Home > Giáo dục Nhật Bản > BẢN “HƯỚNG DẪN HỌC TẬP” VÀ CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẬT BẢN TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY (VI)

BẢN “HƯỚNG DẪN HỌC TẬP” VÀ CÁC MÔN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG NHẬT BẢN TỪ SAU 1945 ĐẾN NAY (VI)


Năm 1992 (năm Heisei thứ 4)

 Xuất hiện quan niệm về học lực mới. Đây là bản “Hướng dẫn học tập” được sửa đổi nhắm tới giáo dục phát huy cá tính và nội dung giáo dục được cắt bỏ thêm. Thiết lập mới môn Đời sống, tăng cường giáo dục đạo đức và thực hiện giáo dục con người có trái tim phong phú có thể tự mình ứng phó với sự thay đổi của xã hội.

“Hướng dẫn học tập” được công bố vào năm 1989 (năm Heisei nguyên niên) và được thực hiện ở trường tiểu học năm 1992 (năm Heisei thứ 4), ở trường THCS năm 1993 (năm Heisei thứ 5). Ở trường THPT nó được thực hiện bắt đầu từ năm thứ nhất vào năm 1994 ( năm Heisei thứ 6).

Tổng số giờ học trong 6 năm tiểu học là 5785, trong đó tổng số giờ dành cho Quốc ngữ, Số học, Khoa học và Xã hội là 3659. Tổng số giờ học dành cho 3 năm THCS là 3150.

Ở năm thứ 1, 2 (lớp 1, 2)   tiểu học, môn Khoa học và Xã hội bị đình chỉ và đưa vào môn Đời sống. Ở các trường THPT môn Xã hội được cấu tạo lại thành môn Địa lý-lịch sử và Công dân (Lịch sử thế giới A và Lịch sử Nhật Bản A có cấu tạo lấy lịch sử cận hiện đại làm trung tâm, các môn Lịch sử thế giới B và Lịch sử Nhật Bản B có cấu tạo nội dung là thời cổ đại. Địa lý A lấy địa lý tự nhiên làm trung tâm trong khi Địa lý B có nội dung là học tập địa chí và địa lý học hệ thống). Đồng thời cả học sinh nam cũng phải học môn Gia đình.

Trường
Phân chia môn giáo khoa

Môn học, phân môn
Hoạt động giáo dục ngoài môn giáo khoa
Tiểu học Giáo khoa Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Đời sống, Âm nhạc, Thủ công, Gia đình, Thể dục Đạo đức, Hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ), nghi lễ trương học,
Trung học cơ sở Giáo khoa bắt buộc Quốc ngữ, Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật gia đình

Đạo đức, hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ nhà trường)

Giáo khoa tự chọn Ngoại ngữ, Quốc ngữ, Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-Thể dục, Kĩ thuật gia đình, các môn đặc biệt cần thiết khác.
Trung học phổ thông  Giáo khoa liên quan đến khoa phổ thông Quốc ngữ Quốc ngữ I, Quốc ngữ II, Cấu trúc quốc ngữ, Văn hiện đại, Ngôn ngữ hiện đại, Cổ điển I, Cổ điển II, Đọc hiểu cổ điển. Hoạt động đặc biệt (Hoạt động Home-room, Hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ trường học)
Địa lý lịch sử Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B, Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Địa lý A, Địa lý B
Công dân Xã hội hiện đại, Luân lý, Kinh tế xã hội
Toán học Toán học I, Toán học II, toán học III, Tonas học A, Toán học B, Toán học C
Khoa học KHoa học tổng hợp, Vật lý IA, Vật lý IB, Vật lý II, Hóa học IA, Hóa học IB, Hóa học II, Sinh vật IA, Sinh vật IB, Sinh vật II, Địa học IA, Địa học IB, Địa học II
Sức khỏe thể dục Sức khỏe, thể dục
Nghệ thuật Âm nhạc I, Âm nhạc II, Âm nhạc III, Mĩ Thuật I, Mĩ thuật ii, Mĩ thuật III, Công nghệ I, Công nghệ II, Công nghệ III, Thư pháp I, Thư pháp II, Thư pháp III
Ngoại ngữ Tiếng Anh I, Tiếng Anh II, Oral CommunicationA,

Oral communication B

Oral communication C,

Reading,Writing, Tiếng Đức, Tiếng Pháp

Gia đình Gia đình tổng quát, Kĩ thuật đời sống, Đời sống tổng quát
Các môn học đặc biệt cần thiết khác.
Giáo khoa liên quan đến giáo dục chuyên môn Gia đình, Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Thủy sản, Hộ lý, Khoa học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tiếng Anh, và các môn học đặc biệt cần thiết khác.

Đối với môn Ngoại ngữ thuộc môn giáo khoa tự chọn ở trường THCS, học sinh từ năm thứ nhất chọn học một trong các ngoại ngữ : Tiếng Anh, Tiếng Đức, Tiếng Pháp.

Quốc ngữ I, Toán học I, Thể dục, Sức khỏe ở THPT là môn bắt buộc.

Đối với Môn Lịch sử-Địa lý ở THPT  học sinh bắt buộc phải học một trong hai môn Lịch sử Thế giới A (hoặc B) và một môn Địa lý A (hoặc B).
Đối với môn Công dân  của trường THPT học sinh phải học môn Xã hội hiện đại và 2 môn: Luân lý, Kinh tế-chính trị.
Đối với môn Khoa học ở THPT học sinh phải học 2 môn  trong số 5 môn là Khoa học tổng hợp, Vật lý IA (hoặc IB), Hóa học IA (hoặc IB), Sinh vật IA (Hoặc IB) , Địa học IA  (hoặc (IB).

Đối với môn Nghệ thuật ở THPT học sinh chọn học một trong các môn Âm nhạc I, Mĩ thuật I, Công nghệ I, Thư pháp I.

Đối với môn Gia đình ở THPT học sinh chọn học một trong các môn Gia đình tổng quát, Kĩ thuật đời sống, Đời sống tổng quát.

Năm 2002 (năm Heisei thứ 14)

Đây là bản “Hướng dẫn học tập” sửa đổi lần thứ bảy kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Bản “Hướng dẫn học tập” này thực hiện tuyển chọn nghiêm ngặt nội dung giáo dục, thiết lập “Thời gian học tập tổng hợp”, giáo dục cho học sinh cơ bản-nền tảng, “năng lực sống” như năng lực tự học, tự tư duy.

Bản “Hướng dẫn học tập” ở Tiểu học được công bố năm 1998 (Năm Heisei thứ 10) và được thực hiện năm 2002 (năm Heisei thứ 14). Bản “Hướng dẫn học tập” của THPT được công bố năm 1999 (năm Heisei thứ 11) và được thực hiện từ năm thứ nhất (lớp 10)  năm 2003. Một phần nội dung được thực hiện trước từ năm 2000 (năm Heisei thứ 12)

Tổng số giờ học của 6 năm tiểu học là 5367 trong đó số giờ học của Quốc ngữ, Số học, Khoa học,  Xã hội, Đời sống là 3148. Tổng số giờ học dành cho 3 năm THCS là 2940.
Chế độ trường học năm ngày/tuần được thực hiện toàn diện. Ở trường THCS Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc (Trên thực tế thì đại bộ phận các trường đã thực hiện từ trước đó). Ngoài ra, “Thời gian học tập tổng hợp” từ trường tiểu học-trung học cơ sở cho tới THPT được đặt ra và ở THPT có thêm môn Thông tin và Phúc lợi. Mặt khác, Nội dung học tập các môn giáo khoa đã được cắt giảm mạnh. Quy định về hoạt động câu lạc bộ ở trường THCS, THPT cũng bị  xóa bỏ.

Cho đến lúc này bằng việc sửa đổi bản “Hướng dẫn học tập”  con đường giáo dục “yutori” đã từng bước được thực thiện nhưng việc thực thi bản “Hướng dẫn học tập” vào năm 2002 với việc thực hiện chế độ trường học 5 ngày/tuần, thiết lập “Thời gian học tập tổng hợp”, là sự thay đổi lớn lao so với trước đó do đó người ta cho rằng “Giáo dục yuori” thực sự bắt đầu từ năm 2002.

Trường Phân loại môn giáo khoa Môn học, phân môn Hoạt động giáo dục ngoài môn giáo khoa
Tiểu học Giáo khoa Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Đời sống, Âm nhạc, Thủ công, Gia đình, Thể dục Đạo đức, Hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, hoạt động câu lạc bộ, nghi lễ nhà trường), Thời gian học tập tổng hợp
Trung học cơ sở Giáo khoa bắt buộc Quốc ngữ, Xã hội, Số học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật-gia đình, Ngoại ngữ Đạo đức, hoạt động đặc biệt (hoạt động lớp, hoạt động hội học sinh, nghi lễ trường học), Thời gian học tập tổng hợp
Giáo khoa tự chọn Quốc ngữ , Xã hội, Toán học, Khoa học, Âm nhạc, Mĩ thuật, Sức khỏe-thể dục, Kĩ thuật-Gia đình, Ngoại ngữ, môn giáo khoa đặc biệt cần thiết khác.
Trung học phổ thông Giáo khoa liên quan đến giáo khoa phổ thông Quốc ngữ Cấu trúc quốc ngữ I, Cấu trúc quốc ngữ II, Quốc ngữ Tổng hợp, Văn hiện đại, Cổ điển, Đọc hiểu cổ điển Hoạt động đặc biệt (hoạt động homeroom, hoạt động hội học sinh, nghi lễ trường học), Thời gian học tập tổng hợp
Địa lý-Lịch sử Lịch sử thế giới A, Lịch sử thế giới B, Lịch sử Nhật Bản A, Lịch sử Nhật Bản B, Địa lý A, Địa lý B
Công dân Xã hội hiện đại, Luân lý, Kinh tế-chính trị
Toán học Toán học cơ bản, Toán học I, Toán học II, Toán học III, Toán học A, Toán học B, Toán học C
Khoa học Khoa học cơ bản, KHoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B, Vật lý I, Vật lý II, Hóa học I, Hóa học II, Sinh vật I, Sinh vật II, Địa học I, Địa học II
Sức khỏe-thể dục Thể dục, sức khỏe
Nghệ thuật Âm nhạc I, Âm nhạc II, Âm nhạc III, Mĩ thuật I, Mĩ thuật II, Mĩ thuật III, Công nghệ I, Công nghệ II, Công nghệ II, Thư pháp I, Thư pháp II, Thư pháp III
Ngoại ngữ Oral communication I, Oral communication II, Tiếng Anh I, Tiếng Anh II, Reading, Writing
Gia đình Gia đình cơ sở, Gia đình tổng hợp, Kĩ thuật đời sống
Thông tin Thông tin A, Thông tin B, Thông tin C
Môn giáo khoa do nhà trường đặt ra
Giáo khoa liên quan đến giáo dục nghề nghiệp Nông nghiệp, Công nghiệp, Thương nghiệp, Thủy sản, Gia đình, Hộ lý, Thông tin, Phúc lợi khoa học, Thể dục, Âm nhạc, Mĩ thuật, tiếng Anh, môn trường học tự thiết lập

Đối với môn Quốc ngữ ở trường THPT học sinh phải học một trong các môn Cấu trúc quốc ngữ I, Quốc ngữ tổng hợp.

Đối với môn Địa lý-Lịch sử ở THPT học sinh phải  chọn học 3 môn Lịch sử thế giới A (hoặc B), Lịch sử Nhật Bản A (hoặc B), Địa lý A (hoặc 3 ).

Đối với môn Công dân ở THPT học sinh phải chọn học môn Xã hội hiện đại và 2 môn khác là Luân lý, Kinh tế-chính trị.

Đối với môn Toán ở THPT học sinh phải học 1 môn trong các môn Toán học cơ bản, Toán học I.
Đối với môn Khoa học ở THPT, học sinh phải học 2 môn trong số các môn Khoa học cơ sở, Khoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B, Vật lý I, Hóa học I, Sinh vật I, Địa lý I (bắt buộc phải chọn ít nhất một môn trong số các môn sau: Khoa học cơ sở, Khoa học tổng hợp A, Khoa học tổng hợp B)

Môn Thể dục-sức khỏe ở THPT là bắt buộc

Đối với môn Nghệ thuật ở THPT học sinh phải học một trong các môn : Âm nhạc I, Mĩ thuật I, Công nghệ I, Thư pháp I.

Ở môn Ngoại ngữ THPT đối với trường hợp lựa chọn tiếng Anh thì phải học một trong hai môn  Oral Communication I, Tiếng Anh I.

Đối với môn gia đình ở THPT học sinh phải học một trong các môn Gia đình cơ sở, Gia đình tổng hợp, Kĩ thuật đời sống.

Đối với môn Thông tin ở THPT học sinh phải học một trong các môn Thông tin A, thông tin B, Thông tin C.

Nguyễn Quốc Vương lược dịch từ Wikipedia tiếng Nhật.

  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment