Archive

Posts Tagged ‘chế độ trang viên Nhật Bản’

Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo (I)

June 29, 2013 Leave a comment

XÃ HỘI CHẾ ĐỘ TRANG VIÊN VÀ PHẬT GIÁO

(Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản 1996 23/3-4. )

Tác giả: Kuroda Toshio

Nguyễn Quốc Vương  dịch  từ bản tiếng Anh của Suzanne GAY

(Bài báo này được dịch từ bài báo “Shoensei shakai to Bukkyo” –Xã hội chế độ trang viên và Phật giáo-, được in lại trong Kenmitsu taiseiron- Bàn về thể chế Hiển mật, Kuroda Toshio chosaku shu 2- Tuyển tập tác phẩm Kuroda Toshio  2, Kyoto: Hozokan, 1994, trang 3-44).

Khởi đầu với những tín ngưỡng và tập tục gắn với vòng quay nông nghiệp, xã hội Nhật Bản trung đại đã bị thâm nhập bởi những ảnh hưởng của Phật giáo. Xuất phát từ giả định rằng  các phép  thuật và đa thần giáo đã tạo nên đặc trưng tôn giáo Nhật Bản thời trung đại, bài báo này phác họa vô số những điểm giao cắt giữa xã hội tôn giáo trong Nhật Bản thời trung đại bao gồm tôn giáo trong các ngôi làng, các ngôi chùa dòng họ của các ông chủ võ sĩ  và cuộc sống tôn giáo ở các đô thị. Ở phần kết luận, tác giả rút ra đặc điểm của những người tu hành khổ hạnh thời trung đại và thái độ độc lập đối với trật tự xã hội đã được thiết lập như là quy tắc cơ bản đối với tôn giáo Nhật Bản trung đại và đối với truyền thống trí thức Nhật Bản.

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÉP THUẬT

Xã hội dưới chế độ trang viên.

Mối quan hệ giữa Phật giáo và xã hội hiển hiện trong gần như tất cả các khía cạnh của đời sống trung đại. Xã hội trung đại rất phức tạp với nét đặc trưng là một loạt các cấu trúc xã hội với các mối quan hệ rối rắm về luật lệ, đi lại, và cộng đồng. Trong số các quan hệ đó có  luật lệ trang viên (Shoen) của quý tộc và lãnh chúa tôn giáo; có rất nhiều dạng kiểm soát của chính phủ hay tư nhân trên danh nghĩa đối vớI đất đai công cộng ở địa phương gọi là kokugaryo (Quốc nha lãnh); luật lệ đối với các ngôi làng và người nông dân đặt ra bởi các lãnh chúa địa phương (zaichi ryoshu-lãnh chúa địa phương); các hoạt động cộng động đặt ra bởi giai cấp nông dân trong các ngôi làng; mối quan hệ giữa các cư dân của Nara, Kyoto và các vùng đô thị khác; và mối quan hệ giữa các thương nhân và thợ thủ công đặc biệt là ở trong các thành phố.

Cấu trúc phức tạp, đa nguyên này-kết quả của gia tăng phong kiến hóa ở Nhật Bản- đã tạo ra một hệ thống xã hội có đặc điểm nổi bật là chế độ trang viên (Shoensei shakai-Xã hội chế độ trang viên). Tất nhiên, trải qua thời kỳ trung đại kéo dài, hệ thống trang viên (shoen) dần thay đổi và cuối cùng thì sụp đổ-xã hội trang viên đã không bao giờ được sửa chữa và cũng không phải là đá tảng. Thời kỳ này được tạo ra đặc trưng bởi hệ thống trang viên được phô bày qua các chặng đường phát triển và được đi cùng bởi những sự thay đổi vốn diễn ra tương đối dần dần nhưng đôi khi cũng diễn ra rất bất ngờ.

Phép thuật và thuyết đa thần giáo

Sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa trên nền tảng là xã hội trang viên trung đại, mặc dù các hoạt động sản xuất giúp cho trang viên tiến triển tốt dựa trên nông nghiệp, nó vẫn bao gồm cả thủ công nghiệp đi kèm với đánh cá và lâm nghiệp. Và cũng có những dấu hiệu quan trọng để nói xã hội trang viên là hệ thống của thương mại, vận tải và phân phối. Tuy nhiên, hoạt động quan trọng nhất là nông nghiệp. Đặc biệt sự trồng trọt trên cánh đồng lúa, không chỉ tận dụng sức lao động của người nông dân mà còn thúc đẩy cuộc sống của thương nhân, thợ thủ công và ngư dân. Thậm chí võ sĩ và các thầy tế  ở làng cũng tham gia vào nông nghiệp một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Vì vậy  để hiểu được nền móng của Phật giáo trung đại cần phải đi vào những tư liệu của các tập tục tôn giáo có liên quan đến nông nghiệp và các khái niệm tôn giáo được định vị bởi sản xuất nông nghiệp.

Tư duy phép thuật và quan điểm đa thần đã thâm nhập vào cuộc sống nông nghiệp tiền cận đại. Cũng giống như chúng ta trong xã hội hiện đại phụ thuộc vào khoa học công nghệ, con người trong xã hội tiền cận đại dựa vào các nghi lễ ma thuật để có được vụ mùa bội thu. Họ tìm kiếm các nhân vật thiêng liêng và thực hiện chức năng trong vô số các thực thể, hiện tượng  nhân tạo và tự nhiên-ví dụ như  trong mặt trời, mặt trăng, ngọn núi, dòng sông, cây cối, gió, sấm; trong vòng quay cuộc sống, trong sức mạnh và truyền thống của lãnh chúa, trong số phận và những thứ như thế. Thông thường đây được coi như là thuyết vạn vật có linh hồn, ở đó các vị thần được tin là trú ngụ trong các vật thể tự nhiên, hoặc thuyết đa thần ở đó có vô số các vị thần chi phối các không gian khác nhau. Mặc dù công nghệ là một yếu tố trong nông nghiệp tiền hiện đại (tất nhiên), nó hoàn toàn gắn chặt với  và bị lu mờ bởi phép thuật và thuyết đa thần. Xã hội trang viên Nhật Bản trung đại không phải là ngoại lệ trong mô hình này.

Mặc dù có sự khác biệt mang tính địa phương rất lớn và sự phức tạp trong sản xuất nông nghiệp trung đại và tình hình trong các ngôi làng, phát biểu nói trên vẫn đúng với mọi nơi. So sánh với những người nông dân cổ đại thì người nông dân trung đại đã hưởng thụ sự sản xuất tăng lên nhờ vào các tiến bộ kĩ thuật đạt được thông qua kinh nghiệm và sự khéo léo. Ở góc độ đó sự ngu dốt đã giảm đi trong thời trung đại. Tuy nhiên, kết cục người nông dân vẫn ở lại làm nô lệ của phép thuật và thuyết đa thần. Trong khi vào thời kỳ cổ đại người nông dân phải phụ thuộc vào các gia đình giàu có và do đó thiếu sự độc lập, trong thời trung đại phần lớn nông nghiệp được quản lý một cách độc lập và người nông dân tham gia tùy theo quyết định và nỗ lực của chính họ, dù chỉ là ở quy mô nhỏ. Nói một cách chính xác sự độc lập này và tính bấp bênh của nó đã thu hút những người nông dân trung bình vào phép thuật và thuyết đa thần. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng các lãnh chúa trung đại và người nông dân mê muội một cách đơn giản vào thuyết đa thần nguyên thủy. Cuối cùng chúng vượt quá những giới hạn này và quyền lực của chúng đối với các yếu tố tinh thần đã trở nên phức tạp hơn nhiều.

Các vị thần nhân từ và độc ác

Nhiều nghi lễ tôn giáo hàng năm trong thời kỳ trung đại có liên quan đến chu kỳ nông nghiệp, bao gồm nghi lễ năm mới, điệu nhảy trồng lúa, cầu mưa, xua đuổi côn trùng và săn đuổi chim khỏi khu đất trồng lúa, lễ hội gió, lễ hội thu hoạch mùa thu…Các nhà nhân chủng học đã quan sát các dấu tích của những nghi thức này với số lượng lớn kể cả hiện nay; chúng xuất hiện liên tục trong các tư liệu và ghi chép thời trung đại, cả trong các tác phẩm văn học, nghệ thuật. Hơn nữa các nghi lễ này không phải đơn giản chỉ là một dạng nghi thức phép thuật: người ta tin rằng một vị thần hoặc phật thực sự lắng nghe những lời cầu nguyện của những người khẩn cầu. Các vị phật và bồ tát bao gồm Yakushi, Dainichi, Amida, Jizo, Kannon (Quan Âm-người dịch) được cho là có mang trong mình linh hồn  của tổ tiên và là vị thần bảo hộ và do đó được thờ cúng như là thần bảo hộ.

Không phải tất cả các vị thần đều nhân từ. Một vài vị thần gây nên nỗi sợ hãi, đôi khi họ nổi giận và lên cơn thịnh nộ gieo rắc đau khổ cho mọi người. Cũng có những ma quỷ tạo ra tai ương và làm cho những người nông dân sống khốn khổ. Bên cạnh thần chó, thần rắn, cáo, quỷ, và các vị thần dân gian khác, cũng có sinh vật như Tengu (Thiên cẩu-người dịch) với chiếc mũi dài vốn rất phổ biến rộng rãi trong Phật giáo và trong văn học. Mục đích chủ yếu của các nghi lễ  tôn giáo và sự thỉnh cầu là để làm dịu cơn giận của thánh thần, để xua đuổi linh hồn ma  quỷ và cầu thần, phần phù hộ.

Bất chấp một số lượng lớn các giáo phái Phật giáo cũ và mới trong thời trung đại, tất cả niềm tin vào thần thánh này có nghĩa rằng sự thờ cúng linh hồn trước đó đã tiếp tục có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Nếu như cụm từ chung “các vị thánh thần của thiên đường và hạ giới” (jingi-Thần kì) bao gồm tất cả các vị thần-không chỉ có các vị thần như là linh hồn của tổ tiên mà là cả các hồn ma quỷ-sau đó tín ngưỡng ma thuật và thuyết đa thần đã làm cho sự sùng bái thánh thần trở nên có thể trong tất cà các khía cạnh của cuộc sống đặc biệt là nông nghiệp. Do đó, sẽ là không đúng khi hiểu sự sùng bái thánh thần (jingi suhai- Thần kì sùng bái) như Thần Đạo (ngoại trừ Thần Đạo nhà nước) trong một cảm quan chật hẹp rằng đó là một hệ thống niềm tin tôn giáo và chính trị hay là một sự tiếp tục của biểu hiện tôn giáo cổ xưa, nguyên thủy.

Thuyết đa thần trong Phật giáo cũ và mới

Thuyết đa thần được miêu tả bên trên được tìm thấy không chỉ trong nhận thức xúc cảm nguyên thủy của các lãnh chúa và nông dân sống ở địa phương mà trong rất nhiều dạng, trong tất cả các môn phái Phật giáo và các học thuyết thời trung đại. Hiện tượng này đặc biệt rõ ràng trong các môn  phái của thứ được gọi là Cựu phật giáo tồn tại từ thời kỳ tiền Heian tới đầu thời Heian. Những môn phái này hình dung một thế giới chứa đựng không chỉ vô số các vị Phật và bồ tát mà có cả các linh hồn nhân từ, các vị thần trên thiên đường, các hồn ma quỷ. Đổi lại điều này đã làm tăng tính siêu hình của mỗi môn phái. Do đó, Mandala (hình tròn tượng trưng cho tôn giáo của vũ trụ-người dịch), thứ ở trong dạng thức cũ của Phật giáo và là biểu tượng vật lý của triết học, đến thời trung đại đã được tái sinh rộng rãi như là vật thể thờ cúng. Thậm chí sự nhấn mạnh trong một vài môn phái trung thành với một số phật và bồ tát nhất định như Yakushi, Miroku, Monju và Jizo cũng được trình bày trong niềm tin đa thần. Đặc điểm đa thần này thậm chí trở nên rõ ràng hơn nếu chúng ta quan tâm tới sự sùng bái thần và vô số trường phái Thần đạo (Shinto Setsu-Thần đạo thuyết).

Những môn phái của Tân phật giáo Kamakura như Zen (Thiền-người dịch) và Lotus (Liên-Người dịch) mặc dù sở hữu các đặc điểm học thuyết đáng tôn trọng của chúng, đã chỉ ra đặc điểm đa thần tương tự. Trong đó mối quan tâm đặc biệt là  phong trào senju nenbutsu-chuyên tu niệm phật (chỉ niệm phật thôi) khởi xướng bởi Honen và Shinran. Những phong trào này đã đòi hỏi niềm tin vào hoặc là sự thừa nhận vị phật riêng lẻ Amida và do đó không phải là đa thần. Tuy nhiên họ không làm vậy mặc dù họ thực sự từ chối sự tồn tại của vô số các vị thần, phật khác; những thực thể này được thừa nhận nhưng bị từ chối trong sự quý mến Amida  trong sự quan tâm tới khả năng giới hạn của con người trong Thời kỳ cuối cùng của Dharma (mappo- Mạt pháp). Tư tưởng của Honen về sự lựa chọn và bao gồm do đó đã bao hàm quan điểm đa thần. Mặc dù ở thái cực của nó giáo lý senjubutsu giống như độc thần (ví dụ như sự thừa nhận của nó về một vị phật nhân từ và tuyệt đối và sự từ chối của nó đối với các thực thể siêu nhiên khác), nó không phải là thuyết độc thần, không kể thuyết hữu thần trong cảm quan hiện đại, bởi nó cho phép các vị thần khác tồn tại. Những người trung thành với senjubutsu thời trung đại gắn liền với các hành động quá độ như nói xấu các vị thần, bồ tát, phật (những vị ngoài Amida) bởi vì họ tin vào các vị này. Những hành động của họ vẫn là một phần của thế giới quan đa thần. Do đó mặc dù các khuynh hướng hướng tới độc thần có thể được phát hiện trong tất cả các trường phái Phật giáo trung đại ở đó chúng có xu hướng tập trung niềm tin vào một vị phật nhưng tất cả chúng đều có chung nền tảng đa thần.

Các học thuyết ma thuật đa thần

Đặc điểm đích thực của Phật giáo trung đại không chỉ giới hạn trong các khái niệm ma thuật và đa thần. Hơn thế, nó nằm trong tình trạng căng thẳng được gây ra bởi phản ứng chủ động và thụ động tới những tư tưởng mà các học thuyết và tín ngưỡng của vô số các môn phái tồn tại. Những phản ứng này, mặc dù rất phong phú, có thể được chia thành hai kiểu hoàn toàn đối lập. Thứ nhất  là thái độ hoàn toàn chấp nhận thể thức ma thuật, chấp nhận nhiều vị phật và các vị thần trên trời trong các kinh điển Phật giáo, và các ma thuật, các vị thần, phật phổ biến trong phong tục phổ biến. Thái độ này được kết hợp tích cực trong học thuyết, bên ngoài niềm tin vào sức mạnh nội tại của ma thuật. Các ví dụ bao gồm vô số các thể thức chữa trị bệnh, cầu mưa, xua đuổi quỷ, cầu nguyện đánh bại kẻ địch, cầu tha thứ cho lỗi lầm… Nó cũng có thể thấy trong sự nổi lên của Thần Đạo qua học thuyết của môn phái Tendai và Shingon và trong sự phục hưng giới luật trong các trường phái Nara. Bất chấp những gì nằm trong học thuyết, trong các thuận ngữ (thời kỳ, khóa học, term) thực hành các xu hướng này biểu đạt chính bản thân chúng trong niềm tin phổ biến rộng rãi vào hiệu quả trực tiếp, nội tại của ma thuật và vào khả năng ép buộc mọi người thông qua sức mạnh huyền bí của nó; để tăng cường những hiệu quả này tất cả  dáng vẻ của phật, thần, quỷ và các câu thần chú được tập trung trong kinh Phật và ở các nơi khác.

Thứ hai là xu hướng đối ngược từ chối bao gồm và tổ chức (sắp xếp) các vị phật, thần và các yếu tố ma thuật trong hệ thống niềm tin. Một ví dụ về cách tiếp cận này là việc chú tâm niệm phật nenbutsu đã nói tới ở trên. Trong sự khám phá của ông về Muge no ichido (con đường không có gì cản trở), Shiran nói “đối với những người trung thành, các vị thần của trời và thần linh của mặt đất cúi đầu trong sự tôn kính; ma quỷ và những kẻ dị giáo không thể cản đường của họ”. Mặc dù trưng ra quan điểm đa thần, cách tiếp cận như thế này từ chối xu xướng ma thuật. Tuy nhiên đồng thời, Shinran đưa ra sự nhượng bộ khi nói “người thực thi Nenbutsu ngang bằng với Miroku” do đó làm thỏa mãn mong ước về những lợi ích cụ thể của thế giới này. Thậm chí cũng có rất nhiều sự khác biệt giữa các môn phái Nenbutsu và sự khác biệt lớn hơn nữa khi so với phái Zen (thiền) và Nichiren (Nhật Liên), phái Nhật Liên tập trung chủ yếu vào bộ kinh Liên Hoa (Lotus Sutra). Tuy nhiên tất cả các dạng thức của Tân phật giáo Kamakura đều có xu hướng chung là kháng cự lại ma thuật.

Nền tảng cho sự trỗi dậy của dị giáo

Do đó, mặc dù ma thuật và thuyết đa thần không thù địch đối với quan điểm thời trung đại như đôi khi người ta nghĩ thế nhưng nó được bắt rễ từ rất sâu trong xã hội, Phật giáo trung đại rất phổ biến với sự căng thẳng và bất đồng ý kiến về ma thuật,  thuyết đa thần và những cố gắng để phủ nhận chúng. Và nó cũng là động cơ khiến cho phong trào dị giáo và không chính thống nổi lên. Những phong trào như thế có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng một cái chung là thừa nhận sức mạnh tức thì của ma thuật; các ví dụ bao gồm trường phái Tachikawa của Phật giáo Shingon và phong trào truyền giáo bí mật (hiji bomon- Mật sự pháp môn) trong Tân Phật giáo. Mặc dù nguồn gốc và dòng dõi của các học thuyết dị giáo này có thể tìm thấy dấu vết trong các trường phái, môn phái khác, nhưng chính sự chấp nhận cách thức và tư tưởng về ma thuật của xã hội trung đại đã cung cấp môi trường đẻ ra các học thuyết dị giáo đó. Tất nhiên điều này không hoàn toàn giải thích cho vấn đề phi chính thống; hoặc là có thể quy kết nó một cách đơn giản vào sự dung hợp bừa bãi của vô số các môn phái hoặc là giải thích sai. Trong chừng mực giống như tôn giáo phổ biến đòi hỏi ngay lập tức, các kết quả hiện thế, các học thuyết tôn giáo càng duy trì mức độ (trình độ) cao và trừu tượng thì dị giáo và tôn giáo không chính thống sẽ càng nổi lên để lấp vào chỗ trống đó.

CÁC NGÔI NHÀ THỜ CÚNG Ở LÀNG VÀ CÁC HỘI TÔN GIÁO

Sự tổ chức cộng đồng ngôi làng thời trung đại

Chúng ta vừa xem xét xem các nghi lễ ma thuật trong thời trung đại gắn bó với thuyết đa thần đã tạo ra yếu tố quan trọng đối với quá trình sản xuất nông nghiệp như thế nào. Bởi vì sản xuất nông nghiệp phụ thuộc không chỉ vào những cố gắng của cá nhân mà còn vào toàn bộ cộng đồng làng, các nghi lễ nông nghiệp thông thường được biểu hiện như là các nghi lễ của làng. Do đó đời sống tôn giáo của những người nông dân được phác họa và kiểm soát bởi cộng đồng làng. Do lý do này hình thức tiêu biểu của làng Nhật Bản thời trung đại được phản ánh rõ trong các tổ chức tôn giáo của người nông dân.

Trước khi đưa ra một mô hình chung về ngôi làng trung đại, một ghi chép cảnh báo cần được đưa ra. Tùy thuộc vào địa điểm và thời gian, làng trung đại có nhiều hình thức; thêm nữa, trong tất cả các ngôi làng sự phân chia giai tầng và địa vị tương đối phức tạp. Trong thời kỳ đầu thời trung đại và ở trong những vùng kém phát triển của quốc gia, làng trung đại nói chung  được tạo ra đặc trưng bởi luật lệ  trực tiếp, toàn diện của lãnh chúa địa phương, đối với lãnh chúa, gia đình ông ta và người hầu cận của ông ta thống trị cả nông dân độc lập và nông dân phụ thuộc. Mô hình làng vượt trội trong những vùng như thế bao gồm các cộng đồng rải rác với một vài ngôi nhà, luật lệ gia trưởng rất mạnh. Sự ràng buộc cộng đồng giữa những người dân tồn tại trong bối cảnh luật lệ của các lãnh chúa địa phương và tổ chức cộng đồng làng tương đối yếu. Trải qua thời gian, đặc biệt ở những vùng phát triển hơn, các địa chủ giàu có đã thiết lập và sau đó kiểm soát các tổ chức làng mang tính cộng đồng thứ kết hợp chặt chẽ với các giai tầng nông dân độc lập khác.

Do cơ cấu của giai tầng và địa vị rất phức tạp giữa những người nông dân, cho nên các tổ chức làng tự trị So(Tổng) không phải là liên minh bình đẳng của tất cả người dân cư trú trong làng. Tuy nhiên, có một xu hướng chung rõ ràng đối với những người nông dân để tập hợp trong các tổ chức cộng đồng như thế cho nên mặc dù các lãnh chúa địa phương duy trì quyền lực nhưng sự kiểm soát trực tiếp và tập trung của họ bị suy yếu và luật lệ gia trưởng đối với những người nông dân độc lập trở nên được nới lỏng. Các cư dân có xu hướng sống trong các cộng đồng làng tập trung trong khi quyền sở hữu đối với các mảnh đất lại phân tán khắp các trang viên (shoen).

Làng trung đại có nhiều kiểu-hai kiểu đã đề cập bên trên (những ngôi làng bị kiểm soát bởi lãnh chúa địa phương và những ngôi làng được dẫn dắt bởi các tổ chức cộng đồng) và các dạng trung gian- nhưng khi nhóm lại cùng nhau chúng có thể được mô tả như dưới đây. Trong bất cứ ngôi làng nào cũng có một tổ chức cộng đồng được kiểm soát bởi gia đình lãnh chúa địa phương hoặc là bởi những người nông dân giàu có. Những người dân trong làng vì vậy được tổ chức trong cấu trúc giai tầng kiểu gia trưởng. Nói chung chính tầng lớp cư dân bên trên những người nắm quyền trồng cấy đối với đất đai và hưởng thụ các đặc quyền như thế như là tư cách hội viên của phường hội (za-Tọa). Ở phần sau tôi sẽ bàn về vai trò của lãnh chúa địa phương, ở đây trước tiên tôi muốn coi làng như là một thực thể cộng đồng.

Sự thành lập của ngôi nhà thờ cúng trong làng

Trong các ngôi làng trung đại Phật giáo được thiết lập trên nền tảng tồn tại trước đó của thuyết đa thần, được phản ánh trong niềm tin phổ biến vào những phép màu, ma quỷ và những thứ tương tự thế. Các đền thờ thần đạo nhỏ ở làng và Toiri được dựng ở sườn đồi, trong các thung lũng râm mát và dưới các gốc cây cổ thụ. Cùng chung với chúng, Phật giáo miêu tả những nét đặc trưng như các nhà nguyện bên đường, các vị phật bằng đá và các tu viện xuất hiện ở những nơi thắng cảnh của làng. Bởi vì các vị thần địa phương và các  ngôi đền trong làng tồn tại khi các nghi lễ sùng bái các vị thần được liên kết với cộng đồng làng vì thế có quá nhiều các ngôi chùa thờ phật và tu viện trở thành nơi diễn ra các hoạt động cộng đồng của làng và mang chức năng của những gì có thể được gọi là nơi thờ cúng của làng (sondo-Thôn Đường).

Là trung tâm của các ngôi làng, tòa nhà thờ cúng của làng đóng vai trò chủ yếu như là nơi dân làng tụ họp hơn là ngôi chùa được điều hành bởi bậc tu hành. Nguồn gốc của chúng rất phong phú: một số ban đầu được xây dựng bởi lãnh chúa địa phương ở những vị trí được cho là linh thiêng; một số được xây dựng như là ngôi chùa gia đình của lãnh chúa; một số  được xây dựng bởi những người ẩn dật, lang thang hoặc thành viên của bằng hữu tôn giáo như là tu viện hay nơi tu tập (dojo-Đạo trường); và một vài được lập ra bởi các tổ chức cộng đồng làng như là tu viện cho những nhà sư du hành cần đến nơi cư trú. Bất chấp nguồn gốc của chúng, lý do chúng trở thành nơi thờ cúng của làng và đóng vai trò cộng đồng là vì cộng đồng phải định ra đặc trưng của ngôi làng. Và với tất cả các lý do trên những  nơi thờ cúng của các ngôi làng đã sinh sôi nảy nở vào cuối thời kỳ trung đại, đặc biệt là từ thế kỷ 14 và thế kỷ 15 (tuy nhiên có vài nơi trong vùng Kinai xung quanh Kyoto thậm chí đã nở rộ vào đầu thời trung đại). Mức độ mà các nơi thờ cúng này đóng chức năng trong đời sống của ngôi làng là sự phản ánh trực tiếp về phạm vi của sự phát triển cộng đồng trong ngôi làng đó.

Chức năng của nơi thờ cúng trong làng

Ở những nơi thờ cúng của làng này, những người nông dân tham dự tích cực vào các nghi lễ Phật giáo và cả tham gia vào việc quản lý tài sản của làng. Họ có quyền xác định rõ ràng như là các thành viên và thiết lập sự thỏa thuận liên quan đến họ. Thông thường tiền thu được từ đất rừng, đất ruộng được chỉ định đối với dân làng được dùng cho cho việc duy trì ngôi nhà mặc dù như là cảm giác cộng đồng về sự thống nhất  được cố định hóa có vài ví dụ về những người làng tranh đua hiến tặng đất trồng lúa dù nhỏ cho mục đích đó. Đặc biệt trong các tỉnh thuộc vùng Kinai xung quanh Kyoto sự hiến tặng đất này nổi lên vào thế kỉ 14 và 15. Sự đóng góp tiền bạc và lao động trong làng được đưa vào dành cho các nghi lễ phụ, dành cho duy trì và trùng tu tòa nhà thờ cúng, để đúc chuông…

Nghi lễ phật giáo thông thường được diễn ra tại tòa nhà thờ cúng với những người làng với tư cách là những người tham dự chính. Thông thường một hội tôn giáo hoặc phường hội được tổ chức cho mục đích này sẽ đảm nhận buổi lễ. Một vài phường hội  trở nên tương đối có quyền lực với quyền vĩnh viễn và những đặc quyền để quản lý tòa nhà thờ cúng. Trong một vài trường hợp các tổ chức phường hội lớn phát triển với các phường hội mới và phụ thuộc với phường hội ban đầu. Không giống như các ngôi đền ở làng, nơi có đặc trưng là không có tu sĩ vĩnh viễn tham dự, tòa nhà thờ cúng của làng và các tu viện thường được bố trí bởi một vị tu sĩ. Bởi vì trách nhiệm quản lý và bảo trì tòa nhà không hoàn toàn phó mặc vào những người trong làng giống như trường hợp của các ngôi đền, nơi có những phường hội (Miyaza-Cung tọa) làm các công việc đó. Dù sao, cũng khá là thích hợp để chỉ “phường hội tự viện” (jiza-tự tọa) trong cảm quan tương tự như phường hội đền (miyaza). Giống như phường hội đền thờ và tổ chức cộng đồng làng với tư cách thành viên mang tính gia trưởng của chúng, các phường hội chùa phản ánh đặc điểm đa cấp độ của cộng đồng làng và thường được thiết lập bởi những người nông dân giàu có nắm trong tay các đặc quyền. Những phường hội này trở thành hạt nhân của cộng đồng làng, những bộ phận quan trọng nhất của tự trị.

Tình hữu ái và các hội tôn giáo

Cũng có những nhóm đoàn được gọi là nhóm hữu ái tôn giáo (koshu-Cấu chúng) hay các tổ chức (kesshu-Kết tập), thứ được tổ chức xung quanh các hệ thống thờ cúng tôn giáo đặc biệt (bao gồm hệ thống về Kannon và Jizo), tập tục thiền, nenbutsu (niệm phật-người dịch)… Các nhóm này, trong khi không đảm nhận chức năng hạt nhân của cộng động làng như các phường hội đền và chùa nhưng đã đảm nhận chức năng cộng đồng nhất định. Chúng có vai trò trong  các nghi lễ hàng năm và trong các nghi lễ thi thoảng diễn ra như phục vụ đám tang hay lễ kỉ niệm. Các nhóm này, nói một cách nghiêm ngặt, là riêng rẽ với  các tài sản được giữ chung thứ được quản trị bên trong. Tuy nhiên chúng là một bộ phận đối với cộng đồng làng tới mức rằng chúng đóng vai trò đặc biệt trong những việc mà từng cá nhân người dân trong làng riêng rẽ không thể làm được.

Vai trò của tăng lữ Phật giáo trong các ngôi làng

Trong các ngôi làng trung đại, các bậc tu hành của chùa, cho dù là tăng lữ, hoàn toàn kết hợp chặt chẽ với đời sống trong làng. Các bậc tu hành trong những sơn thôn thường tự làm việc ở một vài mảnh đất nhỏ; các tăng lữ thường mua và bán tài sản. Tương tự như vậy, các câu chuyện trung đại nói về các bậc tu hành cùng gia đình của họ-những người có khác biệt chút ít đối với những người bình thường trong cuộc sống thế tục. Tương tự, mặc dù ngày nay không còn dấu vết vật chất nào về điều đó, có một số làng  trang viên (shoen) trung đại cới các ngôi chùa lấy làm kiêu hãnh với  vô số các ngôi chùa, các tòa nhà. Các tăng lữ gắn với ngôi chùa giàu có trung bình của kiểu này được ghi lại trong các tư liệu của trang viên như quyền sở hữu đối với ruộng đất ở mức độ của phú nông.

Trong các ngôi làng đầu thời trung đại vào thế kỉ 13, 14  sự tham gia của bậc tu hành vào các chức năng bình thường của đời sống trong làng rất khó xác định rõ ràng. Vào nửa sau của thời kỳ trung đại-từ thế kỉ 14 đến thế kỉ 15, nhiều trường hợp có thể được viện dẫn về các bậc tu hành-những người  thậm chí đóng chức năng như là  thành viên thường xuyên của cộng đồng làng khi cung cấp các dịch vụ tôn giáo. Thêm nữa, các bậc tu hành biết đọc viết và có học thứ mà người trong làng thiếu cho nên vai trò của họ rất rõ ràng. Do đó có rất nhiều ví dụ về tên tuổi của các bậc tu hành xuất hiện như là người chép thuê các quy tắc của phường hội và hồ sơ của làng. Cuối cùng, bằng việc kể lại các câu chuyện(setsuwa-Thuyết thoại) về các tỉnh khác hoặc nước khác và bằng việc truyền đạt nghệ thuật mới lạ và các đồ vật tới người làng, các bậc tu hành đóng vai trò như là nhà cung cấp sống còn về văn hóa đối với các ngôi làng đóng kín.

(Còn tiếp)