức thư này gửi thầy thực sự là một vinh dự lớn cho tôi. Ngày hôm nay, tôi cầm bút viết vài dòng đơn giản chỉ để bày tỏ nỗi lòng mình, rằng lý do vì sao phong trào này lại lôi kéo những thanh niên như tôi hưởng ứng nhiều đến vậy và những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Tôi cũng như thầy, chúng ta đều sinh ra vào thời buổi đất nước loạn lạc, lầm than. Chúng ta đều phải chịu ách giặc Pháp bóc lột, triều đình nhu nhược. Nhìn cảnh dân tình khổ sở, làm tay kéo xe, làm trâu làm bò cho quân Pháp mà lòng tôi đau day dứt. Đã thế, đồng bào mình vẫn còn lạc hậu lắm, dân trí cũng chưa cao, biết mình bị bóc lột mà không làm thế nào được, cắn răng chịu phận rồi đổ tại cái số đã thế rồi. Nhưng thầy có biết, đến đoạn thanh niên chúng tôi thì chúng tôi nhìn tình cảnh bây giờ đương nhiên là bằng con mắt sáng suốt hơn và một phần cũng nhờ có thầy, thầy đã cảnh tỉnh chúng tôi. Nhật Bản-đất nước cũng nằm trong khu vực châu Á, cũng cùng một màu da, cùng văn hóa Hán học như chúng ta, nhưng họ lại hùng cường hơn rất nhiều bởi họ đã sớm nhận ra con đường đi lạc hậu vào ngõ cụt ngày trước, thực hiện chính sách mở cửa, đi theo con đường tư bản châu Âu mà giàu mạnh. Đất nước ta có thể xem đây như một tấm gương, học hỏi điều tốt tránh điều xấu mà hoàn thiện mình, đây cũng là chỗ dựa đáng tin cậy. Tôi, với mong muốn đổi mới và lập ra một Việt Nam độc lập, sẵn sàng đi theo thầy cùng hưởng ứng phong trào Đông Du nhưng không kể điều kiện chỉ mong cho đất nước yên bình, giàu mạnh. Thầy cứ tin vào ý chí chúng tôi.

Về dự định khi học tập ở Nhật, tôi mong được gặp Inuka, người bạn đã giúp đỡ và kết giao với thầy. Tôi cũng hứa sẽ dồn hết tâm sức học tập để cho mở mang tầm mắt. Tôi sẽ học hết sức những đường lối phát triển của họ, cách họ đã đi lên như thế nào và giàu mạnh ra sao. Đông thời chăm chỉ học tiếng Nhật là cơ bản, rồi mới nhờ được họ giúp cho khí giới, tiền bạc để từng bước đánh đuổi Pháp. Và hơn nữa, tôi muốn đến Nagasaki xem họ phát triển ra sao. Cho đến khi tốt nghiệp về nước, tôi hứa với lòng mình sẽ áp dụng hết những gì học được để giúp nước nhà, cùng thầy chống Pháp, đánh đuổi giặc Pháp, cùng thầy xây dựng đất nước giàu mạnh, độc lập như những gì chúng ta đã vạch ra về một Việt Nam phát triển, giàu mạnh. Không những thế, tôi cùng những người khác sẽ cùng phổ biến tới nhân dân, nghiên cứu, học tập nhiều hơn nữa, giúp đỡ đồng bào mình, như những gì thầy mong đợi: “Sao cho Tổ quốc ta có ngày tái tạo, sao cho nòi giống chúng ta muôn thuở yên vui”.

Thân ái

(ĐTD, nữ, học sinh lớp 8)

Ngô Bảo Châu viết thư cho Phan Bội Châu xin được Đông Du

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Nghệ An, ngày 30/6/1904

Thân kính gửi Phan Bội Châu tiên sinh. Tại hạ là Ngô Bảo Châu, hiện đang sống ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Như tiên sinh đã biết, từ sau khi quân thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có biết bao cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược thực dân. Nhưng tất cả đều đã bị chúng dập tắt. Từ việc đốt tàu giặc của Nguyễn Trung Trực hay tấm gương chống Pháp kiên cường của Trương Định đều bị súng ống, đạn dược của giặc quét sạch. Nhưng những cuộc kháng chiến vẫn liên tiếp xảy ra và sẽ mãi nổi lên cho đến khi nước nhà độc lập. Điều ấy đã được khẳng định rõ ràng trước khi chết của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Việc thua Pháp có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần lớn là do triều đình. Trong khi nhân dân gồng mình chống giặc và kiên quyết bảo vệ nền độc lập nước nhà thì triều đình bán đất và trở thành tay sai cho giặc. Nhưng không phải người nào trong triều cũng vậy. Chúng ta vẫn thấy cuộc bảo vệ thành Huế và Hà Nội của Hoàng Diệu hay Tôn Thất Thuyết hay là lòng yêu nước của vua Hàm Nghi. Nhưng tất cả đều hầu như không làm cho Pháp tổn thất là mấy.

Quân Pháp có những khẩu pháo bắn xa, những khẩu súng trường phát nổ từ xa. Chúng có những vũ khí tối tân mà quân ta không có. Ngược lại chúng ta  có những vũ khí thô sơ như xẻng, cuốc, đao, kiếm thì hỏi sao có thể chống giặc. Nhưng đó mới chỉ là một phần, phần khác là chúng ta còn kém hiểu biết, sống và phong tục, nói năng lạc hậu. Đầu óc còn kém thông minh. Vậy nên muốn chiến thắng cốt phải nâng cao dân trí. Tại hạ có đọc sách vở và nghe qua một vài huynh đệ cùng trang lứa thì được biết Phan Bội Châu tiên sinh đang phát động phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật để đào tạo, nâng dân trí. Tại hạ rất muốn theo học.

Tại hạ cũng dự định khi sang đó sẽ học hỏi, tiếp thu thêm kinh nghiệm, hiểu biết. Tại hạ có xem qua sách vở và tiếp thu kinh nghiệm thực tế thì biết Nhật Bản đã từng chịu hoàn cảnh tương tự như Việt Nam bây giờ. Họ đã quyết định mở cửa và thực hiện giao lưu, phát triển Tây học như bây giờ. Và hiện nay, nước Nhật đang là một nước phát triển cao nhất. Tại hạ dự định sẽ học hỏi điều đó và góp phần giúp dân ta độc lập. Tại hạ sẽ cố gắng vượt qua các phong ba bão tố để mong một ngày được về lại nước và cùng nhân dân bảo vệ tự do dân tộc .

Qua đây, tại hạ mong tiên sinh xem xét ý kiến của tại hạ và cho tại hạ một cơ hội.

Thân kính
Châu

Ngô Bảo Châu

(NML, nam, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (18)

June 27, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Thưa bác Phan Bội Châu

Cháu là một thanh niên xuất thân từ làng Đan Nhiễm. Nay trước cảnh nước nhà lầm than, cháu viết thư này vì muốn theo bác lên đường sang Nhật, hưởng ứng phong trào Đông Du.

Như bác đã thấy, bè lũ thực dân Pháp xâm lược nươc ta, tàn sát đồng bào vô cớ, cướp bóc hàng loạt, gây ra biết bao cảnh đau lòng. Bao nhiêu bậc tiền bối mang trong mình ý chí diệt giặc, ái quốc nên đã hi sinh thân mình, đổ xương máu vì Tổ Quốc. Thế nhưng đất nước ta có một điều đáng buồn, đó là tuy quân đội vẫn có thể chống cự được thực dân Pháp nhưng người dân lại nằm trong cơn mê muội của xã hội phong kiến. Triều đình Huế-một tổ chức gián tiếp phản nghịch- đã khiến cho nhân dân của ta chìm trong đầm lầy của sự ngu dốt, dân trí thấp. Nếu như ta có thể đánh thức đồng bào dậy thì chúng ta mới có thể đánh bại quân xâm lược. Vì vậy, cháu thấy nếu như tham gia hưởng ứng phong trào Đông Du, sẽ góp được phần nào đánh thức nhân dân bằng sức mạnh của tri thức.

Cháu muốn tham gia phong trào Đông Du của cụ vì còn một lý do nữa, đó là muốn khám phá thế giới bên ngoài. Cháu đã đọc qua một số sách vở và biết được rằng Nhật Bản trước kia cũng giống nước ta nhưng chỉ sau một thời gian, học đã có sự chuyển biến vô cùng khác lạ. Vậy họ đã làm thế nào? Cháu muốn biết được điều đó để đem về nước áp dụng. Cháu đã nói điều này với một người bạn, cậu ta đáp lại rằng: “Bây giờ đất nước đang gặp nguy, thanh niên là phải vác súng ra chiến trường chứ không phải đi sang nước khác. Như thế là hèn”. Cháu thật sự nghĩ rằng, những người dám đứng lên vì sự thật và cố gắng lập lại hòa bình mới chính là người dũng cảm. Kẻ thù ngoài kia đang đánh chúng ta bằng tri thức của họ, vì vậy ta phải có tri thức để đánh lại chúng.

Cháu sang Nhật học tập, học những điều hay mà đất nước ta nên có để khi tốt nghiệp về nước, cháu cũng sẽ trở thành một nhà hoạt động cách mạng, người đem lại ánh sáng tự do và tri thức cho dân tộc, đem lại cuộc sống yên ổn cho mọi người.
Kính mong bác xem xét để cho cháu có thể thực hiện được ước mơ của mình.

(NQS, nam, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (17)

June 26, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Ngày tháng năm

Thưa chú Phan Bội Châu

Cháu tên là Thảo, một học sinh vừa tốt nghiệp sơ học tại Hà Nội. Cháu được biết rằng mới đây chú đã phát động phong trào Đông Du để đưa học sinh sang Nhật du học. Cháu thấy rằng đây là một trong những con đường cứu nước khá đúng đắn. Thứ nhất, muốn đất nước đủ lớn mạnh để có thể chống Pháp thì trước hết dân trí phải cao. Đất nước ta con nghèo, trình độ hiểu biết thấp nên dù lực lượng có mạnh đến đâu mà trí thức, hiểu biết không có thì cũng không thể thắng Pháp được vậy nên việc du học là cần thiết.

Thứ hai, việc chọn Nhật là quốc gia để mọi người đến học cũng là một ý kiến đúng đắn. Nhật cũng nằm trong châu Á, là một trong những cường quốc của thế giới. Vì vậy, nếu đưa học sinh sang Nhật, họ sẽ học được những điều hay, những chính sách của Nhật, đường lối chính  chính trị của Nhật bởi Nhật đã cải cách theo mô hình của phương Tây nên có những thể chế, đường lối rất sáng suốt. Chọn Nhật quả không sai.

Chú biết đấy, cháu là một học sinh, một thanh niên yêu nước, luôn mong muốn được đánh đuổi giặc Pháp ra khỏi đất nước ta, vì vậy cháu rất muốn được chọn là một trong số những học sinh sang Nhật du học. Cháu biết, những người đi du học phải là những người can đảm, biết chịu đựng, sáng tạo, thông minh. Có thể cháu không đáp ứng được hết tất cả các yêu cầu đó nhưng cháu có thứ quan trọng nhất: Tinh thần yêu nước. Cháu đã vạch ra những kế hoạch của bản thân. Nếu được đi du học, cháu sẽ cố gắng phấn đấu để trở thành một học sinh giỏi trong trường. Ngoài giờ học, cháu sẽ đi tìm hiểu về cuộc sống của người dân Nhật Bản, đọc và tìm hiểu thêm về nền chính trị Nhật Bản, nhờ vậy cháu có thể tìm được những gì tốt nhất, phù hợp nhất của Nhật Bản để áp dụng cho Việt Nam. Sau khi về nước cháu nhất định sẽ góp phần mở mang dân trí cho người dân Việt Nam. Cháu sẽ mở lớp dạy chữ, tuyên truyền những điều hay cháu học ở Nhật Bản cho thiếu niên Việt Nam và kể cả những người dân khác. Cháu tin rằng với sự nỗ lực của cháu và của những bạn cùng đi du học khác, mọi chuyện sẽ thành công.

Cháu rất mong chú cân nhắc yêu cầu của cháu, tin tưởng cháu và cho cháu cơ hội xây dựng đất nước này. Cháu chúc chú luôn mạnh khỏe và cống hiến nhiều hơn nữa cho Việt Nam.

(NTT, nữ, học sinh lớp 8)