Archive

Posts Tagged ‘dạy học theo hướng tiếp cận năng lực’

BẢN “HƯỚNG DẪN HỌC TẬP” VÀ CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẬT BẢN TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY (VI)

November 24, 2014 Leave a comment

Năm 1992 (năm Heisei thứ 4)

 Xuất hiện quan niệm về học lực mới. Đây là bản “Hướng dẫn học tập” được sửa đổi nhắm tới giáo dục phát huy cá tính và nội dung giáo dục được cắt bỏ thêm. Thiết lập mới môn Đời sống, tăng cường giáo dục đạo đức và thực hiện giáo dục con người có trái tim phong phú có thể tự mình ứng phó với sự thay đổi của xã hội.

“Hướng dẫn học tập” được công bố vào năm 1989 (năm Heisei nguyên niên) và được thực hiện ở trường tiểu học năm 1992 (năm Heisei thứ 4), ở trường THCS năm 1993 (năm Heisei thứ 5). Ở trường THPT nó được thực hiện bắt đầu từ năm thứ nhất vào năm 1994 ( năm Heisei thứ 6).

Tổng số giờ học trong 6 năm tiểu học là 5785, trong đó tổng số giờ dành cho Quốc ngữ, Số học, Khoa học và Xã hội là 3659. Tổng số giờ học dành cho 3 năm THCS là 3150.

Ở năm thứ 1, 2 (lớp 1, 2)   tiểu học, môn Khoa học và Xã hội bị đình chỉ và đưa vào môn Đời sống. Ở các trường THPT môn Xã hội được cấu tạo lại thành môn Địa lý-lịch sử và Công dân (Lịch sử thế giới A và Lịch sử Nhật Bản A có cấu tạo lấy lịch sử cận hiện đại làm trung tâm, các môn Lịch sử thế giới B và Lịch sử Nhật Bản B có cấu tạo nội dung là thời cổ đại. Địa lý A lấy địa lý tự nhiên làm trung tâm trong khi Địa lý B có nội dung là học tập địa chí và địa lý học hệ thống). Đồng thời cả học sinh nam cũng phải học môn Gia đình.

Trường
Phân chia môn giáo khoa

Môn học, phân môn
Hoạt động giáo dục ngoài môn giáo khoa
Tiểu học Giáo khoa Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Đời sống, Âm nhạc, Thủ công, Gia đình, Thể dục Đạo đức, Hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ), nghi lễ trương học,
Trung học cơ sở Giáo khoa bắt buộc Quốc ngữ, Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật gia đình

Đạo đức, hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ nhà trường)

Giáo khoa tự chọn Ngoại ngữ, Quốc ngữ, Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-Thể dục, Kĩ thuật gia đình, các môn đặc biệt cần thiết khác.
Trung học phổ thông  Giáo khoa liên quan đến khoa phổ thông Quốc ngữ Quốc ngữ I, Quốc ngữ II, Cấu trúc quốc ngữ, Văn hiện đại, Ngôn ngữ hiện đại, Cổ điển I, Cổ điển II, Đọc hiểu cổ điển. Hoạt động đặc biệt (Hoạt động Home-room, Hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ trường học)
Địa lý lịch sử Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B, Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Địa lý A, Địa lý B
Công dân Xã hội hiện đại, Luân lý, Kinh tế xã hội
Toán học Toán học I, Toán học II, toán học III, Tonas học A, Toán học B, Toán học C
Khoa học KHoa học tổng hợp, Vật lý IA, Vật lý IB, Vật lý II, Hóa học IA, Hóa học IB, Hóa học II, Sinh vật IA, Sinh vật IB, Sinh vật II, Địa học IA, Địa học IB, Địa học II
Sức khỏe thể dục Sức khỏe, thể dục
Nghệ thuật Âm nhạc I, Âm nhạc II, Âm nhạc III, Mĩ Thuật I, Mĩ thuật ii, Mĩ thuật III, Công nghệ I, Công nghệ II, Công nghệ III, Thư pháp I, Thư pháp II, Thư pháp III
Ngoại ngữ Tiếng Anh I, Tiếng Anh II, Oral CommunicationA,

Oral communication B

Oral communication C,

Reading,Writing, Tiếng Đức, Tiếng Pháp

Gia đình Gia đình tổng quát, Kĩ thuật đời sống, Đời sống tổng quát
Các môn học đặc biệt cần thiết khác.
Giáo khoa liên quan đến giáo dục chuyên môn Gia đình, Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Thủy sản, Hộ lý, Khoa học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, và các môn học đặc biệt cần thiết khác.

Đối với môn Ngoại ngữ thuộc môn giáo khoa tự chọn ở trường THCS, học sinh từ năm thứ nhất chọn học một trong các ngoại ngữ : Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp.

Quốc ngữ I, Toán học I, Thể dục, Sức khỏe ở THPT là môn bắt buộc.

Đối với Môn Lịch sử-Địa lý ở THPT  học sinh bắt buộc phải học một trong hai môn Lịch sử Thế giới A (hoặc B) và một môn Địa lý A (hoặc B).
Đối với môn Công dân  của trường THPT học sinh phải học môn Xã hội hiện đại và 2 môn: Luân lý, Kinh tế-chính trị.
Đối với môn Khoa học ở THPT học sinh phải học 2 môn  trong số 5 môn là Khoa học tổng hợp, Vật lý IA (hoặc IB), Hóa học IA (hoặc IB), Sinh vật IA (Hoặc IB) , Địa học IA  (hoặc (IB).

Đối với môn Nghệ thuật ở THPT học sinh chọn học một trong các môn Âm nhạc I, Mĩ thuật I, Công nghệ I, Thư pháp I.

Đối với môn Gia đình ở THPT học sinh chọn học một trong các môn Gia đình tổng quát, Kĩ thuật đời sống, Đời sống tổng quát.

Năm 2002 (năm Heisei thứ 14)

Đây là bản “Hướng dẫn học tập” sửa đổi lần thứ bảy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bản “Hướng dẫn học tập” này thực hiện tuyển chọn nghiêm ngặt nội dung giáo dục, thiết lập “Thời gian học tập tổng hợp”, giáo dục cho học sinh cơ bản-nền tảng, “năng lực sống” như năng lực tự học, tự tư duy.

Bản “Hướng dẫn học tập” ở Tiểu học được công bố năm 1998 (Năm Heisei thứ 10) và được thực hiện năm 2002 (năm Heisei thứ 14). Bản “Hướng dẫn học tập” của THPT được công bố năm 1999 (năm Heisei thứ 11) và được thực hiện từ năm thứ nhất (lớp 10)  năm 2003. Một phần nội dung được thực hiện trước từ năm 2000 (năm Heisei thứ 12)

Tổng số giờ học của 6 năm tiểu học là 5367 trong đó số giờ học của Quốc ngữ, Số học, Khoa học,  Xã hội, Đời sống là 3148. Tổng số giờ học dành cho 3 năm THCS là 2940.
Chế độ trường học năm ngày/tuần được thực hiện toàn diện. Ở trường THCS Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc (Trên thực tế thì đại bộ phận các trường đã thực hiện từ trước đó). Ngoài ra, “Thời gian học tập tổng hợp” từ trường tiểu học-trung học cơ sở cho tới THPT được đặt ra và ở THPT có thêm môn Thông tin và Phúc lợi. Mặt khác, Nội dung học tập các môn giáo khoa đã được cắt giảm mạnh. Quy định về hoạt động câu lạc bộ ở trường THCS, THPT cũng bị  xóa bỏ.

Cho đến lúc này bằng việc sửa đổi bản “Hướng dẫn học tập”  con đường giáo dục “yutori” đã từng bước được thực thiện nhưng việc thực thi bản “Hướng dẫn học tập” vào năm 2002 với việc thực hiện chế độ trường học 5 ngày/tuần, thiết lập “Thời gian học tập tổng hợp”, là sự thay đổi lớn lao so với trước đó do đó người ta cho rằng “Giáo dục yuori” thực sự bắt đầu từ năm 2002.

Trường Phân loại môn giáo khoa Môn học, phân môn Hoạt động giáo dục ngoài môn giáo khoa
Tiểu học Giáo khoa Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Đời sống, Âm nhạc, Thủ công, Gia đình, Thể dục Đạo đức, Hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ nhà trường), Thời gian học tập tổng hợp
Trung học cơ sở Giáo khoa bắt buộc Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật-gia đình, Ngoại ngữ Đạo đức, hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, nghi lễ trường học), Thời gian học tập tổng hợp
Giáo khoa tự chọn Quốc ngữ , Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật-Gia đình, Ngoại ngữ, môn giáo khoa đặc biệt cần thiết khác.
Trung học phổ thông Giáo khoa liên quan đến giáo khoa phổ thông Quốc ngữ Cấu trúc quốc ngữ I, Cấu trúc quốc ngữ II, Quốc ngữ Tổng hợp, Văn hiện đại, Cổ điển, Đọc hiểu cổ điển Hoạt động đặc biệt (hoạt động homeroom, hoạt động hội học sinh, nghi lễ trường học), Thời gian học tập tổng hợp
Địa lý-Lịch sử Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B, Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Địa lý A, Địa lý B
Công dân Xã hội hiện đại, Luân lý, Kinh tế-chính trị
Toán học Toán học cơ bản, Toán học I, Toán học II, Toán học III, Toán học A, Toán học B, Toán học C
Khoa học Khoa học cơ bản, KHoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B, Vật lý I, Vật lý II, Hóa học I, Hóa học II, Sinh vật I, Sinh vật II, Địa học I, Địa học II
Sức khỏe-thể dục Thể dục, sức khỏe
Nghệ thuật Âm nhạc I, Âm nhạc II, Âm nhạc III, Mĩ thuật I, Mĩ thuật II, Mĩ thuật III, Công nghệ I, Công nghệ II, Công nghệ II, Thư pháp I, Thư pháp II, Thư pháp III
Ngoại ngữ Oral communication I, Oral communication II, Tiếng Anh I, Tiếng Anh II, Reading, Writing
Gia đình Gia đình cơ sở, Gia đình tổng hợp, Kĩ thuật đời sống
Thông tin Thông tin A, Thông tin B, Thông tin C
Môn giáo khoa do nhà trường đặt ra
Giáo khoa liên quan đến giáo dục nghề nghiệp Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Thủy sản, Gia đình, Hộ lý, Thông tin, Phúc lợi khoa học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, môn trường học tự thiết lập

Đối với môn Quốc ngữ ở trường THPT học sinh phải học một trong các môn Cấu trúc quốc ngữ I, Quốc ngữ tổng hợp.

Đối với môn Địa lý-Lịch sử ở THPT học sinh phải  chọn học 3 môn Lịch sử thế giới A (hoặc B), Lịch sử Nhật Bản A (hoặc B), Địa lý A (hoặc 3 ).

Đối với môn Công dân ở THPT học sinh phải chọn học môn Xã hội hiện đại và 2 môn khác là Luân lý, Kinh tế-chính trị.

Đối với môn Toán ở THPT học sinh phải học 1 môn trong các môn Toán học cơ bản, Toán học I.
Đối với môn Khoa học ở THPT, học sinh phải học 2 môn trong số các môn Khoa học cơ sở, Khoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B, Vật lý I, Hóa học I, Sinh vật I, Địa lý I (bắt buộc phải chọn ít nhất một môn trong số các môn sau: Khoa học cơ sở, Khoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B)

Môn Thể dục-sức khỏe ở THPT là bắt buộc

Đối với môn Nghệ thuật ở THPT học sinh phải học một trong các môn : Âm nhạc I, Mĩ thuật I, Công nghệ I, Thư pháp I.

Ở môn Ngoại ngữ THPT đối với trường hợp lựa chọn tiếng Anh thì phải học một trong hai môn  Oral Communication I, Tiếng Anh I.

Đối với môn gia đình ở THPT học sinh phải học một trong các môn Gia đình cơ sở, Gia đình tổng hợp, Kĩ thuật đời sống.

Đối với môn Thông tin ở THPT học sinh phải học một trong các môn Thông tin A, thông tin B, Thông tin C.

Nguyễn Quốc Vương lược dịch từ Wikipedia tiếng Nhật.

Học tập địa lý tự nhiên

July 11, 2013 Leave a comment

Ở Việt Nam hiện tại không chỉ giáo dục lịch sử mà giáo dục địa lý cũng ….lâm nạn. Học để mà học, dạy để mà dạy cho có thôi chứ không ích mấy cho cuộc sống. Sự yếu kém của giáo dục địa lý vì vậy có mối quan hệ mật thiết với ô nhiễm môi trường và hủy hoại thiên nhiên.

 

1. Định nghĩa học tập địa lý tự nhiên

 

Học tập địa lý tự nhiên có nội dung là các hiện tượng tự nhiên, môi trường tự nhiên như địa hình, khí hậu, sinh thái, thủy văn, sự phân bố, mối quan hệ giữa con người với địa phương. Do học tập địa lý  là sự tìm kiếm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, môi trường xã hội bằng cái nhìn địa phương, cho nên học tập địa lý tự nhiên có nội dung gắn với  mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên để tìm kiếm được mối quan hệ đó cần phải hiểu được bản thân môi trường tự nhiên. Tức là, cần phải lý giải được mối quan hệ hữu cơ qua lại của các hiện tượng tự nhiên, dựa trên sự lý giải đó nếu như  không tư duy về mối quan hề giữa con người và tự nhiên thì không thể có học tập địa lý tự nhiên. Về phương thức tiếp cận học tập địa lý tự nhiên như thế này, trong môn Xã hội thường nổ ra nhiều tranh luận.

2. Học tập địa lý tự nhiên trong môn Xã hội.

Vào thời Minh Trị, Fukuzawa viết rằng Địa lý học được tạo thành từ  Đại lý học thiên văn, Địa lý học tự nhiên, Địa lý học chính trị. Thêm nữa, Địa lý học tự nhiên tiến triển hơn Địa lý  học nhân văn. Trong bối cảnh như thế, ngay cả trong học tập địa lý, địa lý tự nhiên cũng được coi trọng và xu hướng này tiếp tục cho đến tận trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Giáo dục địa lý của Misawa Katsue ở những năm 30 của thế kỉ XX là ví dụ về học tập coi trọng địa lý tự nhiên khi nó làm rõ  mối quan hệ  mật thiết từ trước đến nay giữa các nhà máy và môi trường tự nhiên thông qua quan sát, điều tra, thảo luận.

Trong môn Xã hội ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với học tập địa lý trước chiến tranh thì người ta cho rằng học tập liên quan đến địa lý tự nhiên bị coi nhẹ. Điều này phản ánh rằng nội dung của địa lý nhân văn được phân bố trong môn “Xã hội” và  nội dung địa lý tự nhiên được phân bố vào môn “Địa học”. Người ta cũng cho rằng “Địa học” được cố tình dịch không chuẩn như vậy là nhắm tới “Địa lý tự nhiên”.

Tuy nhiên, nội dung địa lý môn Xã hội là mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên đã trở thành một trụ cột vì vậy không phải là nội dung của địa lý tự nhiên bị bỏ qua. Trong “Địa lý nhân văn”, có vị trí như là môn tự chọn của môn Xã hội,  cũng bao gồm cả tangen (chủ đề) liên quan đến nội dung địa lý tự nhiên là “Có mối giao lưu nào giữa môi trường và con người?”. Tóm lại, môn học có tên “Địa lý nhân văn” có lẽ nên được  nhìn nhận  là thứ mang ý nghĩa “Địa lý” nhắm đến hoạt động học tập tự chủ của học sinh đối ngược với “Địa lý” mang tính ghi nhớ kiểu cũ trình bày la liệt các nội dung.

Ở trường THPT, theo bản Hướng dẫn học tập được công bố vào năm 1960 (năm Showa thứ 35), “Địa lý nhân văn” trở thành “Địa lý A”,  “Địa lý B” và là môn bắt buộc. Sự thay đổi tên gọi môn học này không chỉ thể hiện ý nghĩa nội dung địa lý tự nhiên được gắn thêm vào mà còn là sự  tăng cường nội dung địa lý tự nhiên bao gồm các thực nghiệm khoa học tự nhiên,  nó trở thành thứ nhắm tới việc các phòng địa lý học ở các  khoa giáo dục của đại học đào tạo giáo viên trở  thành nơi có các bài giảng thực nghiệm.

Giống như vậy, trong phân môn Địa lý-lịch sử ở trường THPT công bố năm 1989 (năm Heisei nguyên niên) cũng bao gồm nội dung của địa lý tự nhiên. Tuy nhiên, ở môn Xã hội hay môn Địa lý-lịch sử, do mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên được coi trọng cho nên các ý kiến chỉ trích như các hiện tượng tự nhiện cần thiết để khảo sát cuộc sống con người không được lý giải, mối quan hệ hữu cơ giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được lý giải vẫn còn đang tiếp tục.

3. Sự biến thiên liên quan đến sử dụng học tập địa lý tự nhiên

 

Trong Địa lý trước chiến tranh thế giới thứ hai, học tập địa lý tự nhiên được coi trọng nhưng người ta phê phán rằng nó lại trở thành học tập địa lý mang tính chất “môi trường quyết định”. Vì vậy, trong môn Xã hội khảo sát hoạt động con người là trung tâm nội dung địa lý tự nhiên kiểu thuyết “môi trường quyết định” không thích hợp. Ở môn Xã hội-môn học được ra đời trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên  có xu hướng được học như là mối quan hệ ở đó con người có thể thống trị môi trường tự nhiên. Vì vậy, trong bản Hướng dẫn học tập THCS năm 1958 (năm Showa 33),  sự lý giải và yêu mến đối với tự nhiên được đặt ra mạnh mẽ và cái nhìn cho rằng con người là vạn năng đã được hãm lại. Tư tưởng này của Bộ giáo dục đã bị phê phán là đi ngược lại trở về thuyết “môi trường quyết định”.

Mặt khác, với lý do học tập về các hiện tượng tự nhiên dễ tiến hành hơn các hiện tượng xã hội, hệ thống giáo dục địa lý coi trọng học tập địa lý tự nhiên ở các lớp bậc cao tiểu học chuyển sang địa lý kinh tế ở THCS, từ cụ thể tới trừu tượng,  đã được đề xướng lần đầu vào thập niên 60 của thế kỉ XX. Tức là thuyết học tập địa lý tự nhiên trước và cách tư duy này khác với nước ta và hơn nữa là phương pháp giáo dục của Liên Xô nơi Địa lý là môn giáo khoa độc lập. Ở Nhật Bản-nơi học tập môn Xã hội- có ý phản biện rằng việc học tập địa lý tự nhiên như trước là không thích hợp.

Trong môn Xã hội từ sau những năm 70 trở đi học tập địa lý tự nhiên đã trở thành trụ cột trong mối quan hệ với con người. Đặc biệt khi giáo dục môi trường được chú ý thì mối quan tâm tới môi trường tự nhiên dâng cao và tầm quan trọng của học tập địa lý tự nhiên được chỉ ra.

Trong bản Hướng dẫn học tập công bố năm 1989, mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và con người đã được coi trọng thêm một bước. Bối cảnh đằng sau là việc một khi nội dung về môi trường tự nhiên  được sử dụng một cách riêng biệt trong học tập địa lý thì dễ rơi vào thuyết môi trường quyết định và địa lý không thể hiện được tính độc đáo của mình  khác với môn Xã hội-Địa lý.

4. Học tập địa lý tự nhiên từ giờ trở đi

 

Học tập địa lý tự nhiên là trụ cột chủ yếu trong môn Xã hội dựa trên  khảo sát mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Việc truy tìm cơ cấu của môi trường tự nhiên liên quan đến đời sống con người không phải  lúc nào cũng rơi vào thuyết môi trường quyết định. Tuy nhiên, nếu như không vừa liên hệ chặt chẽ với cuộc sống con người và học tập về môi trường tự nhiên thì không chỉ mất đi ý nghĩa của học tập địa lý tự nhiên mà còn không thể giáo dục được cách suy nghĩ, quyết định về vấn đề hiện tại. Cần phải vừa nhắm đến mối liên quan giữa khoa học và học tập tổng hợp, đồng thời cần công phu tạo ra sự bố trí giáo tài dễ hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên cho học sinh học tập.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (27)

July 9, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Kính gửi ông Phan Bội Châu.

Tôi là một thanh niên nghèo. Tôi được biết ông là một con người vô cùng tài giỏi và luôn ấp ủ lòng yêu nước, muốn lập lại độc lập cho dân tộc. Ông cũng là người lập nên Hội Duy Tân (1904) và phong trào Đông Du. Tôi thực sự rất mến phục những con người tài cao, chí lớn như ông và rất mong muốn được cùng ông và những thanh niên yêu nước khác tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Ông biết đấy, tôi chỉ là một người thanh niên nghèo, chỉ biết cúi mặt vào mấy quyển sách, rồi chỉ nhìn đất nước với một ánh mắt vô vọng. Khi mà cả nước lâm vào cảnh lầm than khốn cùng thì triều đình nhà Nguyễn lại sẵn sàng kí hiệp ước đầu hàng. Tôi biết ông cũng như tôi, phải chịu cảnh nhục nhằn này mà ngứa tai gai mắt. Nhưng ông giỏi hơn tôi, dám đứng lên để bảo vệ đất nước mình. Vậy nên tôi theo ông, bởi tôi tin rằng ông sẽ đi đúng đường. Song, cũng do lòng tôi căm phẫn bởi bối cảnh đất nước, bởi tình yêu tự do và hòa bình mà tôi theo ông. Và tôi đặc biệt chú ý tới phong trào Đông Du. Tôi nghĩ phong trào này sẽ đưa tôi và các thanh niên yêu nước khác tới một văn minh khác. Một người như tôi sẽ chẳng làm gì cho cuộc đời nếu chỉ ngồi nhà mà cầm quyển sách, mài mực Tàu mà viết lên mấy trang giấy cũ kĩ vài con chữ, hay ngâm thơ từ sáng đến đêm. Tôi nghĩ con người Việt cũng sẽ như tôi nếu như không thấy được những điều thâm thúy và sâu xa như ông. Tôi bao đêm suy nghĩ về điều này. Tôi biết việc sang Nhật vô cùng nguy hiểm bởi Pháp luôn lăm le để áp đảo phong trào này như là phong trào Cần Vương. Nhưng tôi đã chín chắn hơn vì biết rằng: Khi tôi thoát ra được bên ngoài biên giới Việt Nam, đặt chân được tới Nhật Bản thì sẽ là một bước đi lớn trong cuộc đời. Điều đó sẽ mang lại những cái hay, cái mới cho tôi. Đằng này Nhật Bản là một nước có lịch sử khá tương đồng với Việt Nam mà bây giờ còn là một cường quốc. Và tôi nghĩ nơi đây sẽ là nơi tuyệt vời nhất để khai sáng đầu óc non nớt và mụ mị như tôi đây. Và đó là lý do tôi theo ông.

Tôi đã ngẫm và vẽ lên được kế hoạch cho chính mình để làm thế nào có một thời gian học tập hiệu quả nhất bên Nhật. Trước tiên chắc chẳn là phải học. Tôi sẽ cố gắng hết sức cùng các anh em khác tiếp thu những kiến thức mới để góp phần xây dựng sau này. Tiếp đó, tôi và các anh em sẽ cùng ông lan rộng phong trào tới các thanh niên yêu nước khác. Và cuối cùng là về nước để giải cứu đất nước ra khỏi bối cảnh bây giờ. Có vẻ dễ dàng nhưng lại rất khó khăn. Và tôi chắc chắn sẽ theo ông để tìm lại cuộc sống hòa bình, đấu tranh để giành lại độc lập, xua đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta:

Tiến về đất Nhật một ngày mơ

Tìm kiếm văn minh miền đất mở

Yêu nước nồng nàn ta quyết thắng

Vững vàng chí khí anh hùng ca

Và lời cuối tôi muốn nói với ông rằng, tôi tin ông sẽ làm được. Và tôi chắc chắn sẽ cùng ông và Hội đi tới hết quãng đường gian nan này!

(NTHG, nữ, học sinh lớp 8)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (23)

July 2, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Thân gửi chú Phan Bội Châu!

Cháu nghe nói chú cùng với một số nhà yêu nước khác đang lập ra Hội Duy tân và khởi xướng phong trào Đông Du trong nước. Cháu rất hưởng ứng việc này và viết thư cho chú nghe về những dự định của cháu khi tham gia phong trào này.

Đầu tiên khi nghe đến những hội và phong trào mà chú lập ra, cháu rất có ấn tượng. Đất nước của chúng ta đã hoàn toàn nằm trong tay Pháp qua Hiệp ước Pa-tơ-nốt vừa rồi. Bọn đế quốc Pháp đang được thời cơ chèn ép, bóc lột công sức của nhân dân ta. Nhìn ra bên ngoài, đâu đâu cũng thấy bóng dáng bọn Pháp đi lại nghênh ngang vơ vét của cải. Thấy cảnh này cháu rất căm tức cho số phận nước nhà. Mặc dù muốn làm gì đó, nhưng sức cháu không biết nên bắt đầu từ đâu và làm thế nào. Vì thế nên nghe tên phong trào cháu đã hưởng ứng ngay. Cháu nghĩ việc đi du học Nhật Bản là việc vô cùng tốt và quan trọng. Trong lúc chúng ta đang rơi vào cảnh khổ sai thế này, thì nước Nhật Bản lại đang phát triển mạnh mẽ và vững mạnh. Đi du học Nhật chúng ta có thể học tập những kinh nghiệm của họ trong lúc gặp khó khăn rồi mang những điều đã học được ấy về quê nhà để bảo vệ đất nước. Cháu cũng muốn tha gia Duy Tân hội để có thể góp phần chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập cho Tổ quốc. Đây đúng là một thời cơ tốt để tham gia phong trào này.

Cháu đang suy nghĩ xem nên làm gì khi  học tập ở Nhật. Ở đó, cháu sẽ học thật tốt tiếng nước ngoài, có thể là tiếng Pháp để có thể hiểu biết ngôn ngữ của kẻ thù. Cháu sẽ học cách dạy cho học trò vì nếu sau khi đánh Pháp cháu còn sống, cháu sẽ làm giáo viên để dạy cho học sinh của mình. Ngoài ra, cháu sẽ đi tìm hiểu về lịch sử đất nước Nhật Bản, cùng với cách mà họ gây dựng lại đất nước, giành lại độc lập. Sau khi tốt nghiệp, cháu ẽ quay trở về nước ta lấy những kiến thức đó bàn bạc với các bạn du học sinh khác, rồi bắt đầu thực hành công cuộc kháng chiến chống Pháp đồng thời xây dựng đất nước mình vững mạnh hơn. Mặc dù ước muốn đó không phải dễ thực hiện thế nhưng khi nghĩ lại bộ mặt trơ tráo của lũ đế quốc thực dân Pháp cháu sẽ quyết tâm đến cùng.

Những suy nghĩ trên của cháu chỉ mong chú hiểu được và giúp đỡ cháu. Cháu rất hâm mộ chú vì biết từ sớm chú đã có những hành động yêu nước, kháng chiến chống giặc.

Người gửi
(GLKH)

Ngô Bảo Châu viết thư cho Phan Bội Châu xin được Đông Du

June 28, 2013 Leave a comment

Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Nghệ An, ngày 30/6/1904

Thân kính gửi Phan Bội Châu tiên sinh. Tại hạ là Ngô Bảo Châu, hiện đang sống ở Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

Như tiên sinh đã biết, từ sau khi quân thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên bắt đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đã có biết bao cuộc khởi nghĩa chống lại quân xâm lược thực dân. Nhưng tất cả đều đã bị chúng dập tắt. Từ việc đốt tàu giặc của Nguyễn Trung Trực hay tấm gương chống Pháp kiên cường của Trương Định đều bị súng ống, đạn dược của giặc quét sạch. Nhưng những cuộc kháng chiến vẫn liên tiếp xảy ra và sẽ mãi nổi lên cho đến khi nước nhà độc lập. Điều ấy đã được khẳng định rõ ràng trước khi chết của Nguyễn Trung Trực: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”.

Việc thua Pháp có rất nhiều nguyên nhân. Trong đó một phần lớn là do triều đình. Trong khi nhân dân gồng mình chống giặc và kiên quyết bảo vệ nền độc lập nước nhà thì triều đình bán đất và trở thành tay sai cho giặc. Nhưng không phải người nào trong triều cũng vậy. Chúng ta vẫn thấy cuộc bảo vệ thành Huế và Hà Nội của Hoàng Diệu hay Tôn Thất Thuyết hay là lòng yêu nước của vua Hàm Nghi. Nhưng tất cả đều hầu như không làm cho Pháp tổn thất là mấy.

Quân Pháp có những khẩu pháo bắn xa, những khẩu súng trường phát nổ từ xa. Chúng có những vũ khí tối tân mà quân ta không có. Ngược lại chúng ta  có những vũ khí thô sơ như xẻng, cuốc, đao, kiếm thì hỏi sao có thể chống giặc. Nhưng đó mới chỉ là một phần, phần khác là chúng ta còn kém hiểu biết, sống và phong tục, nói năng lạc hậu. Đầu óc còn kém thông minh. Vậy nên muốn chiến thắng cốt phải nâng cao dân trí. Tại hạ có đọc sách vở và nghe qua một vài huynh đệ cùng trang lứa thì được biết Phan Bội Châu tiên sinh đang phát động phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật để đào tạo, nâng dân trí. Tại hạ rất muốn theo học.

Tại hạ cũng dự định khi sang đó sẽ học hỏi, tiếp thu thêm kinh nghiệm, hiểu biết. Tại hạ có xem qua sách vở và tiếp thu kinh nghiệm thực tế thì biết Nhật Bản đã từng chịu hoàn cảnh tương tự như Việt Nam bây giờ. Họ đã quyết định mở cửa và thực hiện giao lưu, phát triển Tây học như bây giờ. Và hiện nay, nước Nhật đang là một nước phát triển cao nhất. Tại hạ dự định sẽ học hỏi điều đó và góp phần giúp dân ta độc lập. Tại hạ sẽ cố gắng vượt qua các phong ba bão tố để mong một ngày được về lại nước và cùng nhân dân bảo vệ tự do dân tộc .

Qua đây, tại hạ mong tiên sinh xem xét ý kiến của tại hạ và cho tại hạ một cơ hội.

Thân kính
Châu

Ngô Bảo Châu

(NML, nam, học sinh lớp 8)