Home > Giáo dục lịch sử ở Việt Nam > Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du (13)

Phan Bội Châu và Phong trào Đông Du (13)


Kiểm tra 45 phút

Môn: Lịch sử

Đề bài: Đầu thế kỉ XX, trong bối cảnh triều đình Huế đã kí hiệp ước đầu hàng và phong trào Cần Vương bị đàn áp đẫm máu, nhà yêu nước Phan Bội Châu cùng những người đồng chí hướng đã lập ra Hội Duy tân (1904) và khởi xướng phong trào Đông Du. Hưởng ứng phong trào, hàng trăm thanh niên đương thời đã tình nguyện lên đường sang Nhật du học. Em hãy đóng vai là một trong những người thanh niên ấy để gửi thư cho nhà yêu nước Phan Bội Châu bày tỏ rõ lý do hưởng ứng cùng những dự định của bản thân khi học tập ở Nhật và sau khi tốt nghiệp về nước.

Bài Làm

 

Nghệ An, ngày 2 tháng 2 năm 1905

Kính gửi thầy Phan Bội Châu

Con tên là Diệu Linh. Con thấy rằng nước ta đang trong bốn bề khổ cực. Đất nước đang bị giặc xâm lăng càn quét, nhân dân lầm than, các cuộc khởi nghĩa đều bị đàn áp đẫm máu. Máu nhân dân đổ xuống có thể nhuộm đỏ cả sông Hồng. Con thực sự mong nước mình sớm đánh đuổi được giặc lấy lại bình yên cho đất nước. Nhưng sức con hèn mọn, một mình không thể làm nên được kì tích.

Con nghe danh thầy đã lâu, sinh ra trong thời kì nước nhà khó khăn chắc rằng thầy hiểu được tâm trạng của con lúc này. Con cũng thực sự ngưỡng mộ thầy khi 6 tuổi thầy học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi đọc hiểu sách Luận ngữ, 13 tuổi thi đỗ đầu huyện và 17 tuổi đã viết bài hịch “Bình Tây thu bắc” để hưởng ứng Bắc Kì khởi nghĩa kháng Pháp.

Còn thì nhà nghèo ít học, không có tốt chất được như thầy nên con nghĩ rằng sức mình chỉ có thể cầm súng lên để tỏ lòng tôn kính với quê hương. Nhưng đó chỉ là những suy nghĩ của con, trước khi nghe đến phong trào Đông Du.

Con được biết rằng năm 1904 thầy lập hội Duy tân cùng với những người đồng chí hướng và năm 1905 thầy phát động phong trào Đông Du đưa thanh niên sang Nhật để học tập sau này về giúp nước.

Thầy đã cho mọi người thấy được rằng sự khác biệt của nước ta và Nhật Bản-thứ làm cho Nhật Bản giàu mạnh còn nước ta suy sụp. So với Nhật Bản nước ta cũng đâu thua kém gì, diện tích nước ta rộng 263.000 dặm vuông, Nhật Bản trước Duy tân thì đất đai cũng không rộng được như vậy. Nhật Bản trước Duy tân dân số cũng đâu được bằng nước ta. Tai mắt của người nước ta và tai mắt người Nhật Bản cũng vậy, gan ruột ta so với gan ruột người Nhật Bản cũng có khác gì nhau đâu, cũng đạp đất đội trời, cùng là con của thượng đế.

Và thầy cũng đã chỉ ra 2 điểm cốt yếu:

Một là không có đường lối để mở mang trí thức cho nhân dân.

Hai là không có quyền để phấn khởi chí khí cho nhân dân.

Chính hai lẽ đó đã khiến con suy nghĩ rất nhiều. Con đã hiểu ra một điều rằng: “chiến đấu cho dân tộc không nhất thiết là phải đổ máu. Cách chiến đấu khôn ngoan nhất là cách mà máu phải đổ ra ít nhất”. Và để làm được điều đó thì chắc chắn cần phải học, phải hiểu biết. Thầy đã cho con thấy được muốn đất nước phát triển thì cần phải có tầng lớp nhân dân thật hiểu biết, nhân dân ngu muội thì đất nước sẽ không tài nào đi lên được.

Do vậy con đã tham gia vào lực lượng thanh niên hưởng ứng phong trào Đông Du. Một vì để thực hiện ước mơ được học tập, hai để giúp nước. Con mong rằng sau này sau khi tốt nghiệp thì những kiến thức con học được sẽ cùng con, cùng mọi người đưa đất nước phát triển.

Con cũng muốn gửi một lời cảm ơn tới thầy, những gì thầy làm cho dân tộc, cho thanh niên chúng con. Xin cảm ơn thầy

 

Người gửi

 

(BTDL, nữ, học sinh lớp 8)

 

  1. No comments yet.
  1. No trackbacks yet.

Leave a comment