Archive

Posts Tagged ‘sở hữu đất đai’

Quyền sở hữu đất đai ở Nhật Bản thời trung đại: Vai trò của các chùa Phật giáo và tự viện (1)

July 6, 2013 Leave a comment

Quyền sở hữu đất đai ở Nhật Bản thời trung đại: Vai trò của các chùa Phật giáo và tự viện

Bản quyền 2007 của ADOLPHSON VÀ RAMSEYER.

 Nguyễn Quốc Vương dịch 

Kinh tế tăng trưởng một khi những nhà đầu tư thu được sự đền đáp từ sự đầu tư của họ. Chúng tăng trưởng khi những người nông dân trồng trọt với sự xác quyết hợp lý rằng họ sẽ có vụ mùa bội thu; khi các thợ thủ công tin tưởng rằng họ có thể giữ lại quyền sử dụng các dụng cụ; khi các thương nhân buôn bán với sự tự tin rằng các đối tác của họ sẽ thực hiện giao kèo.

Nói một cách hoàn hảo thì các nhà đầu tư, những người nông dân, thợ thủ công và các thương nhân đạt được sự đảm bảo khi chính phủ phi cướp bóc thực thi những đòi hỏi của họ đối với những nguồn tài nguyên quý hiếm.

Thiếu vắng một chính phủ như thế, đôi khi những nhà đầu tư đã tạo ra một nhà nước riêng. Đôi khi những người nông dân và thợ thủ công thuê vệ binh và có khi những người thợ thủ công  buôn bán bên trong những nhóm thiểu số của họ. Nhưng trên hết, điều thường xảy ra là khi thiếu vắng một chính phủ như thế các nhà đầu tư sẽ không đầu tư, những người nông dân không trồng cấy (ít nhất không mở rộng sản xuất), những người thợ thủ công không đổi mới và các thương nhân không buôn bán.

Nhật Bản trung đại (1100-1600) có tăng trưởng-nhưng đó là sự tăng trưởng không có nhiều lắm sự hiện hữu của một chính quyền trung ương để thực thi những đòi hỏi của họ đối với các tài nguyên. Nó có hoàng đế, cùng với các quan nhiếp chính, cận thần, võ sĩ và cuối cùng là tướng quân và các quan nhiếp chính tướng quân. Nhưng những người này hiếm khi đem lại sự ổn định cho các công dân. Chắc chắn họ đã hiếm khi đem lại sự đảm bảo – thứ sẽ thuyết phục người dân đầu tư tài nguyên quý hiếm vào sự đầu tư thích hợp một cách dễ dàng hoặc tiến hành buôn bán đường dài. Đó không phải là những năm ổn định hay hòa bình. Đó là những thế kỉ của mưu đồ, giết người, thanh toán lẫn nhau và chiến tranh.

Nhưng dẫu thế,  nền kinh tế Nhật Bản vẫn tăng trưởng. Bất chấp sự hỗn loạn, người dân đã khai hoang các khu rừng. Họ cho  vay mượn tiền. Họ xây dựng các hệ thống tưới tiêu phức tạp và đắt đỏ. Họ xây dựng các cơ sở ủ rượu. Họ buôn bán các mặt hàng của họ tới những nơi ngày một xa hơn.

Để tìm kiếm sự ổn định mà họ cần để đầu tư và buôn bán, nhiều người đã chuyển hướng sang các ngôi chùa và tự viện. Để có được quyền đảm bảo đối với đất đai thực tế, ví dụ như, một địa chủ địa phương có thể “phó thác” đất đai của mình cho một ngôi chùa (hay tự viện)[1]. Thông qua quá trình này, ngôi chùa có được lợi nhuận thích hợp trong vùng đất (khấu trừ vào thu hoạch) và chủ đất được miễn thuế. Ít nhất và quan trọng là chủ đất có được khả năng kêu gọi ngôi chùa (và ngôi chùa cũng khuyến khích) bảo vệ đất đai của ông ta khỏi bàn tay của những người quyền quý khác. Các thợ thủ công và thương nhân cũng có được sự bảo hộ tương tự từ các phường hội được bảo trợ bởi các ngôi chùa. Họ chi trả thuế và chùa làm cho các hợp đồng của họ có hiệu lực.

Bên cạnh miễn thuế, các ngôi chùa và tự viện còn cung cấp cho chủ đất hai dịch vụ. Trước hết, chúng phân xử các cuộc tranh chấp trong nội bộ liên quan đến tài sản và buôn bán bằng quyền thực thi pháp lý của chúng. Thực sự là chúng đã cung cấp dịch vụ xét xử đối với các cư dân và những người khác trong vùng có thu lợi nhuận. Thứ hai, chúng bảo vệ đất đai trước sự đe dọa và xâm lấn từ bên ngoài. Một vài chủ đất tư nhân rất  có thể đã tự  bảo vệ tài sản của mình. Nhưng trong nhiều trường hợp, các ngôi chùa và tự viện lớn vốn kiểm soát các tài nguyên cần thiết phải làm như vậy để bảo vệ hiệu quả hơn.

Trong thực tế, các ngôi chùa và tự viện đã cạnh tranh với nhau để cung cấp cho chủ đất những gì mà chúng ta thường coi như là các dịch vụ cơ bản của chính phủ. Thực tế Nhật Bản trung đại đã duy trì một thị trường chính phủ tư nhân.

Cũng có thể, những sự dàn xếp được tạo ra đã đem lại cho các chủ đất một vài thứ gần với sự bảo vệ mà họ cần để cải thiện và duy trì đất đai của họ.[2]

I. Nhật Bản trung đại

A. Chính phủ:

Mặc dù Nhật Bản duy trì một chính phủ trung ương trong suốt từ thế kỉ 9 tới thế kỉ 15, nhưng nó không phải là một chính phủ ở đó quyền lực bắt nguồn chủ yếu từ cơ quan quan liêu. Thay vào đó, các elite cạnh tranh giành quyền lực thông qua các phương tiện khác. Các thiên hoàng trị vì từ kinh đô. Nhưng bị thao túng bởi dòng họ Fujiwara đầy quyền lực, vào khoảng thế kỉ 9 họ lên ngôi trước tuổi lên 10 và thoái vị trước tuổi 20. Kết quả là quyền lực trong Nhật Bản trung đại hiếm khi nằm ở bản thân thiên hoàng. Thay vào đó, chúng nằm trong tay các quan nhiếp chính Fujiwara. Các tộc trưởng Fujiwara đã dẫn dắt dòng họ vào quyền lực ngay khi kinh đô chuyển từ Nara tới thành phố mới ở Kyoto (được gọi là Heia-kyo) vào cuối thế kỉ thứ 8. Họ làm như vậy bằng cách gả các con gái cho gia đình hoàng gia, tự chỉ định mình làm các quan nhiếp chính và ép buộc các hoàng đế thoái vị sớm. Sự thành công của chiến lược đã chuyển thành mô hình cư trú ở rể giữa các elite. Bởi vì hoàng hậu của thiên hoàng (và con bà ta) sống với cha bà ta, các hoàng tử tìm kiếm người đàn ông trong gia đình mẹ để trao quyền-chứ không phải là người cha ruột. Bằng việc thuyết phục các thiên hoàng kết hôn với con gái dòng họ Fujiwara nhưng lên ngôi trước khi đủ trưởng thành để có thể cai trị độc lập, những người đứng đầu dòng họ Fujiwara có thể đảm bảo rằng họ-chứ không phải là bản thân các thiên hoàng-kiểm soát chính phủ.

Tuy nhiên, đúng vào lúc đó, chính sách này của Fujiwara vấp phải các thiên hoàng đã thoái vị-những đối thủ quyền lực nhất của dòng họ. Thoái vị khi ở vào giai đoạn sung sức của cuộc đời vào khoảng thế kỉ 11 các cựu thiên hoàng (nổi bật nhất là Shirakawa và Go-Shirakawa) bắt đầu làm việc chăm chỉ để gia tăng tài sản của hoàng gia. Trong quá trình này, họ cần phải công kích dòng họ Fujiwara.

Cũng tàn nhẫn như các cận thần Kyoto, các cuộc tranh giành của họ trở thành hoạt động thứ yếu không liên quan tăng lên. Vào khoảng thế kỉ 12, quyền lực được chuyển qua tay các dòng họ có vũ trang ở các tỉnh. Trong số những dòng họ này, những dòng họ thu hút các võ sĩ địa phương, những người đem lại các tùy tùng của riêng mình. Họ bắt đầu xung đột với nhau và với các nhóm võ sĩ khác và đôi khi vướng vào sự kình định giữa các elite ở Kyoto. Ban đầu, dòng họ Taira-đứng đầu là Taira Kiyomori- là dòng họ thành công hơn cả. Họ chiếm giữ vị trí nổi trội trong triều đình trong khi dòng họ Minamoto kém thành công hơn nắm giữ ở các tỉnh và thống nhất sức mạnh của mình.

Sự căng thẳng biến thành cuộc nội chiến vào năm 1180. Bằng các cuộc chiến tranh liên miên, cuối cùng Minamoto đã tiêu diệt được Taira. Ở Kamakura (phía nam Tokyo hiện nay), Minamoto Yoritomo sau đó đã thiết lập chế độ tướng quân (chính phủ). Có người cho rằng quyền lực thuộc về tay dòng họ Minamoto nhưng người khác sẽ cho rằng điều đó là sai. Bằng việc giết hại một cách có hệ thống những người thừa kế có quyền lực tiềm tàng nhất của dòng họ Minamoto, dòng họ Hojo (dòng họ vợ Yoritomo, mỉa mai thay lại chính là một chi nhánh của dòng họ Taira) đã nhanh chóng dẫn dắt quyền lực thuộc về mình. Dòng họ này xóa sổ dòng họ Minamoto, chỉ định các quan nhiếp chính của chính mình cho các tướng quân còn nhỏ tuổi và tiến hành cai trị. Trong nhiều thập kỉ, nó đã thay thế các tướng quân Minamoto với các nam thiếu niên từ dòng họ Fujiwara hoặc là từ dòng họ hoàng gia. Tóm tại trong phần lớn thế kỉ 13, thiên hoàng không có quyền lực trị vì ở Kyoto và chịu sự điều khiển của vị tướng quân bất hạnh ở Kamakura-người luôn phải thần phục quan nhiếp chính Hojo.

Các cuộc nổi loạn vẫn tiếp tục và vào khoảng giữa thế kỉ 14, chế độ mạc phủ Kamakura sụp đổ. Dòng họ Ashikaga sau đó đã lập nên chế độ mạc phủ của chính mình, chuyển chính quyền quân sự về Kyoto (tại Muromachi) và thống trị trong hai thế kỉ tiếp theo. Vào đầu thế kỉ 16, chính phủ này cũng tan rã và nội chiến xảy ra.

B. Các ngôi chùa chủ yếu

Trong thế giới cơ bản của phật giáo, Nhật Bản trung đại đã cung cấp cho đàn ông và phụ nữ  sự sắp xếp gần như làm người ta bối rối về các môn phái, chùa và tự viện. Các ngôi đền thần đạo gắn với tổ chức tôn giáo  Shinto bản địa (tiền phật giáo) cũng  đã cung cấp hệ thống nghi lễ bổ sung và thường là song hành với các chùa phật giáo. Trong số hàng ngàn cơ sở (mặc dù không phải là “tập đoàn” nhưng nhiều trong số đó là các thực thể tôn giáo tự trị có đất đai), có 4 cơ sở nổi trội: các ngôi chùa của Kofukuji và Todaiji, và các tự viện, chùa và đền thờ thần đạo trong tổ hợp ở núi Koya và Hiei.

Các elite ở kinh đô hướng về các ngôi chùa này để tìm kiếm một trật tự nghi lễ và tư tưởng. Trước tiên, từ trước đó vào thế kỉ 7, họ đã bắt đầu khai thác (lợi dụng) kinh “Golden Light”. Các vị phật, theo kinh phật, sẽ bảo vệ những người cai trị này những người ủng hộ phật giáo và sẽ làm cho quốc gia của họ thịnh vượng. Trải qua thời gian, ý tưởng mở rộng thành tư tương (obo buppo soi; Sự phụ phuộc lẫn nhau giữa vương pháp và phật pháp) thứ trói buộc chặt chẽ số phận của thế giới thế tục và thế giới tôn giáo: cho dù thế giới tôn giáo và thế tục phồn thịnh hay suy tàn, chúng cũng phải song hành. Thứ hai, các elite sử dụng các nghi lễ được cung cấp bởi các ngôi chùa để nâng cao hệ thống cấp bậc xã hội đang thịnh hành. Không chỉ việc ai có thể tham dự các nghi lễ nhất định mà thậm chí chi tiết hơn như trật tự khi ngồi tại các lễ tang thiên hoàng cũng có thể gây ra các vụ cãi cọ.

Cuối cùng, nhiều elite thành thật tin vào hiệu quả của các nghi lễ bí truyền của phật giáo. Các nghi lễ này hứa hẹn những lợi ích trần tục rộng rãi từ chữa trị bệnh tật, quyết định sự sinh nở những người con trai thừa kế tới việc đảm bảo sự phồn vịnh của gia đình. Ở cả hai mức độ cá nhân và quốc gia các chùa và tự viện phật giáo đã cạnh tranh lẫn nhau để cung cấp các nghi lễ thứ cung cấp sự ủng hộ về chính trị và tư tưởng quan trọng cho những người nắm quyền cai trị và giới quý tộc khác.

Kofukuji là cơ sở lâu đời nhất trong số 4 cơ sở tôn giáo chủ yếu. Được thành lập vào thế kỉ 7, ngôi chùa đã được di chuyển cùng với triều đình tới Nara vào thế kỉ 8. Todaiji được dựng vào những năm đầu của thế kỉ 8 và cũng nhanh chóng được chuyển về Nara.Ở bên trong Nara, hai ngôi chùa đã xây dựng tổ hợp nổi trội của mình đối với phía đông kinh thành. Về mặt lý thuyết, Kofukuji sinh ra từ sự pha trộn Hinayamna-mahayana của phái Hosso và Todaiji sinh ra từ phái Kegon. Kofukuji đóng vai trò như là ngôi chùa dòng họ đối với dòng họ Fujiwara và Todaiji đóng vai trò như là ngôi chùa hoàng gia. Hai ngôi chùa đã kiểm soát đất đai chiếm hữu lớn và duy trì một số lượng nhân sự khổng lồ. Do quyền lực và vị trí của chúng đối với Kiyomori, quân đội của Taira đã tấn công và đốt cháy cả hai vào năm 1180.

Cách Nara 30 dặm về phía nam là ngọn núi Koya. Ở đó, sau khi trở về từ Trung Quốc năm 816, nhà sư huyền thoại Kukai (Sau khi chết thường được gọi là Kobo Daishi) đã lập ra một tự viện và quần thể chùa. Nhà sư Kukai-một nhà thư pháp, kiến trúc sư, họa sĩ, nhà điêu khắc tài năng đã xây dựng trên đỉnh Koya trung tâm dành do phái Mahayana Shingon “bí truyền”. Cho tới ngày nay quần thể này bao gồm trên 110 tòa nhà và có một số lượng lớn các nhà sư.

Nhằm làm suy yếu quyền lực quý tộc đang trỗi dậy, chính quyền hoàng gia đã chuyển kinh đô từ Nara tới Kyoto mới được thành lập vào cuối thế kỉ 8. Kyoto nằm cách 20 dặm ở phía bắc của Nara và dòng họ hoàng gia đã định cư ở phần trung tâm phía bắc trong thành phố. Tuy nhiên mỉa mai thay, Kyoto nằm trong thung lũng và án ngữ ngay tầm nhìn của kinh đô về phía bắc và phía đông là đỉnh Hiei.

Trên đỉnh Hiei vào năm 788 nhà sư Saicho đã xây dựng ngôi chùa Enryaku-ji và tổ hợp tự viện. Là một đối thủ đương thời của Kukai, Saicho cũng trở về từ Trung Quốc với học thuyết nằm trong truyền thống “bí truyền”. Trong chùa Enrayku-ji ông đã xây dựng trung tậm của phái Tendai.

Do vị trí của mình, người của Enryaku-ji có thể dễ dàng đe dọa triều đình. Không phải chỉ là do nó có tổ chức phức tạp và số lượng nhà sư đông đảo mà vị trí chiến lược của nó cũng làm tăng khả năng đe dọa triều đình. Một khi triều đình từ chối các yếu cầu của Hiei, những người của Hiei có thể sẵn sàng đột nhập thành phố. Rất nhiều các cận thần dấn sâu vào tôn giáo và khi các nhà sư (miễn cưỡng tấn công quân đội của giới elite ở Kyoto) tới họ lại đe dọa phân chia phần thưởng cũng như sự trừng phạt bởi các vị thần ác độc. Tất nhiên với sự hành quân của hàng trăm người đàn ông giận dữ và ngang ngược tiến vào thành phố từ trên núi các cận thần có thể sẽ được tha thứ nếu họ cũng nuôi dưỡng những mối quan tâm trần thế.

II. Các ngôi chùa và sự chiếm hữu đất đai

A. Cấu trúc tổ chức

1. Đất đai

Thế kỉ  7, 8 chính phủ Nhật không là gì khác ngoài tham vọng. Nó có thể đã kiểm soát nhưng chỉ là một mảnh nhỏ của quốc gia nhưng dưới ảnh hưởng mê hoặc của triều Đường ở Trung Quốc nó đã xóa sạch sở hữu tư nhân về ruộng đất. Từ đó trở về sau, nhà nước sở hữu tất cả đất đai và  phân phối chúng cho người dân. Đổi lại dân sẽ canh tác và đóng thuế cho nhà nước.

Không thể  thực thi như khi mới bắt đầu, hệ thống này sụp đổ. Thậm chí ngay khi bắt đầu, luật chỉ áp dụng cho ruộng trồng lúa nước. Rõ ràng là nó không hề khuyến khích bất cứ ai mở rộng diện tích lúa nước. Kết quả là chính phủ nhanh chóng tuyên bố rõ rằng hệ thống không áp dụng đối với đất đai mà những người đầu tư mới mở mang để trồng cấy.

Mặc dù  cấu trúc luật pháp thay đổi thường xuyên ở các thế kỉ tiếp theo, nó đã dẫn tới sự phát triển đều đặn của đất đai miễn thuế (được biết đến như là shoen). Nói chung cả quý tộc triều đình (đối lập với quý tộc ở các tỉnh) và các ngôi chùa đều không đóng thuế cho chính phủ đối với phần đất của họ. Để tránh phải đóng thuế, các chủ đất phải nộp thuế khác đã phó thác đất của họ cho chùa. Chủ đất sẽ chia sẻ thu hoạch cho chùa và đổi lại chùa cũng chia sẻ với anh ta. Xét ở góc độ địa phương, những người dân trong làng làm việc trên phần đất nhỏ có thể chuyển nhượng được. Và từ đó họ giữ lại phần thu hoạch cho chính họ và trả phần còn lại cho người quan lý đất.

Như một sự lựa chọn, chủ đất tất nhiên có thể phó thác đất của mình cho một quý tộc triều đình. Hiển nhiên, một ngôi chùa sẽ nhận ra rằng thật khó khăn khi phải cạnh tranh với dòng họ Fujiwara hay hoàng gia sau đó. Nhưng cho dù chống lại họ, các ngồi chùa chủ yếu có hai thuận lợi tiềm tàng. Thứ nhất, các ngôi chùa có trong tay một số lượng lớn nhân sự. Nó không chỉ có trong tay một số lượng lớn các nhà sư và các thành viên tôn giáo khác mà nó còn thuê mướn hàng trăm những người đàn ông khác ở các vị trí hầu hạ hay quản lý. Thứ hai, chúng kiểm soát một loạt các ngôi chùa chi nhánh. Thông qua các chi nhánh này, chúng nắm quyền lực ở những nơi xa xôi nơi không một dòng họ quý tộc Kyoto nào có thể với tới.

Giống như các lãnh địa khốn khổ ở Anh thời trung đại, các quyền đối với các trang viên Nhật Bản (được biết đến như là shiki) về cơ bản là các hợp đồng. Và như vậy chúng có rất nhiều kích cỡ và rất phong phú-một thực tế làm cho bài diễn văn này trở thành một thử nghiệm mạo hiểm. Chúng rất phong phú và mặc dù chúng thường có liên quan đến các cánh đồng lúa, chúng cũng có thể được quan tâm như là nơi sản xuất ra lụa và muối.

2. Sự chấp thuận của chùa

Trên thực tế, sự chấp thuận của chùa  có liên quan tới một sự trao đổi: chủ đất đồng ý trả cho ngôi chùa một loại phí và chùa trao cho chủ đất cơ hội được miễn thuế của mình. Nhưng lợi thế đối với chủ đất mở rộng xa hơn tới bản thân thuế. Ở nơi chính phủ đánh thuế bằng sắc lệnh, chùa có thể chỉ trả bằng mức giá thị trường. Trong bất cứ năm nào có được, nhiều chủ đất đã tìm kiếm các ngôi chùa để phó thác đất đai của mình và nhiều ngôi chùa đã cạnh tranh để giành lấy sự phó thác. Nếu như chùa đó đánh mức phí cao hơn đối thủ thì chủ đất sẽ đem đất đai của mình đến nơi khác.

Sự cạnh tranh rất khắc nghiệt-đôi khi trở thành sự tủi nhục của chùa. Ví dụ như vào năm 1145, một chủ đất ở quận Uchi phó thác một cách đồng vào chùa Kofuku-ji. Ông ta nhanh chóng nhận ra rằng chùa Kofuku-ji đánh phí quá đắt và quyết định phó thác nó cho chùa khác. Kofuku-ji không hề hài lòng. Khi tăng lữ của chùa cố gắng bắt giữ người phó thác, ông ta đã chạy sang ngôi chùa vốn là địch thủ của Kofuku-ji. Kofuku-ji bao vây ngôi chùa này nhưng ông ta đã trốn thoát. Ngôi chùa địch thủ đó đó săn đuổi ông ta với trên 500 võ sĩ nhưng đã vấp phải các võ sĩ của chính quyền quận (bản thân ông ta thuộc dòng họ Fujiwara- và nên nhớ rằng Kofukuji là chùa của dòng họ Fujiwara). Một tư liệu chép rằng “có quá nhiều nạn nhân khiến không thể đếm” (Adolphoson, 2007b: 62).

Thứ hai, một ngôi chùa có thể đáng tin cậy trong thực thi chính sách thu phí phi cướp bóc hơn là các nhà đương cục của chính phủ ở địa phương. Các thống đốc thường cố gắng tăng số thuế họ thu. Có lẽ họ coi bản thân họ (một cách sai lầm) là những kẻ độc quyền. Thông thường họ giữ nhiệm kỳ 6 năm và cố gắng gia tăng số thuế thu được ở mức mà họ có thể trong thời gian họ nắm quyền. Họ đã chơi thứ chiến thuật chiếu tướng liên tục và có chủ ý[3].

Trái lại, các ngôi chùa cạnh tranh giành sự phó thác bằng cuộc chơi hiệu quả lặp đi lặp lại. Bởi vì các nhà đầu tư tiếp tục (đặc biệt là từ sau thế kỉ 13) phát triển các vùng đất mới và các nhà sản xuất, thương nhân tiếp tục buôn bán, các chùa đã đối mặt với yêu cầu đều đặn về miễn thuế. Trên thực tế, điều này đã làm chọ họ trở thành người chơi lặp đi lặp lại và địa vị của họ làm giảm động cơ tăng phí đối với đất đai mà họ đã nắm. Nói một cách khác họ hy vọng giành được sự phó thác trong tương lai và do vậy họ cần danh tiếng cho tiếng nói của họ.

Thứ ba, các ngôi chùa và các tự viện cung cấp một vài sự bảo vệ vũ trang chống lại các nhà quyền quý đối địch. Khái quát hơn, các ngôi chùa và tự viện cung cấp “sự an tâm” trước những mối đe dọa và sự xâm phạm từ bên ngoài. Ví dụ như trong thế kỉ 13, những người nông dân từ trang viên Tamataki đã thỉnh cầu Todaiji để tránh khỏi sự sự xâm nhập của trang viên Shigaraki gần cạnh.[4] Mặc dù người của chùa và các tự viện thiếu sự huấn luyện và trang bị của võ sĩ chuyên nghiệp, các trung tâm tôn giáo đã thuê mướn một số lượng lớn những người đàn ông trung thành và khỏe mạnh. Một số là nhà sư, số còn lại là những người làm công việc phục vụ. Họ có thể đã không vào chùa để làm công việc của võ sĩ nhưng sự hiện diện của họ đôi khi đã đem lại cho các trung tâm sức mạnh để bảo vệ thị trường. Các tư liệu thế kỉ 13 ghi lại rằng các nhà sư của Todaiji  đã vượt trội trong cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung (Adolphson, 2007b:110). Vào thế kỉ 16, Kofuku-ji đã tự xây dựng mình thành một trung tâm huấn luyện sử dụng giáo (Id.: 178).

Khi cần thiết, các ngôi chùa cũng thuê các võ sĩ chuyên nghiệp. Một tư liệu năm 1151 từ một ngôi chùa đã yêu cầu trang viên của mình cung cấp thường xuyên 5 võ sĩ để phục vụ như là vệ sĩ.[5] Một tư liệu viết tay khác thế kỉ 12 phàn nàn về các ngôi chùa “tập hợp và thuê mướn các võ sĩ từ các tỉnh và quận lân cận” để làm “những việc ma quỷ”[6].

Và sự thật là  bản thân các nhà lãnh đạo các ngôi chùa cổ cũng là võ sĩ chuyên nghiệp. Không gì làm ví dụ minh họa tốt hơn Moriyoshi-nhà sư thế kỉ 14. Là con trai của thiên hoàng Go-daigo, Moriyoshi đã phục vụ  hai giai đoạn ngắn như là trụ trì của Enryakuji trước khi từ nhiệm vào năm 1330. Ông đã tham gia chiến dịch quân sự của cha mình nhằm lật đổ Hojo và thăng tiến tới mức trở thành người chỉ huy chủ chốt và cùng với Ashikaga Takauji lật đổ chính quyền Kamakura thành công. Thật không may, cha ông ta sau đó đã chỉ định ông ta làm tướng quân-nói không may bởi vì Takauji muốn vị trí đó và đã coi ông ta là địch thủ và ám sát ông ta một thời gian ngắn sau đó (Adolphson, 2007b:ch.4).

(còn tiếp)


[1] ở đây và trong suốt bài báo này, chúng tôi sử dụng cụm từ “địa chủ” (landholder) để chỉ người quyền quý ở địa phương có quyền sở hữu đối với đất đai. Một vài trong số những người này thực sự “nắm”đất đai với nghĩa thông tục; những người khác là những người phụ nữ và đàn ông mong muốn được sở hữu đất đai.

[2] Một hiện tượng tương tự cũng xảy ra ở châu Âu trung đại, với việc nhà thờ tuyên bố độc lập với chính quyền địa phương và đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của quyền sở hữu  đất đai có tính hệ thống. Xem Berman (1983)

Những giai thoại đưa ra trong bài báo này là được lấy từ Adolphson (2000, 2007b). Những độc giả quan tâm tới chi tiết của những sự kiện được miêu tả hoặc muốn tiếp cận các tư liệu phong phú hơn về vai trò của các ngôi chùa, tự viện, các nhà sư trong Nhật Bản trung đại nên tham khảo hai tập nói trên.

[3] Ví dụ như vào năm 1158 các quan chức địa phương dưới quyền thống đốc đã ấn định một mức thuế bất thường đối với một ngôi làng để chi trả cho các tiện nghi của cung điện hoàng gia bị phá hủy vào năm 1156. Ngôi làng là một phần của đất chùa và ngôi chùa đã có được sự miễn thuế đối với ngôi làng một cách thành công. Xem Adolphson (2007a: 166-68).

[4]  Xem chú thích trong nguyên tác.

[5] Xem nguyên tác.

[6] Xem nguyên tác.