Archive

Posts Tagged ‘sử học’

Quyền sở hữu đất đai ở Nhật Bản thời trung đại: Vai trò của các chùa Phật giáo và tự viện (2)

July 7, 2013 Leave a comment

Quyền sở hữu đất đai ở Nhật Bản thời trung đại: Vai trò của các chùa Phật giáo và tự viện

Bản quyền 2007 của ADOLPHSON VÀ RAMSEYER.

 Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Việt

B. Kiện tụng

Bằng hai cách, các ngôi chùa cũng tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực thi hòa bình quyền sở hữu đất đai. Thứ nhất, chúng cung cấp tòa án cho các cư dân. Trên thực tế, bằng sự miễn thuế và sự bảo vệ bằng quân sự mà chúng cung cấp, chùa và tự viện đã thực thi dịch vụ xét xử các tranh chấp đất đai nội bộ. Bởi vì đất đai của chùa phần lớn được miễn trừ khỏi sự can thiệp của chính phủ (fuyu menden), nên khi  các cư dân (hay các nhà quyền quý khác) không đồng ý với quyền lợi của họ đối với thu hoạch họ sẽ hướng về ngôi chùa nắm vùng đất đó.

Các ngôi chùa không phải là cơ quan duy nhất cung cấp dịch vụ xét xử. Dưới tay chính quyền Kamakura, cơ quan mạc phủ đôi khi gửi đi các đoàn võ sĩ như là đại diện (được biết đến như là jito) tới các trang viên được miễn thuế. Đôi khi, các đại biểu này gây ra tranh chấp với những người sở hữu các trang viên bằng việc từ chối tiến hành sự chia sẻ truyền thống đối với thu hoạch. Và khi họ làm như vậy, người nắm trang viên và các đại biểu đôi khi đã giải quyết tranh chấp bằng cách cắt trang viên làm hai về mặt địa lý (shitaji chubun)

Tuy nhiên trong quá trình thay mặt chính phủ, các đại diện này đôi khi cũng tự mình cung cấp dịch vụ xét xử. Vở kịch thời trung đại (Kyo gen) Oko và Sako đã minh họa quá trình này. Người nông dân Oko nhận ra rằng con bò cái của nhà hàng xóm Sako đã ăn và dẫm nát ruộng lúa nhà mình. Khi Sako từ chối đền bù thiệt hại, Oko đe dọa kiện. Vở kịch diễn tiến như sau: người vợ thông minh của Oko đã hướng dẫn chồng mình các mưu chước kiện tụng và sau đó là sự đối đầu giữa bà ta và Sako và khép lại với sự cầu xin thống thiết của Sako đối với khán giả khiến họ bật cười -chúng ta hãy nhớ lại sự cầu xin của Canio trong Pagliacci- (Ramseyer, 1995).

Thứ hai, các ngôi chùa thực thi đòi hỏi của trang viên chống lại những kẻ bên ngoài trong các phiên tòa của triều đình và mạc phủ. Việc kiện tụng rất tốn kém, tiêu tốn thời gian và đòi hỏi biết đọc biết viết và kĩ năng được hình thành thông qua kinh nghiệm. Những chủ đất khiêm tốn không có tiềm lực để đáp ứng kiện tụng hoặc là có người tinh thông để theo đuổi vụ kiện có hiệu quả. Do có nhân sự nòng cốt với học vấn cao và là người tham gia liên tục, chủ yếu, các ngôi chùa và tự viện đã cung cấp cả hai thứ trên.

C. Những mối đe dọa:

1. Các elite: Các chủ đất cần sự giúp đỡ để chống lại ba nhóm: các elite ở kinh đô, các võ sĩ cấp tỉnh và những tên cướp và các quan nhiếp chính địa phương của chính họ[1]. Mối quan tâm đầu tiên là các elite ở kinh đô. Năm 1092, hai người thuộc dòng họ Fujiwara (một người là cháu của quan nhiếp chính đương quyền) đã sai khiến  các tùy tùng quấy rối và giết các viên chức trên vùng đất của một đền thờ thần đạo là chi nhánh của chùa Enryaku-ji. Khi Enryaku-ji đe dọa phản kháng, triều đình đã chấp nhận trừng phạt cả hai. Trên thực tế, triều đình chỉ đưa ra sự trừng phạt nhẹ, vì vậy ngôi chùa đe dọa lần nữa và triều đình đã đày hai người tới các tỉnh ở xa[2]. Gần như là cùng thời gian, thống đốc của tỉnh Omi đã chộp lấy sự kiểm soát đối với vùng đất của đền thờ thần đạo là chi nhánh của chùa Kofuku-ji. Ngôi chùa đã phái hàng ngàn nhà sư tới kinh đô và triều đình đã trục xuất viên thống đốc đi xa.[3]

Mặc dù các ngôi chùa và tự viện đầy quyền lực e ngại tấn công Elite ở Kyoto bằng lực lượng quân sự, họ đã chỉ rõ rằng họ không hề ngần ngại tấn công các địch thủ tôn giáo. Vào thế kỉ 13, Kofuku-ji nhận ra mình đang ở trong cuộc tranh chấp quyền sở hữu nguồn nước với Iwashimizu Hachimangu một ngôi đền thần đạo đầy quyền lực và độc lập ở Kyoto. Một vài người đàn ông từ trang viên Iwashimizu tấn công và giết chết những người nông dân ở trang viên Kofukuji, đổi lại các nhà sư của Kofukuji đã giết những người ủng hộ Iwashimizu và tra tấn 60 gia đình, và những người của Iwashimizu đã giết chết nhiều đầy tớ của Kofukuji. Có vô vàn tranh chấp diễn ra tại triều trình và mạc phủ. Nhưng trong số các cuộc tranh chấp và kiện tụng thì những tranh chấp về nguồn nước vẫn duy trì và trận chiến còn tiếp tục ít nhất nửa thế kỉ tiếp theo[4].

Các tranh chấp có thể làm các ngôi chùa dính vào các cuộc tranh giành vô cùng nguy hiểm. Ví dụ như vào năm 1176, thống đốc của tỉnh Kaga và em ông ta trộm cắp ở trang viên Enryakuji và tra tấn một vài gia đình. Khi triều đình từ chối trừng phạt họ, Enryakuji đã phái các nhà sư của mình  vào kinh đô (ghi chép của triều đình cho biết số nhà sư lên đến 2000). Nhiều người chết trong các trận bao vây nhưng cựu hoàng đế Go-Shirakawa khăng khăng rằng đất đai đó không thuộc về ngôi chùa mà nó thuộc về triều đình.

Enryakuji không chịu nhượng bộ. Dưới áp lực không ngừng của chùa, cuối cùng Go-Shirakakawa đã lưu đày viên thống đốc. E sợ rằng ông ta xuất hiện và dọa dẫm, cựu hoàng đế cũng cách chức trụ trì chùa Enryakuji, tịch thu vùng đất đai đó (bao gồm cả những vùng đất mà ngôi chùa sở hữu), và ra lệnh đày đi xa sư trụ trì. Trên đường lưu đày các nhà sư của chùa Enryakuji đã chặn đường đoàn dẫn giải và phóng thích ông ta. Khi Go-Shirakawa lệnh cho họ giao nộp trụ trì để xử phạt, chùa đã từ chối.

Đối với Go-Shirakawa thì điều này dường như trở thành một trong những hành động khó có thể tha thứ. Go-Shirakawa đã triệu Taira Kiyomori (vào thời gian đó có lẽ là nhân vật có quyền lực nhất ở Kyoto) và lệnh cho ông ta bao vây ngôi chùa. Thật ngẫu nhiên, Kiyomori phát hiện ra một âm mưu chống lại ông ta do một số tùy tùng cao tuổi của Go-Shirakawa tiến hành. Từ bỏ Enraykuji, ông quay sang các tùy tùng này, bắt giữ họ và sau đó giết nhiều người trong số đó. Việc bao vây chùa Enryakuji chưa bao giờ trở thành hiện thực.[5]

2. Các võ sĩ địa phương

Các chủ đất cũng cần sự bảo vệ để chống lại trộm cướp và các võ sĩ cấp tỉnh hoặc võ sĩ ở thứ bậc thấp hơn. Ví dụ như vào năm 1171, lính cận vệ đi cùng Go-Shirakawa đã cố gắng chiếm đoạt một trong những trang viên của Kofukuji và giết chết người quản lý trong cuộc tấn công này. Ngôi chùa kiện lên hoàng đế đã nghỉ hưu và ông ta xác nhận quyền của ngôi chùa đối với vùng đất đó. [6]

Sự tranh chấp phức tạp hơn có liên quan đến dòng họ võ sĩ Sato. Vào giữa thế kỉ 12, dòng họ Sato xâm lược trang viên của Fujiwara. Khi Fujiwara phàn nàn, dòng họ Sato đã chuyển sự cướp bóc của mình sang các trang viên lân cận do bà con hoàng gia sở hữu. Go-Shirakawa cố gắng can thiệp nhưng Sato hoàn toàn lờ đi những mệnh lệnh của ông ta.

Bị bao vây người thân thích của hoàng gia này đã phó thác đất của mình cho chùa Koya (trên đỉnh Koya-Người dịch). Bà ta nghĩ rằng những gì cựu hoàng đế không làm được thì ngôi chùa này có thể sẽ làm được. Chùa đã làm được nhưng không phải là không cần đến nỗ lực đáng kể. Trước hết nó phải giải quyết với viên thống đốc tham lam bởi vì trong năm 1160 một tùy tùng cao tuổi của Taira đã giành được vị trí này và bắt đầu xâm phạm giới hạn trang viên của bà ta. Khi Koya cử tới người đại diện, viên thống đốc đã chống lại với hàng trăm võ sĩ những người đã đốt cháy nhà cửa và bắt giữ những người nông dân địa phương. Phải đến năm 1163 Koya mới có thể chấm dứt các cuộc tấn công vào vùng đất của mình. [7]

Một thế kỉ sau, một đại diện của mạc phủ (jito) ở trang viên thuộc sở hữu của ngôi chùa Jikurakuji đã chấm dứt việc chuyển phần chia thu hoạch cho ngôi chùa và ép buộc những người trong làng làm việc cho ông ta (họ sẽ bị cắt mũi và tai nếu từ chối). Ngôi chùa đã giúp những người nông dân viết đơn thỉnh nguyện tới Mạc phủ. Tuy nhiên, trái với hy vọng của Jikurakuji, Koya đã tiến hành mở rộng bàn tay đối với vùng này (không hề có đòi hỏi hợp pháp nào) và bản thân liên minh với dòng họ làm đại diện cho Mạc phủ. Cũng như thế, vào đầu thế kỉ 14 Koya và dòng họ làm đại diện cuối cùng đã giành được sự kiểm soát hợp pháp đối với vùng này. [8]

3. Sự xấc xược trung gian

Cuối cùng, các chủ đất cần sự giúp đỡ trong việc ép các  đại lý của chính mình nộp cho mình phần thu hoạch thích đáng. Để làm được điều đó, họ tranh thủ sự giúp đỡ của chùa (thông qua sự phó thác) nhưng đôi khi thậm chí cả chùa cũng gặp khó khăn trong việc thu phần thu hoạch. Sự xấc xược trung gian là mối nguy cơ trong bất cứ tổ chức phức tạp nào, và nó là một vấn đề của các trang viên Nhật Bản trung đại. Những nguyên đơn không phải là người địa phương đối với vùng đất (như những người ủy nhiệm) không thể giám sát hoàn toàn những gì mà những đại lý địa phương (ví dụ như người quản lý cấp tỉnh, những người nông dân…) và cũng chỉ có thể cưỡng ép họ làm ở một mức độ nào đó. Họ chỉ có thể tới đó trong chuyến đi vài ngày trong khi các nhân viên của họ thì luôn ở đó và đôi khi được vũ trang hạng nặng. Những người làm đại lý này có thể báo cáo rằng mùa màng thất bát và họ có thể ấn định thuế mới cho chính họ, họ cũng có thể chiếm đoạt vùng đất đó cho chính họ và họ cũng dễ dàng quyết định không trả thuế.

Ví dụ như dòng họ Sasaki đã quản lý một trong những trang viên của Enryakuji. Vào cuối thế kỉ 12, họ bắt đầu từ chối nộp phí cho chùa. Khi chùa phái người đại diện tới, Sasaki đã giết vài người trong số đó. Ngôi chùa cầu xin Mạc phủ Kamakura nhưng Sasaki lại là một trong những người ủng hộ mạc phủ mạnh nhất. Thạm chí vào năm 1235, các tư liệu đã chép rằng dòng họ Sasaki đã giết một đại diện của Enryakuji được phái tới thu phí (Adolphson, 2007b: 63-64).

Koya cũng đối mặt với vấn đề tương tự. Năm 1240, một trong những nhân viên địa phương của nó bày mưu cùng với một viên chức (một jito) của mạc phủ Kamakura là Taira no Nagayasu. Họ đã cùng nhau lái nguồn nước từ một trang viên của Koya tới vùng đất của chính Nagayasu-một vài trong số đó có thể nằm trên trang viên của chùa. Khi nhân viên của Koya chết, Nagayasu tuyên bố đất của Koya là đất của ông ta. Koya đã nỗ lực với đủ mọi mưu chước để khôi phục đất đai và nguồn nước nhưng không có nỗ lực nào thành công.

Khi nó được đưa ra đàm phán, Nagayasu đã ăn trộm thu hoạch vào ban đêm. Khi nó bị kiện, triều đình đã mất nhiều năm và sau đó quyết định việc tố tụng chống lại Koya. Cuối cùng các cư dân từ trang viên Koya đã sử dụng vũ lực. Hai thập kỉ sau phán quyết khó chịu của triều đình, những người đàn ông từ trang viên của Koya liên tục xâm lược các vùng đất lân cận và giết các cư dân ở đó. Các tư liệu không nói cuối cùng Koya có thu hồi lại được vùng đất và nguồn nước của mình hay không. [9]

Một vài  người làm đại lý có vẻ  đã tỏ ra dứt khoát dựa trên luật. Take Kakunin, người lần đầu tiên xuất hiện trong các ghi chép của Todaiji như người quản lý trang viên vào năm 1127. Thay mặt cho chùa, ông ta đã mở rộng vùng đất của nó một cách rất hung hãn-tạo ra những phàn nàn từ cả phía những ngôi chùa, đền thờ thần đạo khác và cả phía thống đốc địa phương. Tuy nhiên chính bản thân ông ta cũng lại trộm cắp đất công và đất từ Todaiji.

Những lời phàn nàn đã đẩy Kakunin tới tòa vài lần nhưng ông ta dường như  trước sau như một đều thoát khỏi sự trừng phạt. Sinh ra một Taira, ông ta đã duy trì một chỗ dựa quyền lực mạnh mẽ trong số các võ sĩ và viên chức địa phương và khi ông ta xâm lược các trang viên ông ta thường tới cùng với các võ sĩ Taira. Rõ rằng rằng ông ta là lực lượng mà Todaiji không thể đối phó. Bất chấp việc trộm cắp của chùa ông ta vẫn đều đặn thăng tiến trong thứ bậc quan liêu. Khi ông ta chết, vợ ông ta (một nữ tu sĩ) tiếp tục mưu chước của ông ta. Todaiji đã phàn nàn rằng bà ta đã chiếm quyền sở hữu đối với một trang viên của chùa.[10]

Biết được những rắc rối mà những người đại diện có thể gây ra, Koya đã cố gắng bó buộc sự tự do. Những đại diện của nó đã không từ bỏ nó một cách sẵn lòng. Dòng họ Sakamoto đã quản lý một trang viên ở tỉnh Kii cho Koya vào thế kỉ 11. Khi Koya cố gắng  lên tiếng đòi lại sự kiểm soát, người đứng đầu dòng họ Kakamoto đã giết đại diện của Koya. Koya đánh lại và lần này thành công. Koya đã tịch thu 200 acres (1 Ác-rơ=0,4hec ta) từ tay dòng họ này và 30 năm sau khi một sự kiện tương tự xảy ra Koya đã tịch thu toàn bộ[11].

III. Sự đòi hỏi mang tính hợp đồng

Các ngôi chùa có thể đã phát triển sức mạnh quân sự để bảo vệ các trang viên của mình và thu hút sự ủy thác nhưng họ đã sử dụng nó cả vào những việc khác. Nói cụ thể hơn, họ bắt đầu sử dụng nó để bảo vệ các thương nhân và thợ thủ công. Bằng vô số các trang viên, nhưng ngôi chùa lớn đã trở thành các chủ đất không phải chỉ vì có nông dân mà còn vì có các thương nhân và  nhà tư bản chớm nở. Những người này cũng cần sự bảo vệ chống lại những nhà quyền quý thù địch và cần tới năng lực ép những đối tác hợp đồng phải thực thi lời giao ước. Bằng nhiều cách, những ngôi chùa lớn đã đa dạng hóa công việc này.

Do vị trí của mình, Enryakuji đã chi phối thị trường Kyoto trong khi Kofukuji chi phối Nara. Vào những năm 1280, Enryakuji đã tiến hành dịch vụ pháp lý cho 80% người ủ  rượu và những người cho vay tiền (Adolphson, 2000: 328). Nói chung, những người ủ rượu và những người điều hành nhà kho thường tích lũy vốn để có tiền cho vay. Thông qua các khoản tiền vay này họ đã đầu tư nhiều cho sự mở rộng thương mại ở nhiều thế kỉ tiếp theo.

Đối với những người cho vay tiền này, Enryakuji đã cung cấp dịch vụ đảm bảo thực thi hợp đồng. Nếu như một con nợ bị vướng nợ một chủ ủ rượu, lực lượng quân sự của Enryakuji sẽ  đảm bảo rằng anh ta sẽ trả. Trên thực tế, theo tính toán của nhà sử học Hitomi Tonomura (1992: 24), ngôi chùa đã đóng vai trò như là nhà bảo trợ cho một số lượng lớn những người cho vay tiền ở Kyoto.

Kofukuji đã cung cấp một loạt các dịch vụ tương tự cho các thương nhân Nara (Adolphson, 2000: 330). Biết rằng Kyoto là thành phố lớn hơn và Enryakuji cần phải đóng vai trò lớn hơn. Mặc dù vậy Kofukuji cũng đóng vai trò là nhà bảo trợ cho 85 phường hội khác nhau. Những phường hội này cung cấp các hàng hóa và dịch vụ phong phú như rượu, cá, đậu phụ, giấy và gái điếm. [12]

Nếu các ngôi chùa sử dụng sức mạnh quân đội thường xuyên để bòn rút số tiền dựa trên giá trị thị trường của dịch vụ mà họ cung cấp thì số tiền phải trả tức thời hiếm khi gây ra vấn đề. Mặc dù Enryakuji và Kofukuji là các cơ sở tôn giáo địa phương quyền lực nhất, họ không phải là duy nhất. Có lẽ, sự hiện diện của các đối thủ cạnh tranh trong thị trường cung cấp dịch vụ chính phủ đã ngăn chặn họ tranh khỏi sự cho phép bản thân sa vào bản năng cướp bóc.

IV. Kết luận

Chùa phật đã đóng một vai trò chủ yếu trong việc thực thi quyền sở hữu ruộng đất trong Nhật Bản trung đại. Đó không phải là vai trò sinh ra từ học thuyết hay sự sùng bái. Nó là vai trò sinh ra từ sự miễn thuế của nó, một sự miễn thuế mà các chùa và tự viện trao cho để  đổi lấy sự phó thác ruộng đất. Với một số lượng lớn các nhà sư và những người phục vụ, các ngôi chùa có thể cung cấp cảnh sát, xét xử và dịch vụ pháp lý. Trên thực tế, các ngôi chùa và tự viện đã cạnh tranh lẫn nhau để giành lấy sự phó thác ruộng đất bằng việc cung cấp cả việc tiếp cận miễn thuế và sự đảm bảo đối với vùng đất được phó thác.

Thị trường dành cho chính phủ tư này là một thực thể của Nhật Bản trung đại-và chỉ ở thời kì trung đại. Các chùa và tự viện bắt đầu nhận việc phó thác đất đai sau khi chính phủ chuyền tới Kyoto vào cuối thể kỉ 8. Quá trình này chấm dứt vào 7 thế kỉ sau khi quốc gia rơi vào cuộc nội chiến và các ngôi chùa, tự viện không còn khả năng cung cấp sự đảm bảo đáp ứng yêu cầu của chủ đất nữa.

Vào khoảng năm 1500, thị trường này đã biến mất. Trong suốt cuộc nội chiến thế kỉ 16, các ngôi chùa và tự viện đã không thể cung cấp  sự đảm bảo đầy đủ. Trong thời kì hòa bình sau 1600, chúng không thể  hứa hẹn các quyền như là sự đảm bảo mà các nhà nước cung cấp. Dưới chính thể Tokugawa mới (1600-1868), chính phủ ở Tokyo (lúc đó gọi là Edo) đã duy trì một cấu trúc liên bang dựa trên các chính phủ quân sự lãnh địa. Đổi lại, với lãnh địa riêng của mình những chính phủ này đã giữ được sự kiểm soát chặt chẽ hơn bất cứ chính phủ nào trong Nhật Bản trung đại.

Trước duy tân Minh Trị năm 1868, thị trường mà chúng tôi đã miêu tả đã đi được 4 thế kỉ. Hiển nhiên, nó không thể giải thích sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục theo sau sự duy tân đó. Sự giải thích (hay một phần của nó) nằm ở các chính sách của Tokugawa và Minh Trị (1868-1912) đã bảo vệ và kiến thiết sự đầu tư vào tư bản vật chất và con người: trong hải quan, luật và tòa án – thứ đã thực thi các quyền và giao dịch liên quan đến các nguồn tài nguyên quý hiếm (Ramseyer, 1996). Nếu như tồn tại một mối liên hệ giữa thị trường trung đại mà chúng tôi đã miêu tả và sự tăng trưởng trong thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nó không thể nằm trong bất cứ thứ gì trực tiếp.

Thay vào đó, có lẽ mối liên hệ giữa thị trường trung đại đối với các dịch vụ chính phủ và sự tăng trưởng hiện đại nằm ở bản thân truyền thống cạnh tranh của nó. Thế giới tôn giáo Nhật Bản trung đại  là một thế giới đa học thuyết: một thế giới ở đó một số lượng lớn các trường phái và môn phái cạnh tranh tín đồ và nhà bảo trợ, và ở đó các tín đồ và nhà bảo trợ  có thể lựa chọn-và tái lựa chọn các trường phái,  môn phái khi tình thế đặt ra đòi hỏi. Thế giới của các elite chính trị là một thế giới đa thỉnh nguyện: một thế giới ở đó dòng họ hoàng gia duy trì ở trung tâm nhưng trong đó một số lượng lớn các dòng họ khác và cá nhân khác cạnh tranh kiểm soát triều đình và bản thân dòng họ hoàng gia đó và hướng tới các ngôi chùa để tìm kiếm vốn văn hóa (các lễ kỉ niệm, nghệ thuật, cầu nguyện…). Thế giới quyền lực của chính phủ là thế giới nhiều người cung cấp: như chúng tôi đã giải thích trong bài báo này, một thế giới ở đó các ngôi chùa và các tự viện cạnh tranh với chính phủ thực sự để cung cấp các dịch vụ chính phủ cơ bản. Và thứ quyết định đối với sự  tăng trưởng kinh tế thế kỉ 19-20 là đặc điểm cạnh tranh không ngừng của kinh tế Nhật Bản.

Hết


[1] Những hiểu biết gần đây cho thấy quyền sở hữu đất đai được đảm bảo nhất nếu như người thình cầu có được sự thừa nhận của những người hàng xóm.

[2] Xem nguyên tác

[3] Xem nguyên tác

[4] Xem trong nguyên tác.

[5] Xem trong nguyên tác.

[6] Xem trong nguyên tác.

[7] Xem trong nguyên tác.

[8] Xem trong nguyên tác.

[10] Xem nguyên tác.

[11] Xem nguyên tác.

[12]  Adolphoson (2000: 330-31). Các dịch vụ được cung cấp bởi các ngôi chùa tất nhiên không được khuyến khích phát triển. Các ngôi chùa cũng bảo kê cho sự độc quyền và thu phí ở các đường lớn.

Lịch sử và nhận thức lịch sử

November 3, 2011 Leave a comment

Lịch sử (tiếng La tinh: Historia, Anh: History) là sự biến đổi theo thời gian của các sự vật và cũng  chỉ sự ghi chép hay văn kiện liên quan đến nó. Chủ yếu đối tượng của nó là quốc gia, văn minh hay xã hội con người và các ghi chép cũng thường tập trung vào những vấn đề này. Theo phân loại của Wilhelm Windelband thì  nó trái ngược với  đối tượng của khoa học tự nhiên có tính lặp lại-lịch sử không hề có tính lặp lại.

Ý nghĩa của Lịch sử.

“Lịch sử” ít nhất có hai nghĩa. Thứ nhất là  sự biến đổi của “vật” tồn tại trong hiện thực được diễn đạt khác đi và định nghĩa là “Lịch sử”. Tuy nhiên việc bảo tồn quá trình đó là không có và cuối cùng biến mất. Một ý nghĩa khác của lịch sử là chỉ kết quả ghi chép lại với đối tượng là sự biến chuyển đang dần biến mất đó tức là “ghi chép lịch sử”. Như vậy cái trước được gọi là “ nghĩa rộng: toàn thể các sự kiện”, cái thứ hai được gọi là “sách lịch sử”. Các nhà nghiên cứu đều có mong muốn nghiên cứu sâu lịch sử và dự đoán tương lai.

Khi phân tích, hệ thống hóa các đối tượng theo thời gian vốn được ghi chép, ghi lại thì “Lịch sử” được tạo thành. Một dân tộc thiểu số nào đó nếu không có ghi chép lịch sử còn lại dưới dạng chữ viết hay bất cứ dạng nào khác thì cho dù họ có tồn tại trong thực tế và tạo ra “lịch sử” đi chăng nữa nhưng hậu thế cho dù có đoán định rằng có sự tồn tại đó đi chăng nữa thì cũng không thể biết được sự biến chuyển của lịch sử. Và không chỉ có thể việc không còn lại dấu tích gì thì đương nhiên người ta cũng không hề biết luôn về sự tồn tại đó.

Và như thế “Lịch sử” được hậu thế nhận thức cần đến điều kiện tối thiểu là các mảnh vỡ của sự kiện có khả năng nhận thức hiện còn đang tồn tại. Điều này phụ thuộc đậm nhạt vào nhiều yếu tố như đối tượng, thời đại, khu vực trong trường hợp lịch sử dân tộc thì nó còn phụ thuộc vào mối quan tâm của họ đối với việc ghi chép lịch sử nữa.

Nhận thức lịch sử.

Nhận thức lịch sử “Lịch sử được nhận thức bởi hậu thế” không thể thoát khỏi sự nghi nghờ về tính khách quan. Cho dù là việc cấu trúc lịch sử từ những thông tin có tính vụn vặt (mảnh vỡ) có được từ việc phân tích các di tích phát quật khảo cổ học đi nữa thì do quá trình tuyển chọn, thu nhặt việc đưa vào quan điểm chủ quan là không thể phủ định và kết quả là việc giải thích nó sẽ có khi bao gồm cả mong muốn nữa.

Cả “ghi chép lịch sử” cũng không có khả năng ghi chép toàn bộ khuôn mặt nó chịu sự chi phối của tri thức, giá trị quan, bối cảnh thời đại, lực lượng của người chấp bút và nó trở thành hiện tượng được ghi chép qua bộ lọc và bóp méo sự thật. Edward Hallett Carr trong tác phẩm “ Lịch sử là gì” đã chỉ ra điều đó. Ở Nhật Bản có thể lấy ví dụ như sự viết lại nội dung kênh chữ trong sách giáo khoa theo sự thay đổi của thể chế chính trị và sự không thống nhất trong kiến giải đối với các quốc gia ở xung quanh hiện nay. Trần Thuấn Thần đã từng nói rằng “Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng”, đặc biệt do trong chính sử được viết sao cho có lợi cho kẻ chiến thắng vì thế những ghi chép lịch sử của kẻ bại trận hay các sách lưu hành bí mật, các ghi chép trong chính sử bao gồm sự phản tỉnh hay bất lợi cho kẻ thắng thường có độ tin cậy cao hơn.

Từ nguyên

Lịch sử trong tiếng Nhật có nguồn gốc từ “Sử ký của Tư Mã Thiên”.  Cuốn sách “Thái sử công thư” do Tư Mã Thiên vốn là Thái sử lệnh ở thời Vũ Đế nhà Tiền Hán viết về sau được gọi là “Sử ký” và “sử” dần được dùng với nghĩa là lịch sử. Tư Mã Thiên đã ghi chép bằng khái niệm chính thống về sự biến đổi của hoàng đế từ Hoàng đế tới Hán Vũ Đế. Về sau “Sử” đã được biên tập một cách chính thống ở mỗi thời đại cổ đại Trung Quốc với tư cách như là sách nhấn mạnh tính chính thống, đúng đắn của hoàng đế. Khái niệm chính thống cũng ảnh hưởng tới các nước châu Á xung quanh và nó cũng trở thành động cơ để biên soạn sách “Nhật Bản thư kỉ”.

Vào thời Minh Trị người ta muốn dịch từ “history” nên đã lựa chọn từ “sử” có khái niệm gần giống như thế đẻ tạo ra thuật ngữ “Lịch sử”.

Historia, history

Từ gốc   tiếng Hi lạp từ “history” trong tiếng Anh và “histoire” trong tiếng Pháp có nghĩa là “tìm kiếm, học tập, biết được”. Trong tiếng Ạnh thì nó phái sinh ra nghĩa là “câu chuyện”  (story) cả trong tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Pháp, Đức đều có nghĩa là “lịch sử” hay “câu chuyện”.

Ghi chép lịch sử

Ghi chép lịch sử khong phải ngay từ đầu đã diễn ra một cách bao quát. Trong ghi chép thì tất nhiên phải sử dụng văn tự nhưng trong thời cổ xa xưa thì nó được viết trên nhiều nguyên liệu như đất sét và đơn giản chỉ là danh sách người, chiến lợi phẩm… Và dần dần nó có thêm nội dung điều tra dân số, tên đất, tên người. Ở Ai cập cổ đại thì còn có ghi tên kẻ chỉ huy của địch hay địa danh sinh sống… Và dần dần về sau những ghi chép này cho dù không có chủ định là ghi “lịch sử” cũng đã trở thành các ghi chép lịch sử quan trọng.

Cảm giác về thời gian

Tại sao Trung Quốc có ghi chép nhiều về lịch sử mà các nước khác ví dụ như Ấn Độ không có mấy ghi chép về lịch sử cổ đại?

Có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có liên quan đến “cảm giác về thời gian”. Người Trung Quốc coi thời gian là đi theo đường thẳng trong khi người Ấn Độ coi thời gian là “đi vòng tròn” (theo đường tuần hoàn). Theo “Pháp điển Manu” thì một năm con người bằng một ngày của thần thánh và theo sự tuần hoàn của thời gian mà thế giới này sinh rồi diệt, diệt rồi sinh. Quan niệm này cùng với quan niệm về “nghiệp” và “luân hồi” đã dẫn đến quan niệm các sự kiện của thế giới con người chỉ là chớp mắt vì thế có lẽ người Ấn Độ không khám phá ra ý nghĩa của việc ghi chép hệ thống về các sự kiện của con người. Tuy nhiên không phải tất cả các nền văn minh có “cảm giác thời gian có tính tuần hoàn” đều không để lại các ghi chép lịch sử. Ví dụ như Hy Lạp cổ đại cũng có lý luận về thời gian tuần hoàn như Pitago nói: “và rồi có lẽ trong tương lai ta lại cầm cây gậy này mà dạy các ngươi”. Câu nói này thể hiện rằng Pitago cùng các đệ tử sinh ra trong vòng thời gian tuần hoàn và lặp lại cuộc đời như thế. 

 

 

Nguyễn Quốc Vương dịch từ tiếng Nhật . 

 

 

 

Sử học

September 30, 2011 Leave a comment


 

Sử học là khoa học truy tìm các sự thật lịch sử và những gì liên quan tới nó thông qua quá trình phê phán, đánh giá, kiểm chứng sử liệu. Tuy nhiên sử học ra đời với tư cách là khoa học có phương pháp luận là điều tương đối mới mẻ. Nói một cách cụ thể thì vào thế kỉ 17 nó ra đời với tư cách là ngành cổ tự học khi các kĩ thuật liên quan đến phê phán sử liệu ở thời Phục hưng được hệ thống hóa.

Khái quát

Đối với con người thì việc mong muốn biết về sự hình thành, quá trình phát triển của sự vật là hành vi thuộc về bản năng của con người. Do đó mà việc để lại những ghi chép về quá khứ hay kĩ thuật nhằm phục vụ việc hiểu biết quá khứ đã tồn tại từ thời cổ đại(Herodot, Tuyxidit, Tư Mã Thiên). Tuy nhiên sự ra đời của sử học hiện đại (cận đại) với sự xác lập của phương pháp luận để trở thành khoa học thì là chuyện thuộc về thời đại mới gần đây. Nói một cách cụ thể thì vào thời Phục hưng việc hệ thống hóa kĩ thuật liên quan đến phê phán sử liệu được xúc tiến  và từ sau thế kỉ 17 thì  nó ra đời với tư cách là ngành Cổ tự học.

Nhà cổ tự học Leopold von Ranke đồng thời cũng là nhà sử học do coi trọng phương pháp phê phán tư liệu của cổ tự học trong nghiên cứu lịch sử nên đã xác lập nên sử học thực chứng và nâng cao tính khoa học của sử học. Sử học thực chứng “chỉ ghi lại sự thật” của Ranke đã có ảnh hưởng lớn tới giới sử học Âu Mĩ và tạo nền tảng cho sử học ngày nay. Tuy nhiên phương pháp của Ranke một mặt coi trọng nghiêm ngặt sự truy tìm sự thật lịch sử nhưng lại cũng làm sinh ra xu hướng thiên vị tư liệu văn kiện và về sau đã bị phái Annales phê phán. Vì vậy trong sử học hiện tại thì ngoài việc dựa trên sử học thực chứng việc tìm kiếm sự thật lịch sử bằng phương pháp nằm ngoài nghiên cứu văn kiện (tranh ảnh, truyền thuyết, bích họa, điền dã, địa lý học, khảo cổ học) cũng được coi trọng và sử học còn có thêm tư cách nhân loại học.

Thái độ tiếp nhận quá khứ như là bài học có thể thấy từ rất xa xưa. Ví dụ  trong tác phẩm “Livius luận” Niccolò Machiavelli đã đưa ra bài học cho tương lai bằng việc nhắc lại lịch sử chế độ cộng hòa Roma cổ đại ở thời hoàng kim của Italia. Tuy nhiên do  việc nhìn nhận quá khứ bằng tiêu chuẩn của ngày nay có thể sẽ dẫn tới việc nhìn sự vật qua đôi kính màu cho nên cần phải chú ý. Ví dụ hiện nay chiến tranh được coi là xấu xa nhưng trong quá khứ thì chiến tranh được đánh giá như là thủ đoạn cuối cùng để giải quyết tranh chấp. Việc phê phán, ứng dụng đối với khứ một cách cảnh giác sử dụng giá trị quan và cảm giác luân lí của bản thân thời đại mình rất có thể sẽ dẫn đến nhìn nhận sai lầm chân tướng của lịch sử.

Phương pháp  nghiên cứu.

Nhắc lại lịch sử là hành vi mang tính chủ thể của con người, các vấn đề được xác định và nghiên cứu tùy theo nhận thức vấn đề của từng người. Đối với những người không hề có ý thức vấn đề đối với xã hội mà họ đang sống thì chắc chắn cũng không thể sinh ra ý thức về lịch sử.  Nghiên cứu được đòi hỏi là nghiên cứu được tiến hành bằng việc đưa ra bằng chứng khách quan, tiến hành khảo sát lô-gic và làm cho người khác bị thuyết phục. Thông thường, nghiên cứu lịch sử sẽ có phần lịch sử nghiên cứu (thành quả tiếp nhận từ những người đi trước), việc đề cập đến thành quả của người đi trước, phê phán hoặc là làm sâu sắc, phát triển nghiên cứu của học chính là mục tiêu của sử học.

Phê phán sử liệu

Trong sử học thì công tác phê phán sử liệu là việc không thể thiếu được. Phê phán sử liệu là việc xem xét xem sử liệu đó có tin cậy hay không tin cậy, nếu tin cậy thì nó đáng tin cậy ở mức độ nào. Ví dụ như về một sự kiện nào đó mà sử liệu A lại mâu thuẫn với sử liệu B  thì ở đó sẽ bao gồm công tác suy ngẫm về tư cách của cả hai sử liệu và tiến hành xác nhận xem tư liệu nào  là đúng đắn.

Nếu như sử liệu A là lời nghe kể lại từ người thứ ba sau 1 năm xảy ra sự kiện và sử liệu B là nhật kí của người đương thời lúc xảy ra sự kiện thì nói chung người ta sẽ cho rằng sử liệu gần nhất với sự kiện (về mặt thời gian, không gian) sẽ là thứ xác thực nhưng do lời làm chứng của người đương thời phần lớn có chứa việc nhấn mạnh tính bình thường, đúng đắn của bản thân (có ý thức hoặc vô thức) cho nên không phải lúc nào nó cũng là sự thực vì thế trong điều kiện có thể việc tập hợp nhiều sử liệu và tiến hành xác minh phê  phán qua lại là việc làm quan trọng. Thêm nữa cho dù là tin đồn nhưng nó bao gồm cả sự đánh giá của thế gian đối với sự kiện đó và cũng có trường hợp nó có thể được dùng như là sử liệu.

Trường hợp sử liệu là sách lịch sử đã được biên soạn từ trước đó thì cũng có trường hợp nó được biên soạn có chủ đích dựa trên lập trường của người biên soạn. Ví dụ chính sử của Trung Quốc từ đời Đường trở đi trở thành thứ do nhà nước biên soạn cho nên để nhấn mạnh vương triều đương thời mà có xu hướng viết xấu hơn so với thực tế về các hoàng đế cuối cùng của các vương triều trước đó. Do đó cần phải xác định một cách thận trọng tư tưởng, tín điều, hoàn cảnh chính trị của người để lại sử liệu đó và hoàn cảnh xã hội đương thời.

Lịch sử quan (quan điểm lịch sử)

Quan điểm lịch sử là thuật ngữ dùng để chỉ sự khác nhau của việc coi trọng yếu tố nào trong việc khảo sát tính liên quan hay cấu tạo của các hiện tượng lịch sử phong phú được dẫn dụ bởi phương pháp luận đã nói đến ở trên. Việc mong muốn tìm ra sự liên quan giữa các hiện tượng lịch sử là một trong những công việc của quan trọng đối với sử học nhưng  ở đó tùy theo quan điểm lịch sử của luận giả mà cách nhìn nhận hay ý kiến rất khác nhau. Ở đây sẽ đưa ra các quan điểm sử học chủ yếu theo thứ tự thời gian qua các thời đại.

Ở châu Âu cổ đại, dưới ảnh hưởng của Ki-tô giáo, quan điểm sử học phổ biến ghi chép các sự kiện trong thần thoại với tư cách như là sự thực lịch sử được xác lập. Giống như tác phẩm “Vương quốc thần thánh” của Aurelius Augustinus, thánh thư (kinh cựu ước, kinh tân ước) được đưa ra và  coi nguyên như là sự thực, tồn tại dòng chảy cho rằng trải qua sự sáng tạo trời đất, Adam, thuyền Noah, Ki-tô ra đời, đến hiện tại và đến sự phán xét cuối cùng và đây là quan điểm sử học tồn tại suốt thời trung đại. Về sau nó bị phủ định trong thời Khai sáng tuy nhiên trong lịch sử, tư tưởng nhắm đến một mục đích nào đó vẫn tiếp tục tạo ra ảnh hưởng lớn đối với hậu thế.

Mặt khác biên niên sử trong thời trung đại lại không khảo sát sự liên quan qua lại mà chỉ liệt kê các sự thật. Mối quan tâm của những người chấp bút viết nên các cuốn sách không mang “quan điểm lịch sử” này hướng về các sự kiện  đặc biệt như chiến tranh hay các lễ hội hào nhoáng.

Sau thời Phục hưng, khi khoa học tự nhiên phát triển và các quy luật trong thế giới tự nhiên được làm sáng tỏ thì tư tưởng cho rằng có lẽ trong lịch sử cũng có các quy luật nào đó dâng cao và đến thời kì Khai sáng thì quan điểm lịch sử cho rằng lịch sử tiến bộ từ thời đại mông muội ngu dốt đến thời đại khai sáng dựa trên quy luật trở thành chủ lưu (quan điểm sử học tiến bộ).

Nhà triết học Hegel cho rằng nhờ vào quá trình phát triển lịch sử thế giới của lịch sử nhân loại mà lí tính (tinh thần tuyệt đối) sẽ làm rõ bản thân. Đây cũng là một trong số các quan điểm sử học tiến bộ.

Ở nước Anh cận đại đã ra đời quan điểm sử học của Whiggish giải thích bằng nhị nguyên luận cực đoan rằng các sự kiện trong lịch sử được chia thành “vật xúc tiến tiến bộ” và “vật ngăn cản sự tiến bộ”. Do coi sự tồn tại của  tiến bộ mang tính quy luật trong lịch sử  là tiền đề nên cũng giống như quan điểm duy vật lịch sử sẽ được nói tới ở phần sau, nó được coi như là một quan điểm lịch sử phái sinh từ quan điểm sử học tiến bộ.

Nhà sử học Ranke đã phản đối quan điểm sử học tiến bộ ưu tiên luận chứng của tính quy luật và đối xử bừa bãi với sự thật lịch sử và ông đã lập ra phương pháp nghiên cứu hiện đại dựa trên sự chứng minh mang tính thực chứng triệt để với tư cách là sự chống lại sử học tiến bộ và làm nâng cao tính khoa học của sử học (sử học thực chứng). Ranke phản đối lí luận về quy luật lịch sử của Hegel đồng thời rung tiếng chuông cảnh báo về xu hướng siêu hình thực dụng mà nguyên nhân sâu xa là do mong muốn tìn kiếm tính quy luật.

Nhà triết học Mark vừa tiếp thu quan điểm sử học tiến bộ của Hegel vừa phê phán phần ông coi tư tưởng, quan niệm là động lực của lịch sử và thiết lập nên quan điểm duy vật lịch sử coi động lực của lịch sử là quan hệ kinh tế (“Tuyên ngôn cộng sản”, “Tư bản luận”).  Thêm nữa ông cho rằng một khi  mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với  quan hệ sản xuất trở nên sâu sắc thì sẽ diễn ra cách mạng xã hội.

Nhà xã hội học, kinh tế học Max Weber trong tác phẩm “Luân lý tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản” đã chú ý đến tôn giáo,  coi tôn giáo là thứ quy định hành động của con người và nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và luân lí tôn giáo. Phương pháp như vậy của Weber đã chứng minh rằng  sự cách biệt về văn hóa sẽ làm sản sinh ra sự cách biệt về sự phát triển của lịch sử. Đồng thời Weber cũng phê phán mạnh mẽ việc đưa vào sự phê phán giá trị trong học thuật (chẳng hạn như chủ nghĩa xã hội là đúng, cách mạng là đương nhiên….).

Nhà sử học Henri Pirenne đã chứng minh rằng từ phương diện lịch sử kinh tế các yếu tố kinh tế đã đem đến ảnh hưởng quan trọng đối với lịch sử.  nghiên cứu của Pirenne mặc dù trùng khớp với quan điểm lịch sử duy vật khi coi trọng yếu tố kinh tế tuy nhiên nó lại phủ định cách nhìn mang tính hệ thống và trở thành nội dung đơn tuyến.

Phái Annales  xuất hiện vào thế kỉ 20 đã sử dụng phương pháp luận của các khoa học xã hội khác như xã hội học, tâm lí học và nhắm đến lịch sử cảm tính, tâm tính, lí giải cơ cấu bên trong của lịch sử tức là nắm bắt vi lịch sử thay vì nhằm vào nhận thức lịch sử lấy sự kiện làm trung tâm. Sau khi phái Annales nổi lên người ta chứng kiến khuynh hướng coi trọng lịch sử theo chủ đề mang tính xã hội học  như lịch sử nông chính, lịch sử xuất bản, lịch sử giá cả, lịch sử dân số, lịch sử kinh tế, lịch sử tâm lí và các tri thức về dân tục học, kinh tế học, văn hóa nhân loại học…

Nhà địa lý học, sinh vật học Jared Mason Diamond trong tác phẩm “Súng, vi khuẩn gây bệnh, sắt” đã cho rằng các yếu tố địa lý, sinh vật học đã quyết định lịch sử và làm nổ ra cuộc tranh luận trong giới sử học.

Học thuyết hệ thống thế giới (World-systems Theory) do nhà sử học, xã hội học Immanuel Wallerstein  đề xướng  rằng không nên rút ra kết luận ở một xã hội hay ở một đất nước mà cần phải nhìn nhận nó từ quá trình của hệ thống thế giới.

Quy luật lịch sử

Trong quan điểm sử học Khai sáng và duy vật lịch sử – những quan điểm trở thành dòng chủ lưu thời cận đại thì lịch sử được cho là thứ tiến triển về một hướng nhất định nào đó dựa trên các quy luật và họ chủ trương rằng phát hiện các quy luật lịch sử là mục tiêu chủ yếu của nghiên cứu. Tuy nhiên sử học lấy chủ nghĩa thực chứng làm xương sống ngày nay cho rằng lịch sử có tính liên tục không lặp lại và phủ định ý kiến cho rằng các quy luật lịch sử mang tính phổ biến tuyệt đối có tồn tại. Thêm nữa cho dù tính quy luật có tồn tại đi chăng nữa thì lịch sử được cấu tạo từ tất cả các yếu tố tồn tại trong văn minh nhân loại vì thế là khái niệm rất phức tạp và chừng nào chưa làm rõ tất cả các yếu tố đó thì việc cấu trúc các quy luật phổ biến còn khó khăn. Tuy nhiên tùy theo từng học giả mà cũng có học giả cho rằng việc làm rõ các quy luật có tính mềm dẻo (quy luật có tính khuynh hướng) là có thể. Tuy nhiên cho dẫu thế thì những gì nhìn thấy giống như quy luật tóm lại cũng chỉ là một giả thuyết ví dụ đó không phải là việc quan điểm duy vật lịch sử đúng hay sai mà vấn đề nằm ở chỗ nó có thuyết minh chính xác các sự kiện lịch sử hay không.

Tính khách quan.

Sự khó khăn của lịch sử hiện đại.

Ví dụ như khi luận giải về lịch sử cổ đại Hi Lạp hay lịch sử Phục hưng và khi luận giải về lịch sử hiện đại bao gồm thời đại mà mình đang sống thì ở trường hợp sau sẽ có khó khăn cố hữu sinh ra. Những vấn đề mà xã hội hiện đại đang đối mặt sẽ được phản ánh sinh động trong lịch sử hiện đại. Ví dụ như những người chịu nhiều thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ hai vẫn còn sống với số lượng lớn và hiện tại vết thương đó vẫn chưa lành. Việc sử dụng nó như là công cụ tiến thoái trong chính trị rất nhiều. Ngay cả ở Nhật liên quan đến nhận thức lịch sử trước và sau chiến tranh thế giới thứ hai đã có rất nhiều cuộc tranh luận diễn ra nhưng do sự chấp nhận cách làm cảm tính mà sự đánh giá khách quan gặp khó khăn. Cùng với việc đề cập đến tình hình trên, việc nỗ lực làm rõ các sự thực hay tính liên quan là cần thiết.

Phân loại

Trong đại học ở Nhật Bản ở từng bộ môn đều diễn ra nghiên cứu lịch sử với tư cách như là một bộ phận của nghiên cứu cơ sở, cổ điển. Đặc biệt ở các khoa văn thì chuyên ngành nghiên cứu sử học nói riêng được thiết lập vì thế nó được xếp vào khoa chọ nhân văn. Tuy nhiên cũng có ý kiến xếp nó vào khoa học xã hội xuất phát từ tính liên quan của nó tới kinh tế học, xã hội học, xã hội nhân loại học…và không có ý kiến thống nhất.

Trong khi đó ở Âu Mĩ phần lớn nó được xếp vào khoa học xã hội tuy nhiên cũng có lí luận cho rằng nó vừa có phần thuộc về khoa học xã hội vừa có phần thuộc về khoa học nhân văn.

 

Nguyễn Quốc Vương dịch

 

http://ja.wikipedia.org/wiki/%E6%AD%B4%E5%8F%B2%E5%AD%A6