Học tập địa lý tự nhiên


Ở Việt Nam hiện tại không chỉ giáo dục lịch sử mà giáo dục địa lý cũng ….lâm nạn. Học để mà học, dạy để mà dạy cho có thôi chứ không ích mấy cho cuộc sống. Sự yếu kém của giáo dục địa lý vì vậy có mối quan hệ mật thiết với ô nhiễm môi trường và hủy hoại thiên nhiên.

 

1. Định nghĩa học tập địa lý tự nhiên

 

Học tập địa lý tự nhiên có nội dung là các hiện tượng tự nhiên, môi trường tự nhiên như địa hình, khí hậu, sinh thái, thủy văn, sự phân bố, mối quan hệ giữa con người với địa phương. Do học tập địa lý  là sự tìm kiếm mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, môi trường xã hội bằng cái nhìn địa phương, cho nên học tập địa lý tự nhiên có nội dung gắn với  mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên. Tuy nhiên để tìm kiếm được mối quan hệ đó cần phải hiểu được bản thân môi trường tự nhiên. Tức là, cần phải lý giải được mối quan hệ hữu cơ qua lại của các hiện tượng tự nhiên, dựa trên sự lý giải đó nếu như  không tư duy về mối quan hề giữa con người và tự nhiên thì không thể có học tập địa lý tự nhiên. Về phương thức tiếp cận học tập địa lý tự nhiên như thế này, trong môn Xã hội thường nổ ra nhiều tranh luận.

2. Học tập địa lý tự nhiên trong môn Xã hội.

Vào thời Minh Trị, Fukuzawa viết rằng Địa lý học được tạo thành từ  Đại lý học thiên văn, Địa lý học tự nhiên, Địa lý học chính trị. Thêm nữa, Địa lý học tự nhiên tiến triển hơn Địa lý  học nhân văn. Trong bối cảnh như thế, ngay cả trong học tập địa lý, địa lý tự nhiên cũng được coi trọng và xu hướng này tiếp tục cho đến tận trước Chiến tranh thế giới thứ hai. Giáo dục địa lý của Misawa Katsue ở những năm 30 của thế kỉ XX là ví dụ về học tập coi trọng địa lý tự nhiên khi nó làm rõ  mối quan hệ  mật thiết từ trước đến nay giữa các nhà máy và môi trường tự nhiên thông qua quan sát, điều tra, thảo luận.

Trong môn Xã hội ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ hai, so với học tập địa lý trước chiến tranh thì người ta cho rằng học tập liên quan đến địa lý tự nhiên bị coi nhẹ. Điều này phản ánh rằng nội dung của địa lý nhân văn được phân bố trong môn “Xã hội” và  nội dung địa lý tự nhiên được phân bố vào môn “Địa học”. Người ta cũng cho rằng “Địa học” được cố tình dịch không chuẩn như vậy là nhắm tới “Địa lý tự nhiên”.

Tuy nhiên, nội dung địa lý môn Xã hội là mối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên đã trở thành một trụ cột vì vậy không phải là nội dung của địa lý tự nhiên bị bỏ qua. Trong “Địa lý nhân văn”, có vị trí như là môn tự chọn của môn Xã hội,  cũng bao gồm cả tangen (chủ đề) liên quan đến nội dung địa lý tự nhiên là “Có mối giao lưu nào giữa môi trường và con người?”. Tóm lại, môn học có tên “Địa lý nhân văn” có lẽ nên được  nhìn nhận  là thứ mang ý nghĩa “Địa lý” nhắm đến hoạt động học tập tự chủ của học sinh đối ngược với “Địa lý” mang tính ghi nhớ kiểu cũ trình bày la liệt các nội dung.

Ở trường THPT, theo bản Hướng dẫn học tập được công bố vào năm 1960 (năm Showa thứ 35), “Địa lý nhân văn” trở thành “Địa lý A”,  “Địa lý B” và là môn bắt buộc. Sự thay đổi tên gọi môn học này không chỉ thể hiện ý nghĩa nội dung địa lý tự nhiên được gắn thêm vào mà còn là sự  tăng cường nội dung địa lý tự nhiên bao gồm các thực nghiệm khoa học tự nhiên,  nó trở thành thứ nhắm tới việc các phòng địa lý học ở các  khoa giáo dục của đại học đào tạo giáo viên trở  thành nơi có các bài giảng thực nghiệm.

Giống như vậy, trong phân môn Địa lý-lịch sử ở trường THPT công bố năm 1989 (năm Heisei nguyên niên) cũng bao gồm nội dung của địa lý tự nhiên. Tuy nhiên, ở môn Xã hội hay môn Địa lý-lịch sử, do mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên được coi trọng cho nên các ý kiến chỉ trích như các hiện tượng tự nhiện cần thiết để khảo sát cuộc sống con người không được lý giải, mối quan hệ hữu cơ giữa các hiện tượng tự nhiên chưa được lý giải vẫn còn đang tiếp tục.

3. Sự biến thiên liên quan đến sử dụng học tập địa lý tự nhiên

 

Trong Địa lý trước chiến tranh thế giới thứ hai, học tập địa lý tự nhiên được coi trọng nhưng người ta phê phán rằng nó lại trở thành học tập địa lý mang tính chất “môi trường quyết định”. Vì vậy, trong môn Xã hội khảo sát hoạt động con người là trung tâm nội dung địa lý tự nhiên kiểu thuyết “môi trường quyết định” không thích hợp. Ở môn Xã hội-môn học được ra đời trong bối cảnh như vậy, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên  có xu hướng được học như là mối quan hệ ở đó con người có thể thống trị môi trường tự nhiên. Vì vậy, trong bản Hướng dẫn học tập THCS năm 1958 (năm Showa 33),  sự lý giải và yêu mến đối với tự nhiên được đặt ra mạnh mẽ và cái nhìn cho rằng con người là vạn năng đã được hãm lại. Tư tưởng này của Bộ giáo dục đã bị phê phán là đi ngược lại trở về thuyết “môi trường quyết định”.

Mặt khác, với lý do học tập về các hiện tượng tự nhiên dễ tiến hành hơn các hiện tượng xã hội, hệ thống giáo dục địa lý coi trọng học tập địa lý tự nhiên ở các lớp bậc cao tiểu học chuyển sang địa lý kinh tế ở THCS, từ cụ thể tới trừu tượng,  đã được đề xướng lần đầu vào thập niên 60 của thế kỉ XX. Tức là thuyết học tập địa lý tự nhiên trước và cách tư duy này khác với nước ta và hơn nữa là phương pháp giáo dục của Liên Xô nơi Địa lý là môn giáo khoa độc lập. Ở Nhật Bản-nơi học tập môn Xã hội- có ý phản biện rằng việc học tập địa lý tự nhiên như trước là không thích hợp.

Trong môn Xã hội từ sau những năm 70 trở đi học tập địa lý tự nhiên đã trở thành trụ cột trong mối quan hệ với con người. Đặc biệt khi giáo dục môi trường được chú ý thì mối quan tâm tới môi trường tự nhiên dâng cao và tầm quan trọng của học tập địa lý tự nhiên được chỉ ra.

Trong bản Hướng dẫn học tập công bố năm 1989, mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên và con người đã được coi trọng thêm một bước. Bối cảnh đằng sau là việc một khi nội dung về môi trường tự nhiên  được sử dụng một cách riêng biệt trong học tập địa lý thì dễ rơi vào thuyết môi trường quyết định và địa lý không thể hiện được tính độc đáo của mình  khác với môn Xã hội-Địa lý.

4. Học tập địa lý tự nhiên từ giờ trở đi

 

Học tập địa lý tự nhiên là trụ cột chủ yếu trong môn Xã hội dựa trên  khảo sát mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Việc truy tìm cơ cấu của môi trường tự nhiên liên quan đến đời sống con người không phải  lúc nào cũng rơi vào thuyết môi trường quyết định. Tuy nhiên, nếu như không vừa liên hệ chặt chẽ với cuộc sống con người và học tập về môi trường tự nhiên thì không chỉ mất đi ý nghĩa của học tập địa lý tự nhiên mà còn không thể giáo dục được cách suy nghĩ, quyết định về vấn đề hiện tại. Cần phải vừa nhắm đến mối liên quan giữa khoa học và học tập tổng hợp, đồng thời cần công phu tạo ra sự bố trí giáo tài dễ hiểu về mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên cho học sinh học tập.

Nguyễn Quốc Vương dịch từ “Từ điển giáo dục môn Xã hội” (Gyosei, 2000)

  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment