Home > Giáo dục lịch sử ở Việt Nam > Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (27)

Phan Bội Châu và phong trào Đông Du (27)


Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

Kính gửi ông Phan Bội Châu.

Tôi là một thanh niên nghèo. Tôi được biết ông là một con người vô cùng tài giỏi và luôn ấp ủ lòng yêu nước, muốn lập lại độc lập cho dân tộc. Ông cũng là người lập nên Hội Duy Tân (1904) và phong trào Đông Du. Tôi thực sự rất mến phục những con người tài cao, chí lớn như ông và rất mong muốn được cùng ông và những thanh niên yêu nước khác tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.

Ông biết đấy, tôi chỉ là một người thanh niên nghèo, chỉ biết cúi mặt vào mấy quyển sách, rồi chỉ nhìn đất nước với một ánh mắt vô vọng. Khi mà cả nước lâm vào cảnh lầm than khốn cùng thì triều đình nhà Nguyễn lại sẵn sàng kí hiệp ước đầu hàng. Tôi biết ông cũng như tôi, phải chịu cảnh nhục nhằn này mà ngứa tai gai mắt. Nhưng ông giỏi hơn tôi, dám đứng lên để bảo vệ đất nước mình. Vậy nên tôi theo ông, bởi tôi tin rằng ông sẽ đi đúng đường. Song, cũng do lòng tôi căm phẫn bởi bối cảnh đất nước, bởi tình yêu tự do và hòa bình mà tôi theo ông. Và tôi đặc biệt chú ý tới phong trào Đông Du. Tôi nghĩ phong trào này sẽ đưa tôi và các thanh niên yêu nước khác tới một văn minh khác. Một người như tôi sẽ chẳng làm gì cho cuộc đời nếu chỉ ngồi nhà mà cầm quyển sách, mài mực Tàu mà viết lên mấy trang giấy cũ kĩ vài con chữ, hay ngâm thơ từ sáng đến đêm. Tôi nghĩ con người Việt cũng sẽ như tôi nếu như không thấy được những điều thâm thúy và sâu xa như ông. Tôi bao đêm suy nghĩ về điều này. Tôi biết việc sang Nhật vô cùng nguy hiểm bởi Pháp luôn lăm le để áp đảo phong trào này như là phong trào Cần Vương. Nhưng tôi đã chín chắn hơn vì biết rằng: Khi tôi thoát ra được bên ngoài biên giới Việt Nam, đặt chân được tới Nhật Bản thì sẽ là một bước đi lớn trong cuộc đời. Điều đó sẽ mang lại những cái hay, cái mới cho tôi. Đằng này Nhật Bản là một nước có lịch sử khá tương đồng với Việt Nam mà bây giờ còn là một cường quốc. Và tôi nghĩ nơi đây sẽ là nơi tuyệt vời nhất để khai sáng đầu óc non nớt và mụ mị như tôi đây. Và đó là lý do tôi theo ông.

Tôi đã ngẫm và vẽ lên được kế hoạch cho chính mình để làm thế nào có một thời gian học tập hiệu quả nhất bên Nhật. Trước tiên chắc chẳn là phải học. Tôi sẽ cố gắng hết sức cùng các anh em khác tiếp thu những kiến thức mới để góp phần xây dựng sau này. Tiếp đó, tôi và các anh em sẽ cùng ông lan rộng phong trào tới các thanh niên yêu nước khác. Và cuối cùng là về nước để giải cứu đất nước ra khỏi bối cảnh bây giờ. Có vẻ dễ dàng nhưng lại rất khó khăn. Và tôi chắc chắn sẽ theo ông để tìm lại cuộc sống hòa bình, đấu tranh để giành lại độc lập, xua đuổi bọn xâm lược ra khỏi bờ cõi nước ta:

Tiến về đất Nhật một ngày mơ

Tìm kiếm văn minh miền đất mở

Yêu nước nồng nàn ta quyết thắng

Vững vàng chí khí anh hùng ca

Và lời cuối tôi muốn nói với ông rằng, tôi tin ông sẽ làm được. Và tôi chắc chắn sẽ cùng ông và Hội đi tới hết quãng đường gian nan này!

(NTHG, nữ, học sinh lớp 8)

  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment