Archive

Posts Tagged ‘đàn gia’

Xã hội địa phương và mối quan hệ Danka trong cấu trúc cai trị của Mạc Phủ (1)

July 3, 2013 Leave a comment

Tạp chí nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản số 28 tháng 3,4 năm 2001

Xã hội địa phương và mối quan hệ  Danka trong cấu trúc cai trị của Mạc Phủ

Tác giả: TAMAMURO Fumio

Bài báo này ban đầu được công bố trong TAMAMURO 1999, trang 178-223. Đây là bản dịch tiếng Anh cho JJRS thực hiện bởi Holly Sanders và được biên tập lại bởi tác giả.

Nguyễn Quốc Vương dịch sang tiếng Việt.

 

Hệ thống danka (temple parishioner) ban đầu được thành lập như là một  cấu thành trong chính sách của Mạc phủ nhằm trấn áp  đạo Cơ-đốc nhưng vào khoảng năm 1700 nó đã trở thành một hệ thống có cơ cấu quản trị và do chùa điều hành để giám sát và kiểm soát dân chúng. Thông qua việc ban bố chứng nhận đăng kí ở chùa, các chùa Phật đã tham dự vào hệ thống này  và hưởng lợi từ việc có được số phật tử ổn định và cơ sở tài chính. Một khi các phật tử đã trở thành hội viên và đăng ký thông qua một ngôi chùa cụ thể, họ và con cháu họ không thể thay đổi môn phái ngoại trừ thông qua kết hôn. Một cách lý tưởng đối với giới tăng lữ, mối quan hệ  chùa-phật tử cha truyền con nối này đòi hỏi cả trách nhiệm mang tính lễ nghi và ủy thác trong một phần của danka. Danka là sự bắt buộc tham gia và chi trả cho các nghi lễ kỉ niệm, tang ma- thứ trở thành một hệ thống nghi lễ tang ma trong suốt thời Edo. Danka cũng bị đòi hỏi phải có đóng góp tài chính cho các chiến dịch gây quỹ của chùa để xây dựng mới hoặc là các lễ kỉ niệm hàng năm của môn phái. Tiểu luận này sẽ xem xét quá trình hệ thống danka đã phát triển bên trong cấu trúc cai trị của mạc phủ như thế nào, vai trò của các ngôi chùa Phật giáo và các bậc tu hành trong việc duy trì cấu trúc này, và việc hệ thống danka đã thực sự hình thành như thế nào trong xã hội địa phương. Sử dụng các tư liệu của các ngôi chùa địa phương mới được phát hiện, tiểu luận này cũng sẽ giải quyết các trường hợp ở đó các phật tử cố gắng phá vỡ  sự trói buộc mang tính tập quán đối với ngôi chùa dòng họ.

Từ khóa: hệ thống danka-shumon ninbetsu aratamecho-kaimyo –kakocho, ridan

Vào thời Edo các ngôi chùa đã vẽ ra các chứng chỉ chứng minh việc đăng kí vào chùa dành cho danka (đàn gia-những chủ hộ ủng hộ ngôi chùa đó) và đảm nhận trách nhiệm ghi chép họ cho các viên chức chính phủ trong sổ sách xác nhận tôn giáo (shumon ninbetsu aratamecho-Tôn môn nhân biệt cải trướng). Vào năm 1638, mạc phủ ra lệnh rằng các chứng chỉ  đăng ký của chùa được ban hành cho từng người Nhật Bản. Các quan chức địa phương ở từng thành phố và ngôi làng sau đó đã thu thập các chứng chỉ này và đặt chúng cùng nhau trong cuốn sổ cái. Việc đăng ký với chùa bắt đầu trở thành một hệ thống để loại bỏ những người Cơ-đốc bằng việc ép buộc họ thề trung thành với một ngôi chùa Phật và để giám sát những người nghi ngờ theo đạo Cơ đốc. Một vài sổ sách hiện còn được tạo ra vào khoảng từ 1638 đến 1640 không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng đến từ Kyoto, vùng xung quanh Kyoto, Kyushu và những nơi khác nơi ảnh hưởng của đạo Cơ-đốc rất mạnh. Mặc dù trên thực tế  không có những ví dụ hiện còn  về sổ sách đăng ký từ các vùng khác cho tới nửa sau của thế kỉ 17, chúng tôi đã có nhiều ví dụ sớm hơn về các chứng chỉ cá nhân một trang – thứ có mục đích tương tự như là đăng ký từ những vùng mà đạo Cơ đốc chưa lan truyền rộng rãi.

Vào khoảng cuối những năm 1660 tất cả các vùng đều có thể thu thập được các chứng chỉ đăng ký. Như là một phần của quá trình đăng ký, năm 1664, Mạc phủ yêu cầu Daimyo thiết lập một cơ quan phụ trách điều tra tôn giáo được biết đến như là Shumon bugyo(tôn môn phụng hành-quan tòa tôn giáo) hay jishabugyo (tự xã phụng hành- quan tòa chùa và đền thờ thần đạo) những người dự kiến sẽ giám sát quá trình đăng ký của các chùa. Kết quả là, trong những năm tiếp theo, sự gia nhập hay đăng ký tôn giáo đã trở thành quá trình dành cho tất cả các vùng.

Một vài năm sau vào năm 1671, Mạc phủ chuẩn hóa dạng thức đăng ký. Vào tháng 10 cùng năm, Mạc phủ đã gửi đi “các quản đốc (daikan-đại quan) để thẩm tra tôn giáo” và giải thích cho họ về quá trình tạo ra sự đăng ký gia nhập tôn giáo:

“Các ngươi  ở trong cơ quan quản đốc và cơ quan thẩm tra đạo Cơ đốc phải làm việc thận trọng nhưng các ngươi thậm chí cần phải cảnh giác hơn. Từ nay trở đi các ngươi nên ghi chép từng hộ nông dân, xem xét số đàn ông và phụ nữ của từng làng, huyện,  tỉnh và nhanh chóng thông báo cho ta những vấn đề đó. Các ngươi nên tạo ra,  duy trì đăng ký và gửi cho ta bản báo cáo một trang. Giới tính, độ tuổi của từng người nằm dưới sự phán xét của các ngươi những người dời làng để kết hôn hay phục dịch cũng nên phải ghi vào và những người đến từ nơi khác hay bị xử tử cũng thế. Các bậc tu hành nên được trừ đi. Đương nhiên, nó thích hợp để điều tra nhiều điều và không chỉ vào thời điểm giám sát tôn giáo. Bọn ta sẽ liên lạc với các ngươi lần nữa vào mùa xuân hoặc mùa hè. Sau đó các ngươi có thể gửi bản báo cáo như các ngươi mong muốn hoặc là vào vụ thu thoạch dự tính vào mùa thu hoặc là thời điểm thu triều cống.

Ngày cuối cùng của tháng 10, năm Hợi (1671)

Người đứng đầu ngân khố

Toku (Tokuyama) Gohei (Shigemasa)

Sugi (Sugira) Kura-n-in (Masaaki)

Matsu (Matsura) Iemon (Nobumasa)

(ISHII 1959, tập .3, trang 1605).

Mệnh lệnh này phát biểu rằng, từ nay về sau, các hộ nông dân phải được ghi trong đăng ký và rằng tổng số đàn ông và phụ nữ đối với đơn vị mỗi thành phố cũng như con số đó ở từng huyện và tỉnh cần phải được báo cáo. Viên quản đốc (đại quan) được chỉ thị  giữ các đăng ký và gửi chúng tới Mạc phủ một trang tóm tắt về số lượng của từng đơn vị thành phố. Như đã thấy trong nội dung yêu cầu, các chi tiết được ghi lại như tuổi tác của từng đàn ông, phụ nữ, cùng với tình trạng hôn nhân, sự lưu tán vì công việc hay tử vong, sinh nở và thay đổi nơi ở. Thông tin về các bậc tu hành được giữ tách riêng ở mặt sau của tờ đăng ký và không được tính trong tổng số phân tích theo vùng. Đáng phải lưu ý rằng các đăng ký được sử dụng cho nhiều mục đích không chỉ nhằm điều tra những tín đồ Cơ đốc.

Các ngôi chùa tiếp nhận các khai báo về sản xuất đăng khí vào mùa xuân hoặc mùa hè, giữa tháng 1 và tháng sáu. Họ buộc phải đệ trình đang kí lên quản đốc hoặc là vào khi dự tính thu hoạch được đưa ra để thu thuế vào tháng tám hoặc là khi triều cống được thu vào tháng 10. Vào thời gian đó, đăng ký mẫu được chuyển tới các quản đốc. Các đốc quan tiếp tục tạo ra các đăng ký phù hợp với dạng thức (format) của mẫu cho tới năm 1870 (năm Minh Trị thứ 3). Dạng thức và nội dung của các khoản mục trong đăng ký như dưới đây:

Người đứng đầu nhóm (kumigashira): Riemon

Tuổi: 32

Môn phái Ikko

Nhà : tỉnh Sagami

Nơi sinh: Quận Nishi, làng Nishisuji Senzushima, tỉnh Sagami.

Chứng nhận rằng ngôi chùa của gia đình là Zenpuku-ji, làng Nakasuji Mamashita, huyện Nishi, tỉnh Sagami.

Vợ

Tuổi: 31

Môn phái Ikko

Nhà: tỉnh Sagami

Nơi sinh: Quận Nishi, làng Nishisuji Senzushima, tỉnh Sagami.

Chứng nhận rằng ngôi chùa của gia đình là Zenpuku-ji, làng Nakasuji Mamashita, huyện Nishi, tỉnh Sagami.

Con gái: Katsu

Tuổi: 6

Môn phái Ikko

Nhà: tỉnh Sagami

Nơi sinh: Quận Nishi, làng Nishisuji Senzushima, tỉnh Sagami.

Chứng nhận rằng ngôi chùa gia đình là Zenpuku-ji, làng Nakasuji Mamashita, huyện Nishi, tỉnh Sagami.

Cha: Chozaemon

Tuổi: 60

Môn phái Ikko

Nhà: tỉnh Sagami

Nơi sinh: huyện Nishi, làng Nishisuji Senzushima, tỉnh Sagami

Chứng nhận rằng ngôi chùa gia đình là Zenpuku-ji, làng Nakasuji Mamashita, huyện Nishi, tỉnh Sagami.

Tổng: 4 người, 2 nam, 2 nữ.

Năm Empo 6 (1678)

(Sagami no kuni Ashigarakamigun

Senzushimamura shumon aratamecho  1678)[1]

Đây là phần dành cho một hộ. Riemon là người đứng đầu nhóm (kumigashira) và gia đình ông có vợ, con gái và cha. Ghi chép này trước hết chỉ ra tên của môn phái, theo sau bởi “nhà” (địa điểm đăng ký của hộ) và “nơi sinh” (tên của nơi sinh) hai thứ chung cho các thành viên của hộ gia đình là làng Senzushima, tỉnh Sagami. Tiếp đến là lời tuyên bố của chứng nhận bao gồm tên và địa chỉ của ngôi chùa gia đình (danna-dera hay bodaiji) nơi gia đình tổ chức đám tang và các lễ kỉ niệm. Phát biểu này cũng diễn tả việc chứng chỉ đăng ký vào chùa đã được trình lên người đứng đầu làng hay chưa (nanushi hoặc shoya). Đăng ký ghi chép các loại thông tin đó dành cho từng người. Cuối cùng là ghi chép về tổng số người và giới tính tính theo đơn vị hộ gia đình. Vào thời điểm đó, dân số của làng Senzushima là 367. bao gồm các mục gần giống với đăng ký hộ gia đình và chứng nhận cư trú ngày nay, đăng ký gia nhập tôn giáo có thể bị nghĩ như là “đăng ký hộ khẩu” của thời Edo. Tuy nhiên những gì tách nó khỏi tập tục ngày nay là nghĩa vụ xác định tên ngôi chùa gia đình và  có trong tay một chứng nhận lấy từ ngôi chùa đã đăng ký đó. Từ năm 1671 (năm Kanbun thứ 3) tới năm 1870 (năm Minh Trị thứ 3) việc tạo ra đăng ký gia nhập tôn giáo theo dạng thức này trở thành bắt buộc. Tất nhiên, đăng ký thay đổi tùy theo vùng: một vài sẽ được ghi bằng màu đỏ mỗi lần có ai đó được thêm vào hoặc loại khỏi đăng ký hiện có, trong khi những cái khác sẽ chỉ ghi lại tổng số thay đổi cho toàn năm.

Như chúng ta đã thấy, trụ trì của chùa sẽ bảo đảm thân nhân của từng cá nhân và trình chứng nhận đăng ký của chùa tới người đứng đầu của làng. Ở một vài vùng, quyền lực này được gọi là shuhanken (tôn phán quyền), quyền của ngôi chùa chứng nhận tính chất chính thống. Quyền này trở nên một nguồn quan trọng của quyền lưc chùa Phật khi sự thiết lập hệ thống danka tiến triển. Ví dụ như, trong thời gian đăng ký gia nhập tôn giáo được tiến hành nhiều viên chức của làng và các bậc tu hành tại các ngôi chùa gia đình yêu cầu chủ nhà trả một khoản phí để đổi lấy chứng nhận của chùa. Do đó trong con đường được miêu tả ở trên, các ngôi chùa nơi đã tiếp nhận Shuhanken để tạo ra “đăng ký hộ khẩu” dần dần trở nên đầy quyền lực. Để tăng cường thêm mối quan hệ giữa ngôi chùa và danka, các ngôi chùa đã vẽ ra “Các quy định đối với chứng nhận tôn giáo dành cho danka”, thứ tôi sẽ giới thiệu ở phần tiếp theo.

 

(còn tiếp)


[1]  Tài liệu này được lưu giữ tại bảo tàng Keiji đại học Meiji.